Những người phụ nữ được tái hiện trong concept thiết kế Sofitel Hanoi Ecopark

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử lại hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau – khi thì giản dị, đoan trang, thanh thoát; khi lại sắc sảo, mặn nhưng cũng có giai đoạn lại tươi mới, khỏe khoắn, và đầy khí chất. Vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng để cho KTS lừng danh thế giới tái hiện tại Sofitel Hanoi Ecopark.

Hai Bà Trưng – Nữ quân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Mùa xuân năm 40 tại Hát Môn ( nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội ) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị ( gọi tắt là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ).

Trưng Trắc – Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi ( sinh vào ngày 1/8 năm Giáp Tuất, năm 14 sau Công Nguyên ), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh ( người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay ), thuộc dòng dõi Hùng Vương; mẹ là Man Thiện. Hai bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm, nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên ( tỉnh Hà Tây cũ ).

Hai Bà Trưng là anh hùng giải phóng dân tộc khỏi chế độ Bắc Thuộc lần thứ nhất
Hai Bà Trưng là anh hùng giải phóng dân tộc khỏi chế độ Bắc Thuộc lần thứ nhất

Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

( Theo: Thiên Nam ngữ lục )

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

Dù chỉ duy trì, giữ vững nền độc lập trong 3 năm, nhưng Trưng nữ Vương đã ra lệnh miễn thuế khóa cho dân trong hai năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta nói chung và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Lòng yêu nước của Hai Bà vẫn mãi được con cháu đời sau lưu truyền:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta….

( Theo Đại Nam quốc sử diễn ca )

Hai bà trở thành nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Hai bà trở thành nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Hình tượng về nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – Hai Bà Trưng chính là nét vẽ đầu tiên khởi đầu cho câu chuyện về những người phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam. Hình ảnh của hai bà Trưng Trắc – Trưng Nhị được đặt tại các phòng khách sạn Dual Key và khu Villa 2 phòng ngủ Villa V3-V7/ V9-V15/V17-V23 mang tên Trung Nhi.

Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương ( 1772 – 1822 ) là một thi sĩ sống trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, xứ Bắc Hà.

Sinh ra trong giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tiêu cực. Bà đã chứng kiến được cảnh người phụ nữ bị chà đạp với tư tưởng lúc bấy giờ là “trọng nam khinh nữ”. Chính điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến các sáng tác của bà sau này.

Cuộc đời của Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le, ngang trái: hai lần lấy chồng những đều là lẽ, để cuối cùng vẫn sống một mình trong cô độc. Nhưng không vì thế mà bà chịu khuất phục số phận. Bà thông minh, xinh đẹp, đi nhiều nơi, giao thiệp rộng ( bà quen biết nhiều người nối tiếng lúc bấy giờ như đại thi hào Nguyễn Du ).

Cũng chính vì bi kịch của cuộc đời cũng như những bất công trong xã hội phong kiến, đã khiến Hồ Xuân Hương trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ – trái ngược với chuẩn mực phụ nữ lúc bấy giờ là cam chịu, nhẫn nhịn.

Hồ Xuân Hương là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến
Hồ Xuân Hương là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến ( Hình ảnh mang tính chất minh họa )

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo với những bài thơ viết về người phụ nữ trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Nổi bật trong sáng tác thơ của bà là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ hậu thế.

Bài thơ “Bánh trôi nước” có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho cái tôi của Hồ Xuân Hương, bài thơ như là lời khẳng định, nói lên tiếng nói bình quyền của người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Hiện thân cho vẻ đẹp sắt son, sắc sảo của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, câu chuyện về bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được tái hiện tại villa Standard Guest Room.

Đọc thêm: Ấn tượng concept thiết kế dự án Sofitel Hanoi Ecopark

Người con gái Đất Đỏ – Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu năm 1933 trong một gia đình nghèo ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa ( nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ). Đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chị Sáu lúc ấy vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phác, yêu quê hương, đất nước nên khi nhìn thấy những cảnh cướp của, giết người tàn bạo của thực dân Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc với bọn thực dân xâm lược – chị bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong chi đội giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, chị theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công anh xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, chị chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi. Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.

Tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị đã bị quân Pháp bắt được. Sau khi bị bắt, chị bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Mặc dù, bị tra tấn dã man nhưng chúng không lấy được bất kỳ lời khai nào từ chị. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt, không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vãn két án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Chị Võ Thị Sáu là đại diện tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Chị Võ Thị Sáu là đại diện tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp

Khi nhận mức án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!” “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa tội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”. Có nhiều giai thoại kể rằng, khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống và yêu cầu không bịt mắt “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952, lúc ấy chị vừa tròn 19 tuổi. Chị là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Cuộc đời cách mạng của chị tuy ngắn nhưng tinh thần bất khuất cho đến lúc hy sinh của người con gái Đất Đỏ đã trở thành huyền thoại:

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng cả cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Chị Sáu đã hy sinh rồi
Giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lui

( Trích: Biết ơn chị Võ Thị Sáu – Hải Yến )

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993.

Chị là đại diện tiêu biểu cho tinh thần kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Câu chuyện về chị Sáu chính là mảnh ghép tiếp theo trong câu chuyện về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tại Sofitel Hanoi Ecopark.

Những bóng hồng bên cạnh cựu hoàng Bảo Đại

Trong lịch sử, có lẽ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử đáng nhớ nhất của lịch sử Việt Nam – đây là giai đoạn chịu sự ảnh hưởng, giao thoa sâu đậm của văn hóa Pháp vào Việt Nam. Không chỉ là kiến trúc, mà nét văn hóa Pháp còn ảnh hưởng đến thân phận những người phụ nữ lúc bấy giờ.

Nhắc đến giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX, không thể nhắc đến vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của giai đoạn lịch sử phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn nổi tiếng là vị vua đào hoa, có “đường tình phức tạp” với không ít những bóng hồng tuyệt sắc giai nhân ở bên cạnh – mỗi người mang một vẻ đẹp riêng đầy cuốn hút. Hình ảnh những giai nhân bên cạnh cựu hoàng đã được khắc họa 1 cách chân thực tại những căn villa Sofitel Ecopark.

Nam Phương Hoàng Hậu

So với những người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, người thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan ( tên khai sinh của Nam Phương Hoàng Hậu ) đã có 1 sự khác biệt. Trong khi, lúc bấy giờ người ta quan niệm rằng với 1 người con gái thì chỉ cần đẹp người, đẹp nết là đủ, còn trí thức thì không quan trọng – thì năm 12 tuổi bà đã được gửi sang Pháp để theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris.

Chính bởi việc tiếp cận nền văn hóa Pháp từ sớm đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thẩm mỹ thời trang cũng như tư duy của người con gái đất Gò Công ( Tiền Giang ).

Nam Phương Hoàng Hậu mang vẻ đẹp pha trộn giữa phụ nữ Việt Nam và nét đẹp cá tính phương Tây
Nam Phương Hoàng Hậu mang vẻ đẹp pha trộn giữa phụ nữ Việt Nam và nét đẹp cá tính phương Tây

Sắc vóc mảnh khảnh, gương mặt thanh tú, ánh mắt kiêu hãnh của chim oanh trong lồng son,.. là những ấn tượng đầu tiên của bà. Bà thường chuộng váy dài, thường là kiểu midi dài 5 phân trên phần mắt cá chân, có độ âm lẫn độ rủ vừa phải. Kiểu váy này hết mực nữ tính và khóe chiều đường cong người phụ nữ, nhưng tuyệt nhiên không phô phang chút phần da thịt nào. Nếu lựa chọn những chiếc đầm thướt tha như đầm vũ hội thì bà chọn kiểu sandal quai mảnh với phần gót vuông dịu dàng mảnh khảnh, không sắc sảo như kiểu giày mũi nhọn; hoặc nếu là đảm giản tiện cho hợp khung cảnh thường ngày thì bà xỏ chân vào dáng Oxford hay Ballerina – vốn là những biểu trưng bất biến cho thời trang Tây Phương.

