Spa Sofitel Ecopark – Nơi gặp gỡ của phụ nữ Hà Nội những năm 1930

Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930, Spa Sofitel Ecopark đã kể về câu chuyện về những người phụ nữ ở Hà Nội trong giai đoạn này, đến đây để gặp gỡ tâm sự, trò chuyện những điều riêng tư, thầm kín.

Bối cảnh Hà Nội những năm 1930

Từ năm 1920, Pháp bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương với tốc độ và quy mô gấp nhiều lần so với thời kỳ trước. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế tập trung ở Hà Nội đòi hỏi nguồn nhân lực tương ứng, làm xuất hiện các dòng nhập cư từ bên ngoài vào và làm cho dân số đô thị tăng lên nhanh chóng, từ 7 vạn dân năm 1918 tăng lên tới 13 vạn vào năm 1928 và 30 vạn dân vào năm 1942. Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng và mở rộng Hà Nội đặt ra những nhu cầu mới trong quy hoạch và quản lý.

Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội những năm 1930 chịu nhiều ảnh hướng của Pháp
Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội những năm 1930 chịu nhiều ảnh hướng của Pháp

Từ năm 1930, thực dân Pháp tiến hành quy hoạch mở rộng thành phố về phía Nam ở khu vực nhà máy rượu và hồ Bảy Mẫu trên cơ sở nối tiếp các đường phố đi từ khu phố Pháp xuống phía Nam đã tạo thành hệ thống đường phố theo dạng bàn cờ không đồng đều với các ô phố có quy mô nhỏ. Đây là khu vực được quy hoạch và được quy hoạch và xây dựng chủ yếu cho người Việt Nam. Họ thuộc tầng lớp tư sản mới trỗi dậy nhờ các hoạt động kinh doanh buôn bán và tầng lớp tiểu tư sản trung lưu do Pháp đào tạo để làm việc cho bộ máy hành chính của Pháp.

Lùi ra xa vùng ngoại ô Hà Nội, sự khác biệt trong tổ chức không gian quy hoạch, sự phân biệt đối xử, sự khinh miệt của thực dân bộc lộ rõ ràng hơn, cụ thể trong các khu ở nghèo nàn của tầng lớp lao động làm thuê người Việt. Đa số có nguồn gốc nông thôn, họ từ các làng quê nghèo khổ di cư về Hà Nội, nơi tập trung các hoạt động kinh tế đa dạng, hy vọng tìm việc làm để kiếm sống. Những người lao động cùng gia đình họ đang sống tập trung tại các khu ngoại ô, trong các ngôi nhà tạm do chính họ dựng lên bằng đủ loại vật liệu kiếm được. Đây là những khu nhà thuộc loại “ổ chuột” không được đầu tư, thiếu tiện nghi tối thiểu và hoàn toàn không được chính quyền thực dân quan tâm. Các khu ở ngoại ô đã tạo nên một cảnh quan đô thị nghèo nàn, tương phản hoàn toàn với khu phố trung tâm giàu có và đầy đủ tiện nghi của người Pháp. Sự tương phản ấy thể hiện hình ảnh trọn vẹn của đô thị Hà Nội trong suốt thời kỳ thực dân và rõ ràng là vấn đề nhà ở đô thị mang tính xã hội chưa bao giờ được chính quyền thực dân quan tâm giải quyết.

Còn khu 36 phố phường, ở thời kỳ này, do đã ổn định về hệ thống đường phố ở các giai đoạn trước nên về cơ bản hệ thống đường phố vẫn giữ nguyên. Sự biến đổi chủ yếu tập trung ở hình thái kiến trúc từng ngôi nhà và bộ mặt đường phố. Từ những năm 1920, ở nhiều phố thuộc khu vực “36 phố phường” Hà Nội, người ta bắt đầu tiến hành cải tạo hoặc xây dựng mới trên nền nhà cũ. Ngôi nhà mới, cao hai ba tầng, mang phong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hưởng của Pháp. Bộ mặt kiến trúc xưa vốn thuần nhất, nay đã bắt đầu có những thay đổi tuy còn hạn chế và chưa mất đi dáng vẻ cũ.

Đọc thêm: Mê mẩn hình ảnh đồng hồ Rolex Bảo Đại tại Sảnh chính Sofitel Hanoi Ecopark

Phụ nữ Hà Nội những năm 1930 và ảnh hưởng của văn hóa Pháp

Đầu những năm 1930, nhiều thanh niên, thiếu nữ thuộc tầng lớp trí thức, tân học đua nhau bỏ Nam phục, theo Âu phục để “cải cách lối sống”. Phong trào ăn mặc tân thời bắt đầu lan rộng khắp Hà Nội, nhất là phụ nữ.

