Lễ hội tại Đà Nẵng – Nam châm hút khách du lịch

Quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng là một trong rất ít những địa điểm tận dụng được tối đa thế “núi và biển” trong việc khai thác kinh tế. Ngoài những bãi tắm đẹp, thì di tích Ngũ Hành Sơn kéo thêm cả triệu lượt khách tới Đà Nẵng mỗi năm, cụ thể năm 2018 là hơn 2 triệu lượt khách. Con số này được nhận định sẽ còn tăng thêm nhiều qua thời gian nhờ việc phát triển các lễ hội tại Đà Nẵng như Lễ hội Quán Thế Âm hay Lễ Vu Lan Báo Hiếu tại đây. 

ngu-hanh-son-3
Hình ảnh di tích Núi Ngũ Hành Sơn tại Quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm tại Ngũ Hành Sơn

Lễ Quán Thế Âm được bắt nguồn từ lễ vía phật hàng năm của đồng bào nơi đây để cầu cho biển thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi. Vậy nên Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức thường niên vào ngày 19 tháng 12 âm lịch tại Di tích Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

khach du lich toi nui ngu hanh sonĐây là lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật để cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Có thể bạn quan tâm về: Khu du lịch Di tích Ngũ Hành Sơn

le-hoi-quan-the-am-da-nangLễ hội Quan Thế Âm được khởi xướng từ năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội này được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, đây là nơi đã phát hiện ra một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.
Sau một thời gian dài vắng bóng vì một số lý do, năm 1991, Lễ hội mới được khôi phục trở lại và bắt đầu một lần nữa thu hút khách tham gia và các tour du lịch Đà Nẵng tới thăm.

Lễ hội Quán Thế Âm được diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Phần lễ

Lễ rước ánh sáng: vào tối ngày 18; gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, đó là ánh sáng của trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức mới trong sáng (theo quan niệm phật giáo).

Lễ khai kinh: tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.

Lễ rước tượng Quan Thế Âm: vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an.
Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18

le-hoi-quan-the-am-da-nang-ngu-hanh-sonPhần hội

Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá – thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng… các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay…

Lễ hội Quán Thế Âm đã góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, là một trong những điểm đặc biệt thu hút khách du lịch ghé thăm.

le-hoi-quan-the-am-tai-quan-ngu-hanh-son-da-nangLễ hội Vu Lan Báo Hiếu

Lễ hội Vu lan Báo hiếu là lễ hội thường niên hàng năm tại Ngũ Hành Sơn được diễn ra trong 2 ngày là ngày 10.7 và 11.7 Âm lịch, tại khuôn viên trước động Âm Phủ, ngọn Thủy Sơn thuộc Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được đông đảo người dân, đồng bào phật tử đón nhận và ủng hộ nhiệt tâm. Năm 2017 lễ hội đã thu hút hơn 7.000 lượt khách; năm 2018 là hơn 9.000 lượt khách tham dự, lễ bái.

le-hoi-vu-lan-bao-hieu-ngu-hanh-sonNăm 2019,  với định hướng mở rộng quy mô tổ chức xã hội hóa các hoạt động tại Lễ hội Vu lan Báo hiếu – Ngũ Hành Sơn tạo cơ sở nâng tầm quy mô về tổ chức của Lễ hội Vu lan Báo hiếu trong những năm tiếp theo, các hoạt động tại lễ hội được thực hiện trên tinh thần an toàn, tiết kiệm và trang trọng, như  trong các Lễ Thượng Phan niệm Phật, Lễ Phật khai kinh, cầu siêu anh linh chiến sĩ trong động Âm Phủ, thắp hoa đăng cầu Quốc thái dân an, cúng Ngọ tiến linh, Lược khoa Chẩn tế, Cổ Phật khất thực…

Hoạt động phần Hội cũng được dự kiến mở rộng kêu gọi xã hội hóa và triển khai đảm bảo gìn giữ các giá trị truyền thống dân tộc và phù hợp với văn hóa Phật giáo, trong đó có các chương trình nghệ thuật khai mạc, bế mạc, hoạt động triển lãm nghệ thuật và sản phẩm du lịch tại danh thắng, chương trình viết Thư pháp tặng du khách, trà đạo, cài hoa hồng hiếu hạnh tặng khách tham quan, hoạt động Hội trại Vu Lan Báo Hiếu…

le-vu-lan

Có thể bạn quan tâm về Chủ trương phát triển kinh tế du lịch tp Đà Nẵng

Khách tới lễ hội tại Đà Nẵng không thể không ghé qua Sun Grand City Nam Hòa Xuân

“Nhất cự ly, nhì cường độ” đó chính là lợi thế mà khu đô thị Sun Grand City Nam Hòa Xuân tự tin rằng mình chính là điểm sáng trong mắt các du khách ghé thăm lễ hội. Nhờ sở hữu đầy đủ các tiện ích từ trung tâm thương mại, nhà hàng,… và vị trí cận kề với khu du lịch Di tích Ngũ Hành Sơn, Sun Grand City sẽ là địa điểm sáng trong việc lưu trú để thưởng thức lễ hội.

di-tich-ngu-hanh-son-nam-hoa-xuan
Di tích Ngũ Hành sơn nằm ngay gần với Khu đô thị Sun Grand City Nam Hòa Xuân

Tìm hiểu về dự án: Sun Grand City Nam Hòa Xuân

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686