Với phong cách thời trang tối giản, sang trọng nhưng khiêm nhường, thông điệp của Hoàng hậu Nam Phương về lối phục sức của phụ nữ rất rành rọt: “Hãy ăn diện để thể hiện 1 trí thức lớn thay vì một tài sản kếch sù.”

Vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam pha 1 chút Tây Phương của Nguyễn Hữu Thị Lan đã chinh phục được vị cựu hoàng Bảo Đại ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Bà trở thành vị hoàng hậu đầu tiên được phong tước ngay sau lễ cưới.

Nhắc đến Nam Phương Hoàng Hậu, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến bức thư tay mà bà gửi cho tình nhân của Bảo Đại là Lý Lệ Hà. Bức thư chỉ vỏn vẹn 66 chữ, không một lời trách móc, không một lời mắng chửi nhưng đủ làm cho vị cựu hoàng và nhân tình phải khiếp sợ. Chỉ chừng ấy, cũng đủ để nói lên khí chất đầy kiêu hãnh và trí thức của bà lúc bấy giờ.

Vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng Hậu một lần nữa được tái hiện tại Sofitel Ecopark Villa. Hình ảnh của bà được kiến trúc sư đặt tại vị trí trang trọng trong sảnh Lobby. Ngay khi bước vào sảnh Lobby, chúng ta sẽ bắt gặp bức tượng của vị hoàng hậu mực thước, trí thức, nhân từ của Việt Nam. Bên cạnh bức tượng của bà là hình ảnh hoa sen – loài hoa biểu tượng của Việt Nam, thể hiện cho sự tinh tế, thuần khiết, thanh cao và thoát tục.

Đây cũng là vị trí thể hiện sự kính trọng của kiến trúc sư dành cho hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam.

Thứ phi phương Bắc – Bùi Mộng Điệp

Là một trong những nhân tình của cựu hoàng, nhưng Bùi Mộng Điệp vẫn được gọi là thứ phi bởi không chỉ được cựu hoàng sủng ái mà bà còn được Đức Từ Cung Thái Hậu yêu mến.

Không giống như những người tình khác của Bảo Đại, cùng với vẻ đẹp sắc nước hương trời, Bùi Mộng Điệp còn là người phụ nữ giỏi giang, tháo vát, và khéo léo trong cư xử. Đó chính là lý do bà chiếm được cảm tình của “mẹ chồng”. Bà còn được Đức Từ Cung ban mũ áo để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ ( vì bà Nam Phương là người theo công giáo ).

Tại Sofitel Ecopark, hình ảnh của bà được tái hiện tại căn Villa Residence 3 bed rooms.

Bùi Mộng Điệp sở hữu vẻ đẹp mặn mà, lại giỏi giang, tháo vát
Bùi Mộng Điệp sở hữu vẻ đẹp mặn mà, lại giỏi giang, tháo vát

Vũ nữ Lý Lệ Hà

Cùng với Bùi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà là bóng hồng thức 2 mà cựu hoàng gặp gỡ trong thời gian công tác tại Hà Nội. Trái ngược với người con gái giỏi giang, tháo vát Bùi Mộng Điệp – thì Lý Lệ Hà lại là một vú nữ mang vẻ đẹp quyến rũ và gợi cảm. Nhưng không thể phủ nhận sắc đẹp của bà, bà cũng được coi là hoa khôi trong cuộc thi sắc đẹp đầu tiên tại Việt Nam.

Hình ảnh của bà được kiến trúc sư đặt tại căn villa 2 bays guest room của Sofitel Ecopark.

