Lầu bát giác – Kiến trúc được sử dụng nhiều trong kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark

Người ta nhớ đến Huế không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng của nơi đây mà còn lưu giữ vết tích Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều Nguyễn ở Việt Nam. Trong đại nội Huế chứa rất nhiều công trình cổ kính những kiến trúc độc đáo. Tất cả đều được lấy cảm hứng cho thiết kế trong cảnh quan của dự án Sofitel Hanoi Ecopark. Một trong số đó không thể không kể đến lầu bát giác cổ kính.

Lầu bát giác là gì?

Lầu bát giác hay còn có các tên gọi khác như nhà bát giác, nhà chòi bát giác, lầu vọng nguyệt, lầu trà ,…Đây là 1 dạng nhà có kiến trúc truyền thống xuất hiện ở các khu vui chơi , nhà hàng , khu nghỉ dưỡng , những công trình nhà thờ họ hoặc sân vườn của những căn biệt thự rộng lớn.

Đây là nơi để chủ nhân dinh thự có thể nghĩ ngơi thư giản , ngấm cảm xung quanh khung viên sân vườn nhà mình hoặc của các nhà thờ họ, …Nhà bát giác dược thiết kế theo phong cách truyền thống với kết cấu thông thoáng.

Đặc điểm của lầu bát giác

Cấu tạo

Đầu tiên ,đặc điểm dễ nhận biết nhất khi nói đến lầu bát giác đó chính là kết cấu của nó , công trình này có kết cấu gồm 8 cây cột và 8 cây kèo chạm nhau ở đỉnh làm cho phần mái tạo thành hình tháp,hình nón. Tùy theo văn hóa của mỗi vùng miền và nhu cầu mà lầu bát giác sẽ được trang trí với những hoa văn , họa tiết , đường nét trạm trổ , điêu khắc tinh tế và tỉ mỉ sao cho phù hợp.

Vật liệu sử dụng

Lầu bát giác được xây dựng ngoài trời nên cần phải sử dụng những chất liệu gỗ tốt, có khả năng chống nước, mối mọt và chịu được tác động của thời tiết như: gỗ lim, gỗ hương, gỗ đỏ.Các cây cột được liên kết với mái nhà bằng nhiều thanh xà nên rất chắc chắn. Phần mái nhà thường sử dụng ngói lưu ly, ngói sóng Nhật Bản, ngói vảy cá,….

Lầu bát giác là một trong những nét văn hoá kiến trúc truyền thống của người dân Việt nam từ xa xưa.

Phong cách thiết kế

Thông thường, để tăng thêm vẻ đẹp cho nhà bát giác, người ta thường xây dựng nhà trên một ao nước hoặc trang trí nhiều đào, tùng, trúc, tre, mai, sen… Những loại cây đặc trưng của sân vườn Việt sẽ mang lại một bản thiết kế sân vườn đẹp độc đáo theo đúng cách truyền thống xưa. Phong cách này chính là sự ôn hòa giữa các cảnh sắc thiên nhiên. Các chi tiết trong thiết kế sân vườn này luôn có hình bóng của làng quê Việt, những vật dụng gần gũi với người dân Việt.

Lầu bát giác trong kiến trúc cung đình Huế

Cung đình Huế xưa nay nổi tiếng vì sở hữu nhiều kiến trúc mang tính lịch sử. Kiến trúc gắn liền với triều Nguyễn từ di tích Hoàng thành, cung điện, đến đền đài, lăng tẩm đều mang vẻ trầm mặc, cổ kính đậm phong cách Á Đông. Và lầu bát giác cũng vậy. Công trình sử dụng kiến trúc lầu bát giác trong đại nội Huế chính là Toà Thương Bạc.

Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, bên ngoài cổng Thượng Tứ được vua Tự Đức cho xây dựng năm 1936, tại vị trí hiện nay, cách vị trí Thương Bạc Viện cũ khoảng 100m để ghi nhớ di tích Thương Bạc Viện. Đây là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Công trình này được xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt thép; mặt nền hình bát giác, mái chia 2 tầng lợp ngói lưu ly, cấu trúc thanh nhã, hài hòa với cảnh vật xung quanh.

Toà Thương Bạc

Ngoài Toà Thương Bạc, cung An Định cũng là một nơi sử dụng kiến trúc lầu bát giác. Bước qua cổng chính bạn sẽ thấy Đình Trung Lập với kết cấu lầu bát giác, nền rất cao và phần mái được cấu tạo theo dạng cổ lầu. Mái đình được chia làm 2 lớp: một lớp dưới có 8 cạnh và một lớp trên có 4 cạnh. Bên trong đình có đặt một bức tượng đồng vua Khải Định vốn đã được đúc vào năm 1920 và được cân đo đúng tỷ lệ. Nhìn vào bức tượng này bạn sẽ có cảm giác giống như người thật bởi vì từng chi tiết, họa tiết trên bức tượng đều được điêu khắc rất tỉ mỉ và tinh xảo.

lầu bát giác
Cung An Định

>> Đọc thêm: Mê mẩn hình ảnh đồng hồ Rolex Bảo Đại tại Sảnh chính Sofitel Hanoi Ecopark

Lầu bát giác – Kiến trúc được sử dụng nhiều trong kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark

Lầu bát giác là một trong những nét văn hoá kiến trúc truyền thống của người dân Việt nam từ xa xưa. Điển hình là kiến trúc này thường xuyên xuất hiện trong kiến trúc cung đình Huế. Từ những chi tiết nhỏ nhất như bông sen, mái ngói thanh lưu ly đều được kiến trúc sư lừng danh thế giới lấy làm cảm hứng cho việc thiết kế kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark.

Lầu bát giác cũng vậy, nhà thiết kế sẽ đem chi tiết này đặt xuyên suốt các phân khu trong dự án Sofitel Hanoi Ecopark. Kiến trúc này này không chỉ mang tính hoài niệm lịch sử mà nó còn tạo ra nét đẹp sang trọng quý phái là điểm nhấn thú vị của dự án.

lầu bát giác
Concept thiết kế Sofitel Hanoi Ecopark

Sofitel Hanoi Ecopark có kiến trúc mô phỏng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, giao thoa văn hoá Việt Nam năm 1930 và văn hoá Pháp đến Hà Nội, kết hợp văn hoá Á Đông. Kiến trúc dự án này còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung đình Huế, gắn liền với những người phụ nữ quý tộc sang trọng, những bông hoa sen trong đại nội.

>> Chi tiết dự án:

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686