Năm 1933, nhà văn Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn Cô Kếu- gái tân thời, trong đó có đoạn: “Cô Bạch Nhạn buồn lắm vì cổ hủ hết cách…Các bạn cô, cô Bích Ngọc thì đã được mặc quần trắng và áo sáu khuy. Cô Song Khê đã được cạo răng. Đến nay, như cô Mộng Lê mà bà cụ cũng chịu để cho đánh phấn và mặc áo màu nữa là! Ức nhất là quanh năm cô chỉ được mặc đồ thâm như người có trở, trông tối sầm như bà cụ”. Mặc kệ những chê bai chỉ trích, các cô vẫn cứ mê tân thời.

Thời kỳ này, người Pháp khởi xướng chủ trương “vui vẻ trẻ trung” nên xu hướng ăn mặc kiểu mới và ăn mặc theo mốt đã làm thay đổi cơ bản quan niệm thời trang ở Hà thành. Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã mô tả trong tiểu thuyết số Đỏ: “ Đây là cái áo ỡm ờ…Đây là cái quần hãy chờ một chút! Đây là cái áo lót hạnh phúc! Đây là cái coóc xê ngừng tay!”

Áo dài phụ nữ Hà Nội những năm 1930 được cách tân, "Âu hóa"
Áo dài phụ nữ Hà Nội những năm 1930 được cách tân, “Âu hóa”

Lúc bấy giờ, áo dài cũng đã được cách tân, “Âu hóa”. Cổ áo được khoét rộng, có kiểu hình lá sen, tay phồng, nối vai, thân áo bó sát người để “tôn vinh” bộ ngực; còn cái quần thì “Âu hóa” thành quần sa tanh trông gợi cảm hơn. Đây được gọi là áo dài Le Mur của nhà may Cát Tường.

Cháu gái của Lê Phổ là Marie Nghi Xương cũng có hiệu may ở phố Nhà Thờ lại tung ra các mốt áo dài theo thiết kế của chú mình. Hiệu may này đã mời Lý Lệ Hà ( sau là người tình của vua Bảo Đại ) mặc áo dài Lê Phổ vào sản nhảy.

Dần dần, việc chạy theo các “mốt Âu” đã trở thành trào lưu của thiếu nữ, phụ nữ Hà thành những năm thập niên 1930.

Đọc thêm: Sảnh chính Sofitel Hanoi Ecopark – Nơi tôn vinh hình ảnh hoa hậu Đông Dương 

Spa Sofitel Ecopark – câu chuyện về nơi gặp gỡ của phụ nữ Hà Nội những năm 1930

Lấy bối cảnh đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam những năm 1930, giai đoạn chuyển hóa, giao thoa sâu sắc nhất nền văn hóa của Pháp vào đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là Hà Nội – kiến trúc sư lừng danh thế giới đã khéo léo kể câu chuyện về những người phụ nữ Hà Thành lúc bây giờ gặp gỡ, tâm sự những điều thầm kín tại Spa Sofitel Ecopark.

Spa Sofitel Ecopark được thiết kế với đầy đủ các loại hình dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Bao gồm:

  • Spa Lounge: Phòng chờ Spa
  • Spa Reception: Sảnh lễ tân Spa
  • Spa Treatment: là thương hiệu chăm sóc da nổi tiếng của Nhật Bản, ra đời nhờ sự sáng lập của Wave Corporation Co., Ltd., từ kết quả của việc theo đuổi phương châm “Một làn da đẹp thì thực sự cần những điều gì?” với triết lý “Stress off” (loại bỏ mọi căng thẳng cho da).
  • Spa Relaxtion: Spa thư giãn
  • Manicure & Pedicure: dịch vụ chăm sóc bàn tay ( Manicure ) và dịch vụ chăm sóc chân ( Pedicure ). Thường bao gồm các dịch vụ: làm sạch da, cắt móng, dũa móng, đánh bóng móng, massage, dưỡng da và tẩy tế bào chết,…
  • Spa Body: xông hơi và massage body

Đặc biệt, thiết kế spa Sofitel Hanoi Ecopark vô cùng ấn tượng khi đặt 1 hồ sen dưới lòng đất. Sen cũng chính là câu chuyện, là hình tượng người phụ nữ được kể xuyên suốt tại Sofitel Ecopark.

Được đặt trong không gian kiến trúc Á Đông hòa quyện cùng hơi thở kiến trúc Pháp, Spa Sofitel Ecopark sẽ tái hiện lại 1 cách chân thực nhất câu chuyện về những người phụ nữ Hà Nội đã được chứng kiến một giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam.

>> Tìm hiểu chi tiết dự án: Biệt thự Sofitel Ecopark

 

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686