Hình ảnh chân dung hiếm hoi của vú nữ quyến rũ nhất nhì Hà Thành lúc bấy giờ - Lý Lệ Hà
Hình ảnh chân dung hiếm hoi của vú nữ quyến rũ nhất nhì Hà Thành lúc bấy giờ – Lý Lệ Hà

Thứ phi Đà Lạt – Lê Thị Phi Ánh

Với làn da trắng trẻo, dáng người cao ráo, mũi cao, mắt sáng – Lê Thị Phi Ánh được đánh giá là người phụ nữ đẹp nhất trong 4 cô “phi” của cựu hoàng.

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tuyệt sắc, bà còn xuất thân từ dòng dõi danh giá tại Huế. Bà cũng được Bảo Đại đặc biệt sủng ái khi căn biệt thự của bà được xây dựng theo lối kiến trúc Tây Ban Nha – theo yêu cầu của bà, khác hẳn với những căn biệt thự kiểu Pháp của những người phụ nữ khác.

Hình ảnh của bà được đặt tại căn villa 1.5 bays guest room của Sofitel Ecopark.

Lê Thị Phi Ánh được đánh giá là người sở hữu nhan sắc đẹp nhất trong 4 cô "phi"
Lê Thị Phi Ánh được đánh giá là người sở hữu nhan sắc đẹp nhất trong 4 cô “phi”

Người phụ nữ cuối cùng của Bảo Đại – Monique Baudot

Có lẽ không ai có thể ngờ được rằng, người phụ nữ cuối cùng của nhà vua phong lưu đa tình nước Nam lại là một người phụ nữ người Pháp, kém đức Cựu hoàng 33 tuổi – bà Monique Baudot.

Không sở hữu nhan sắc ấn tượng như những người phụ nữ khác của cựu hoàng tại Việt Nam, nhưng bà Monique Baudot giữ một vai trò quan trọng trong những năm tháng cuối đời của Bảo Đại. Bà là người bạn, người đồng hành, thư ký của cựu hoàng trong suốt mấy thập niên cuối cùng. Cùng với Nam Phương Hoàng Hậu, bà là người phụ nữ thứ 2 có hôn thú với cựu hoàng.

Mặc dù không phải là người phụ nữ mang dòng máu Việt Nam, nhưng bà Monique Baudot lại có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của cựu hoàng. Đó cũng là lý do mà câu chuyện về bà cũng được kiến trúc sư kể tại Ecopark Sofitel.

Monique Baudot - người phụ nữ Pháp có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời vua Bảo Đại
Monique Baudot – người phụ nữ Pháp có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời vua Bảo Đại

Đọc thêm: Câu chuyện về những bóng hồng bên cạnh vua Bảo Đại 

Nguyễn Thị Định – Thứ phi trọng nghĩa tình của vua Thành Thái

Nguyễn Thị Định ( 1883 – 1971 ), phong hiệu Tài nhân, là một thứ phi của vua Thành Thái và là mẹ của vua Duy Tân nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Quê quán của bà ở làng Kim Châu, tổng Nhơn Nghĩa Hạ, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân sinh bà là ông Nguyễn Văn Phương – một nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng.

Danh tiếng của ông đã truyền đến tai vua Thành Thái, nên đã mời ông về triều để đúc đồ đồng, đồ thờ các lăng tẩm và đồ trang trí các cung điện. Ra Huế 3 tháng, bà Nguyễn Thị Định được tiến cung làm hoàng phi thứ 6 của vua Thành Thái. Sau đó, bà đã sinh cho vua 2 hoàng nam, 1 hoàng nữ trong đó có hoàng tử Vĩnh San ( sau này là vua Duy Tân ).

Làm vua được 18 năm ( 1889 – 1907 ), do có những tư tưởng và hoạt động chống Pháp nên vua Thành Thái bị truất ngôi. Khi đó, ông có nhiều con trai nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành sẽ khó sai khiến nên họ chọn 1 người nhỏ tuổi.

