Cổng tam quan – kiến trúc văn hóa Việt tại sảnh Lobby Sofitel Ecopark

Là hình ảnh quen thuộc tại các công trình như đền, chùa, miếu, lăng mộ,… tại Việt Nam, cổng Tam Quan là một nét văn hóa kiến trúc đặc biệt đối với người Việt. Đây cũng là cánh cổng dẫn chúng ta bước vào sảnh Lobby Sofitel Ecopark.

Nguồn gốc của cổng Tam quan

Cổng Tam quan đã có từ thời vua chúa Việt Nam, thời nho giáo. Lúc bấy giờ, vua ra lệnh cho các kiến trúc sư thiết kế, xây dựng cổng có 3 lối đê theo thuyết tam tài.

  • Cổng nhỏ bên phải là lối đi dành cho quan võ
  • Cổng nhỏ bên trái là lối đi dành cho quan văn
  • Cổng lớn ở giữa chính là lối đi dành riêng cho vua chúa.

Do được thiết kế xây dựng dành riêng cho các vị quan, vua chúa nên cổng được đặt tên là cổng “Tam quan”. Cũng theo lối kiến trúc này, các chùa, miếu, đền cũng bắt đầu xây dựng cổng tam quan để đón vua chúa ghé thăm.

cổng tam quan sofitel ecopark
Cổng Tam Quan tại văn miếu Quốc Tử Giám

Đọc thêm: Lầu bát giác – Kiến trúc được sử dụng nhiều trong kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark

Kiến trúc cổng Tam quan

Tam quan có nghĩa là 3 cửa, với cửa giữa thường lớn hơn hai cửa bên. Vách cổng có thể là gỗ hay xây tường gạch hoặc đá. Phía trên lợp mái, hai bên lối đi thường đắp câu đối, trán của ghi tên chùa hay tên cửa. Thông thường có 2 loại cổng:

Cổng có gác: Cổng nhỏ chỉ làm một tầng nhưng khi dựng quy mô hơn thì nhiều nơi xây hai tầng mái hoặc xây gác bên trên. Đối với các cổng tam quan có gác phía trên thường dùng để treo chuông, khánh,..

Cổng tam quan tứ trụ: là cổng thay vì thiết kế các vách tường thì làm 4 trụ tạo thành 3 lối đi. Phần phía trên nối liền 4 trụ là phần trán cổng. Một số nơi xây cổng tam quan kết cấu tứ trụ, có mái cong tạo nên vẻ độc đáo, riêng biệt.

cổng tam quan sofitel ecopark
Cổng Tam Quan được thiết kế phổ biến tại đình, chùa, miếu,… Việt Nam

Các công trình cổng tam quan tiêu biểu nhất phải kể đến cổng tam quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội và cửa Ngọ môn tại cố đô Huế. Tại các Văn Miếu, các tự miếu quan trọng như Triệu Miếu, Thái Miếu,… thì cổng là loại có lầu, thường được gọi là “Tam quan Môn lầu”. Cổng có 7 lớp và được bố trí theo kiến trúc “trùng thành tam khẩu”.

Đọc thêm: Ngói thanh lưu ly cung đình Huế khơi nguồn thiết kế dự án Sofitel Hanoi Ecopark

Ý nghĩa cổng Tam quan

Cổng Tam quan là một loại hình kiến trúc tâm linh lâu đời của Việt Nam, không chỉ là văn hóa, kiến trúc cổng Tam quan còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với người Việt.

Số 3 trong Tam quan chính là dựa theo thuyết Tam Tài. Đây là một phong cách tiêu biểu cho kiến trúc Tam quan tại Việt Nam.

Theo quan niệm thời vua chúa

Như đã nói ở trên, cổng Tam quan vốn được xây dựng để dành cho vua chúa thời xa xưa. Vua sẽ đi cửa chính, hay chính là cổng ở giữa. Quan văn sẽ đi bên cửa tả, còn quan võ sẽ đi bên cửa hữu. Tượng trưng cho hai cánh tay đắc lực đi bên cạnh vua.

Ý nghĩa theo quan niệm Phật giáo

Theo quan niệm Phật giáo, cổng Tam quan tượng trưng cho 3 cách nhìn của Phật giáo bao gồm “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Trong đó, “hữu quan” thể hiện cái sắc( giả ), “không quan” tượng trưng cho cái không ( vô thường ), và “trung quan” thể hiện cho sự trung dung của cả hai yếu tố sắc và không.

Ngoài ra, cũng có những lý giải khác rằng cổng Tam quan là ý niệm về “tam giải thoát môn” bao gồm các cửa vô tác, vô tướng và vô không để bước vào cõi Niết Bàn. Chỉ khi con người hiểu được ý nghĩa của ba cửa này mới có thể thoát khỏi được những sân si, oán hận, đau khổ để tìm được sự bình yên, an lạc trong tâm hồn.

cổng tam quan sofitel ecopark
Đây cũng là kiến trúc được vua chúa xa xưa sử dụng cửa Ngọ môn tại cố đô Huế

Đọc thêm: Những người phụ nữ được tái hiện trong concept thiết kế Sofitel Hanoi Ecopark

Kiến trúc tâm linh Cổng Tam Quan hòa quyện cùng kiến trúc Pháp tại Sofitel Hanoi Ecopark

Xuyên suốt câu chuyện thiết kế tại Sofitel Hanoi Ecopark chính là nét Huế, hồn Huế và lịch sử Văn hóa Việt Nam. Là nét đặc trưng trong nền kiến trúc tâm linh của người dân Việt Nam, cổng Tam quan được kiến trúc sư khéo léo đặt tại sảnh Lobby của Sofitel Hanoi Ecopark.

Đặt chân đến đại sảnh, chúng ta sẽ bắt gặp một hình ảnh quen thuộc rất đỗi gần gũi với người dân Việt Nam – cổng Tam Quan được thiết kế tinh tế, mang đậm hơi thở văn hóa Việt Nam. Điều đặc biệt hơn, khi bước qua cánh cổng mang “nét kiến trúc Việt”, chúng ta sẽ bắt gặp vẻ đẹp của kiến trúc Pháp. Tưởng chừng như khác biệt, nhưng lại 2 văn hóa kiến trúc này lại hòa quyện một cách hài hòa.

Hình ảnh cổng Tam Quan được sử dụng tại Sofitel Hanoi Ecopark không chỉ tạo nên nét kiến trúc độc đáo, mà hơn thế nữa đó nó còn mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của nước Nam.

>> Tìm hiểu thêm về dự án: Sofitel Hanoi Ecopark

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686