Phong cách Indochine sự giao thoa bản sắc trong các căn biệt thự Sofitel Ecopark Villa
Như chúng ta đã biết, Vua Bảo Đại sau khi rời Việt Nam ông có thời gian dài sống tại Pháp và những bóng hồng xung quanh vị vua này cũng vậy. Ông nằm lòng và quen thuộc những âm hưởng kiến trúc sang trọng của thời đại này. Sofitel Hanoi Ecopark – kiệt tác lấy cảm hứng từ Vua Bảo đại sẽ được kiến trúc sư lừng danh thế giới sử dụng phong cách Đông Dương- Indochine Style làm điểm nhấn cho những căn biệt thự tại đây.
Phong cách Indochine là gì và nó bắt nguồn từ đâu?
Nếu bạn từng thắc mắc phong cách Indochine là gì thì trong tiếng Pháp Indochine là tên gọi chung của những đất nước xinh đẹp phía Đông Nam Châu Á, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia.
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Phong cách Indochine lúc đầu mang đậm đặc bản sắc Pháp do quá trình đô hộ Pháp áp đặt nhiều thể chế lên đất nước ta. Đặc biệt văn hóa Pháp du nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc, tôn giáo và đời sống người dân Việt Nam. Xong do vấp phải yếu tố bất lợi về khí hậu, địa lý khác biệt, chất liệu người Pháp mang sang Việt Nam dần được thay thế bằng chất liệu chúng ta có. Vì thế cho nên phong cách Indochine mới có sự giao thoa đặc biệt đến như vậy.
Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử. Chính những yếu tố văn hoá đã thổi hồn vào kiến trúc nước nhà sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không trộn lẫn vào đâu. Đấy cũng là ưu điểm thu hút cái nhìn và sự sáng tạo của những kiến trúc sư người Pháp.
Người đóng góp công sức to lớn cho nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là KTS Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Ông còn là tác giả nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, HCMC), Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Những đặc điểm của phong cách Indochine
Màu sắc chủ đạo
Màu sắc trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Có thể nói, phong cách Đông Dương khá giống với phong cách đồng quê với nhưng tone màu ấm áp nhưng nó sang trọng hơn. Bên cạnh đó cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đợi ẩm tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ như vàng cam, tím, đỏ,…
Chất liệu gỗ, tre, gạch và đất nung
Phong cách Indochine chinh phục những người yêu kiến trúc bằng bảng chất liệu “xanh-sạch-thân thiện” Những chất liệu có sẵn trong tự nhiên này được chế biến tạo ra món đồ nội thất vừa đẹp, vừa gần gũi lại có công năng sử dụng.
Những chất liệu thường được sử dụng là gỗ, tre, gạch, đất nung,… Chất liệu gỗ đem lại sự sang trọng, đẳng cấp nên rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong phong cách này như bàn, hệ thống cửa, lát sàn, trần nhà, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,… Còn tre do có khả năng chống mọt, chống mối tốt, hợp với khí hậu cùng độ bền cao nên được sử dụng để làm đồ trang trí, hoặc những tấm vách ngăn trong phong cách Indochine. Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông, gạch nung thường được sử dụng để lát sàn đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế cho không gian.
Trang sơn dầu và phù điêu trang trí
Tranh sơn dầu có mặt từ đầu thế kỷ 20. Đây cũng là thời kỳ phong cách Indochine bắt đầu hình thành và phát triển. Màu sắc tranh sơn dầu trong trẻo, tươi sáng và có độ bóng nhẹ rất phù hợp với không gian thiết kế Indochine. Tranh sơn dầu không kén không gian trưng bày. Với ưu điểm về độ bền, màu sắc phong phú tạo độ sâu cho bức tranh. Gia chủ dễ dàng sử dụng làm đồ trang trí cho phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ đều hợp lý.
Phù điêu trang trí được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật dày công tỉ mẩn. Bởi việc thực hiện đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, cẩn thận và rất kỳ công. Gỗ là nguyên vật liệu chạm khắc phổ biến nhất để tạo độ sâu, phối cảnh giúp cho bức phù điêu trở nên giá trị.
Các hình ảnh được lựa chọn điêu khắc thuộc vào tín ngưỡng của người Việt nam. Đó là những chi tiết phổ biến trong văn hoá dân gian, tôn giáo. Cụ thể là con rối, hoa sen, hoa cúc, tứ linh, tứ quý, tượng Phật, cây Bồ đề. Indochine là phonng cách phát huy và đưa vào không gian sống những giá trị lâu đời.