Ngày 05/09/1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân – khi đó ông mới chỉ 8 tuổi. Triều đình lập Hoàng Thái Hậu, định đưa một người vợ khác của vua Thành Thái lên ngôi vị này. Một số quan đại thần không chịu, câu chuyện này kéo dài dai dẳng đến 3 tháng trời ròng rã. Trong cuộc họp triều đình lần cuối, vua Duy Tân nói: “ Ai sinh ra tôi, người đó là mẫu hậu của tôi. Nếu triều đình không chịu, tôi xin giao lại ngai vua.” Thế là bà Nguyễn Thị Định được phong làm Hoàng Thái Hậu.

Năm 1915, vua Duy Tân tham gia Việt Nam Phục quốc Hội. Sự việc bại lộ, vua bỏ ngai, ra thành lên núi. Đến năm 1919, chính phủ Bảo hộ và Nam triều đã đày 2 ông vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân sang đảo Resunion với án lưu đày biệt xứ.

Theo 2 vua đi đày, ngoài bà Nguyễn Thị Định, còn có vợ vua Duy Tân là Mai Thị Vàng và công chúa là em ruột vua Duy Tân khi đó mới 12 tuổi. Ngày 20/11/1916, gia đình họ tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion. Tại đây, gia đình cựu hoàng từ chốt một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, để sóng trong 1 căn nhà thuê lại của một người dân ở thành phố Saint-Denis. Sau 2 năm ở đây, do không hợp thủy thổ, khí hậu, con dâu bị đau ốm luôn, nên bà Nguyễn Thị Định cùng con gái và con dâu về nước.

Hình ảnh thứ phi Nguyễn Thị Định lúc về già
Hình ảnh thứ phi Nguyễn Thị Định lúc về già

Năm 1942, bà Nguyễn Thị Định về thăm quê. Vua Bảo Đại lúc bấy giờ hay tin đã ra chiếu cho Tổng đốc Bình Định đến tận làng Kim Châu đón bà bằng võng. Bà nói: “‘Làng không nên đón rước tôi như thế nữa. Tôi cũng như các con gái khác trong làng, có chồng xa về thăm cha mẹ’. Có người hỏi: ‘Thưa Hoàng sanh, bà ở cung chắc sướng lắm?’. Bà nói: ‘Sướng gì các ông. Nhà vua của Tây. Còn tôi là vợ và mẹ của vua bị đày, đâu có gì mà sướng”.

Những năm tháng còn sống, bà luôn nhớ đến tổ tiên, quê hương. Bà dặn con cháu: “ Dòng họ nhà mình nghèo, nhưng phải trong sạch, đừng để người khác chê trách.” Rồi bà xót xa nói rằng: “Bà con mình rất khổ, hai sương một nắng để có tiền, có lúc nạp thuế cho vua, nhưng đâu phải vua mà là Tây.”

Đến mùa đông năm 1959, bà Nguyễn Thị định lại về quê, bán 2 sào 11 thước ruộng của cha để lại, lấy tiền đó cất lại căn nhà từ đường thờ ông bà, cha mẹ. Sửa sang xong từ đường, bà giao cho người cháu gọi bà bằng cô, lo hương khói thờ phụng ông bà. Khoảng 3 năm sau, bà lại về quê một lần nữa. Đến năm 1972, bà Nguyễn Thị Định già yếu và mất tại Huế.

Trong những hình ảnh về người phụ nữ tại Sofitel Ecopark, có lẽ bà Nguyễn Thị Định là hiện thân rõ nét nhất về đức tính của người phụ nữ Việt Nam – chịu thương, chịu khó, trọng nghĩa, trọng tình, yêu chồng, thương con.

Câu chuyện về những người phụ nữ Việt Nam tại Sofitel Ecopark Villa không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về kiến trúc mà hơn thế nữa đó còn là câu chuyện về những giai đoạn đáng nhớ của lịch sử Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về dự án:

>> Biệt thự Sofitel Ecopark 

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686