Condotel có được sở hữu lâu dài hay không? Lời đáp từ Cục quản lý Nhà
Condotel là một hình thức nhà ở thương mại kết hợp du lịch mới được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Mặc dù loại hình này đã được đưa vào áp dụng thực tiễn và sinh ra lợi nhuận cho người sử dụng, tuy nhiên tính pháp lý của loại hình này vẫn chưa được quy định rõ ràng trong luật của Việt Nam. Điều này khiến cho rất nhiều các đối tượng thừa cơ trục lợi trên sơ hở của luật.
Xem thêm: Condotel là gì? Cách thức hoạt động của condotel?
Phản hồi người dân về tính pháp lý và thời gian sở hữu của condotel tại diễn đàn doanh nghiệp đầu năm 2018 vừa rồi, Ông Vũ Văn Phấn – Đại diện cơ quan Cục quản lý Nhà đã chia sẻ với người dân, khẳng định luật hiện hành là đầy đủ và đã có quy định rõ về pháp lý cho condotel nhưng dưới một tên gọi khác, và condotel sẽ chỉ được sở hữu đúng như pháp lý của khu đất thương mại dịch vụ.
Tính pháp lý của condotel vốn đã đầy đủ
Theo như những chia sẻ của ông Phấn – nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, condotel vốn là căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn, căn hộ kết hợp ở, biệt thự nghỉ dưỡng… và đều đã có quy định trong Luật Du lịch với tên gọi bằng tiếng Việt, không phải bằng tiếng Anh như một số cách gọi hiện nay.
Ông Phấn cũng chia sẻ thêm: “Đúng là không có pháp luật nào dùng từ là condotel, nhưng nếu căn cứ pháp luật như tôi vừa nói là có hết rồi, với tên gọi tiếng Việt. Luật Du lịch gọi đây là căn hộ du lịch, còn theo Luật Đất đai thì đó là đất thương mại dịch vụ. Ở góc độ quản lý sử dụng thì áp dụng theo Luật Du lịch, tức là loại bất động sản này phải dùng vào mục đích du lịch”.
Vậy, luật quy định loại hình condotel này sẽ được sở hữu trong thời gian bao lâu? Liệu có được sở hữu lâu dài như nhiều các chủ đầu tư đang mời chào hiện nay?
Condotel sẽ chỉ được sở hữu trong thời gian nhất định giống như bất kỳ khu đất thương mại nào!
Cũng theo ông chia sẻ, Ở góc độ sở hữu, theo Luật Đất đai và Luật Du lịch quy định, người mua không được sử dụng lâu dài mà chỉ được sử dụng đúng như pháp lý của khu đất là đất thương mại dịch vụ tối đa là 50 năm. Như vậy, việc các chủ đầu tư condotel chào bán người mua rằng họ sẽ được sở hữu condotel lâu dài là chưa đúng với luật đã đề ra.
Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ thêm, khi hết thời hạn sở hữu trên đất đó, người mua có nhu cầu tiếp tục sở hữu thì sẽ được phép gia hạn thêm, và được phép chuyển nhượng trong thời gian sở hữu. ông Phấn lý giải và cho rằng như vậy thì cũng không khác gì ổn định lâu dài.
Mặc dù vậy, cụ thể hơn về các thủ tục và điều kiện để gia hạn quyền sở hữu condotel hiện vẫn chưa được làm rõ và có thể sẽ có nhiều đổi mới trong thời gian tới, khi mà Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính chính thức cho ra mắt khung pháp lý của condotel.
Xem thêm: Pháp lý Condotel – Condotel có được cấp sổ đỏ không?
Cá nhân người nước ngoài sẽ không được mua condotel
Theo Luật, các đối tượng là cá nhân người nước ngoài sẽ chỉ được mua căn hộ để ở, còn những loại hình bất động sản khác như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng thì không được phép. Nếu muốn mua để đầu tư, họ sẽ buộc phải thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phải được cấp phép hoạt động để có thể mua và kinh doanh loại hình bất động sản này.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc ngăn chặn người nước ngoài không được trực tiếp mua condotel này của Luật sẽ chỉ làm giảm thiểu các nguy cơ về bề nổi, mà không thể ngăn ngừa được triệt để tình trạng tài phiệt nước ngoài thâu tóm thị trường bất động sản Việt. Nếu không có một bộ luật rõ ràng cụ thể, thì tình trạng phố Tàu ở Mỹ” sẽ lần lượt mọc lên ở khắp Việt Nam.
Xem thêm: Thị trường Condotel Việt Nam năm 2019