Hoa văn và hoạ tiết
Hoa văn và họa tiết phong cách Indochine không nhầm lẫn vào đâu được. Thoáng nhìn qua, bạn có thể cảm nhận được nét đẹp hoài cổ đến nao lòng. Họa tiết xuất hiện từ thời Đông Sơn, nét kỷ hà đơn giản hay cách điệu hình hoa lá điệu đà. Chúng đều thể hiện đặc điểm nghệ thuật đỉnh cao, đậm đà bản sắc Việt. Các họa tiết tạo nên nét đẹp rất riêng cho phong cách Indochine và ứng dụng vào chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…
>> Đọc thêm: Mê mẩn hình ảnh đồng hồ Rolex Bảo Đại tại Sảnh chính Sofitel Hanoi Ecopark
Các công trình mang phong cách Indochine
Nhà hát lớn Hà Nội
Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh… giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Phong cách kiến trúc nhà hát lớn Hà Nội mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp thịnh hành lúc bấy giờ
Dinh độc lập ở Hồ Chí Minh
Phong cách Indochine thời này chưa có sự cải biến rõ nét, phần lớn là người Pháp mang những kiến trúc phương Tây sang xây dựng để phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam. Thời kỳ này chưa có giá trị nhiều về kiến trúc và không chú trọng thẩm mỹ.
Khách sạn Hà Nội
Tại thời kỳ Pháp thuốc, kiến trúc tân cổ điển ảnh hưởng lên phong cách Indochine chủ yếu là những công trình công cộng. Thường là mái dốc lợp ngói Tây và trang trí sử dụng các thức cột, chi tiết La Mã, Phục Hưng. Khách sạn Metropole tôn được lên vẻ đẹp sang trọng, độc đáo giữa lòng thủ đô.
JW Marriot Phú Quốc
Khi nhắc đến Phú Quốc, bên cạnh những cảnh đẹp của đất trời, thiên nhiên thì không thể bỏ qua nơi nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất JW Marriott – Một trong những khách sạn hàng đầu tại Việt Nam. Được thiết kế theo phong cách Indochine với những hoạ tiết cách tân, hiện đại. Từ phòng ngủ đến sảnh được sử dụng những đồ nội thất với hoa văn tinh tế, bày trí sang trọng. Có lẽ, khách sạn hạng sang này chính là thiên đường dành cho giới thượng lưu khi muốn nghỉ dưỡng.
>> Đọc thêm: Cổng tam quan – kiến trúc văn hóa Việt tại sảnh Lobby Sofitel Ecopark
Căn biệt thự Sofitel Hanoi Ecopark mang phong cách Indochine
Phong cách Indochine (Phong cách Đông Dương) là bản giao hưởng của nét đẹp lãng mạn nước Pháp và vẻ đẹp hoài cổ của văn hóa Á Đông. Với những người yêu thích sự hoài cổ và có tâm hồn lãng mạn, thì phong cách Indochine là nguồn cảm hứng bất tận. Và kiến trúc sư của Sofitel Hanoi Ecopark cũng vậy.
Những căn biệt thự tại đây được lấy cảm hứng từ kiến trúc cung đình Huế, từ cuộc đời của vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam – vua Bảo Đại. Mỗi căn biệt thự là hình ảnh một bóng hồng bên cạnh vị vua này . Một trong số những căn biệt thự đó được kiến trúc sư sử dụng phong cách Indochine giống như những căn biệt thự kiểu Pháp mà vua Bảo đại đã tặng cho những người phụ nữ này như một nét đẹp đáng được trân trọng và gìn giữ.
Chính những yếu tố văn hoá lâu đời của Việt Nam đã thổi hồn vào kiến trúc nước nhà sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không trộn lẫn vào đâu. Nhiều người vẫn thương ví von phong cách Indochine là “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. Cách so sánh này vừa rất thơ lại thể hiện được hết ý nghĩa của từng yếu tố mang trong đó.
Các căn biệt thự Sofitel có đường nét mềm mại với tone màu thể hiện được tâm thế quý phái, vẻ đẹp lâu bền. Các vật dụng nội thất như đèn trần, giường, ghế sofa… vẫn được các kiến trúc sắp xếp tài tình đảm bảo tính tiện dụng và giữ nguyên vẻ đẹp phong cách Indochine. Tất cả những chi tiết trang trí nhỏ nhặt nhất như chiếc bình hay bức tranh về người phụ nữ kiều diễm đều được tận tay kiến trúc sư nổi tiếng sưu tầm và chăm chút tái hiện lại rõ nét nhất câu chuyện về những giai thoại đáng nhớ của lịch sử Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về dự án: