Những tuyến cao tốc tại Nghệ An góp phần kết nối vùng kinh tế

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất cả nước với địa hình phức tạp. Thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và phát huy nội lực, hệ thống hạ tầng giao thông đặc biệt là các tuyến đường cao tốc của tỉnh Nghệ An đã có sự đột phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều vùng, miền trong tỉnh.

Giới thiệu tổng quan tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam, nước Lào ở phía tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.

Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan  trọng  trong  giao lưu kinh tế, thương  mại, du  lịch, vận chuyển  hàng  hóa  với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

Các tuyến đường cao tốc tại Nghệ An

Thời gian qua, Nghệ An đã huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, của doanh nghiệp và nhân dân, lồng ghép các chương trình dự án, chắt chiu các nguồn vốn để ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông. Được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, Nghệ An từng bước cải thiện, tạo sự đột phá trong phát triển hệ thống giao thông nhất là các tuyến đường cao tốc liên tỉnh góp phần liên kết vùng kinh tế.

Tuyến Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghệ An

Đường cao tốc Bắc Nam là đường huyết mạch thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc tại Việt Nam. Đường cao tốc bắt đầu từ Lạng Sơn và kết thúc tại Cà mau. Tại Nghệ An, cao tốc Bắc – Nam đi qua 39 xã của tỉnh, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc miền Trung nói chung, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh miền Trung nói chung và Nghệ An nói riêng.

Dự án cao tốc Bắc – Nam, đoạn qua Nghệ An có 87,84 km, qua thị xã Hoàng Mai và các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc và Hưng Nguyên.

Hình hài cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghệ An

Trong đó, qua đất nông nghiệp 79,31 km, đoạn qua đất khu dân cư 8,53 km, số hộ tái định cư khoảng 642 km. Kinh phí giải phóng mặt bằng tổng thể dự kiến là 2.762 tỷ đồng, trong đó đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu 1.261 tỷ đồng và Diễn Châu – Bãi Vọt 1.501 tỷ đồng; phê duyệt dự án là 2.191 tỷ đồng.

Cao tốc Bắc – Nam qua Nghệ An gồm 2 dự án thành phần: Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, tổng chiều dài 50 km, tổng mức đầu tư 8380 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.423 tỷ đồng; Dự án thành phần đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng mức đầu tư 13338 tỷ đồng, chiều dài tuyến 49,3 km, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Nghệ An 1.102 tỷ đồng.

>> Đọc thêm: Khám phá những ví dụ tuyệt vời về công trình kiến trúc xanh trên khắp thế giới

Cao tốc Vinh – Viêng Chăn

Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn đi qua cửa khẩu Thanh Thủy có quy mô dự kiến 6 làn xe, giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe, chiều dài khoảng 725 km, đảm bảo phương tiện có thể lưu thông từ 80-120 km/h.

Mức đầu tư dự kiến đoạn từ Viêng Chăn – Pacxan – Thanh Thủy – Vinh dài 446 km trên 5,2 tỷ USD. Riêng tuyến đường đi trên địa bàn Lào có chiều dài 381km dự tính mức đầu tư khoảng 4,48 tỷ USD. Đoạn từ Vinh đi Hà Nội hiện đã xây dựng xong tuyến cao tốc Hà Nội – Ninh Bình.

Việc xây dựng cao tốc nối Viêng Chăn – Pacxan – Thanh Thủy – Hà Nội nhằm sớm hiện thực hiệp định hợp tác song phương và thỏa thuận kết nối giao thông giữa Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước Việt Nam – Lào.

Tuyến đường cao tốc Vinh – Viêng Chăn

Về tiềm năng, đánh giá lợi ích, thế mạnh khi dự án hoàn thành của mỗi bên, đồng thời cho rằng khi tuyến đường này được kết nối sẽ mở ra nhiều triển vọng đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội không chỉ của cả 2 nước Việt Nam – Lào mà cả các nước trong khu vực.

Đặc biệt, đoạn Vinh – Pacxan là tuyến mới hoàn toàn, do đó, tuyến đường khi được đưa vào hoạt động sẽ kết nối khu vực, vùng; phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước và các tỉnh, giúp tăng cường mối liên kết kinh tế, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa.

>> Đọc thêm: 10-20 năm tới là “thời” của bất động sản đô thị vệ tinh

Đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh

Hai đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh dự kiến được xây dựng, đưa vào khai thác năm 2030, theo dự thảo quy hoạch đường sắt.

Quy hoạch đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đơn vị tư vấn tính toán phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao (350 km/h) đoạn Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang chiều dài 651 km. vận tốc thiết kế là 350 km/h rút ngắn thời gian chạy tàu xuống còn chưa đầy 2 tiếng. Đơn vị tư vấn cho rằng 2 đoạn tuyến này có thể khai thác năm 2030 nếu nhu cầu vận tải cao hoặc năm 2032 nếu nhu cầu thấp. Đến năm 2050, ngành giao thông sẽ đầu tư tiếp đường sắt tốc độ cao đoạn Vinh – Nha Trang.

tuyến cao tốc Nghệ An
Đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh 

Phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao để chạy tàu khách tốc độ 150 km/h và tàu khách 100 km/h mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn, và việc bù lỗ, trợ giá từ ngân sách thấp hơn nhiều.

>> Đọc thêm: Sống xanh là gì? Khám phá xu hướng sống xanh bền vững

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686