Những thông tin về cây cầu Trần Hưng Đạo gần 9000 tỷ bắc qua sông Hồng

Công ty cổ phần Him Lam vừa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 8.938 tỷ đồng, xây dựng theo hình thức BOT…Khi cây cầu đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa vùng trung tâm với các khu vực phía Đông Thủ đô. Đồng thời dự án giúp giảm tải áp lực về giao thông cho 3 cây cầu Long Biên, Vĩnh Tuy và Chương Dương.

Bản đồ quy hoạch và vị trí cầu Trần Hưng Đạo

Theo quy hoạch năm 2017, cầu Trần Hưng Đạo sẽ nối tuyến đường Trần Hưng Đạo đến nút giao Cổ Linh – Long Biên – Xuân Quan. Toàn tuyến có chiều dài lên đến 5.5km, trong đó chiều dài của cầu là 3km, chiều rộng là 20m, còn lại là đường dẫn hai đầu cầu. Dự án được kỳ vọng sẽ giảm tải được tình hình ách tắc giao thông tại các cầu bắc ngang qua sông Hồng, đặc biệt là cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Đồng thời giúp đường Nguyễn Văn Cừ và các tuyến đường xung quanh trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn.

Điểm đầu của dự án nằm tại ngã 5 nút giao  Lê Thánh Tông (Quận Hoàn Kiếm) – Trần Thánh Tông (Quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối qua Nguyễn Văn Linh, nối đường quy hoạch tại Quận Long Biên. Đây là một vị trí trọng yếu, kết nối giữa quận trung tâm và quận phía đông Thủ đô, thuận tiện đi lại cả về đường thủy lẫn đường bộ.

Vị trí cầu Trần Hưng Đạo

Dự án Cầu Trần Hưng Đạo nằm sát nút giao Cổ Linh, dễ dàng di chuyển đến Aeon Mall Long Biên, đường Xuân Quan về phía cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy. Hoặc từ đây có thể đi đến trực tiếp đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ngoài ra, theo quy hoạch thì vị trí cầu Trần Hưng Đạo còn kết nối với đường Nguyễn Văn Linh, đoạn gần cầu vượt nút giao Long Biên.

Dự án cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.938 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

>> Đọc thêm: The Landmark Ecopark gây sốt với khách hàng nhờ “Chính sách bán hàng” hấp dẫn

Cầu Trần Hưng Đạo sẽ mang phong cách Đông Dương

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông vừa trình UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Hội đồng tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đã đánh giá, xếp hạng từng phương án do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất.

Phương án 1 là cầu Extrados bê tông cốt thép hiện đại (cầu dầm cáp hỗn hợp) mang phong cách hiện đại, đường nét khỏe khoắn, tạo hình mạnh mẽ, lấy cảm hứng từ võ khí và quân phục Việt cổ. Kết cấu chính sử dụng 5 trụ tháp kết hợp với dây văng, trong đó trụ chính giữa thiết kế tạo điểm nhấn, 4 trụ hai bên đối xứng hai bên trụ chính.

Phương án 2 là cầu vòm thép kết hợp dây văng tạo hình cách hạc bay. Cầu gồm 3 vòm chính mềm mại tương phản với 4 tháp nghiêng hai bên tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, như tinh thần hài hòa âm dương.

cầu Trần Hưng Đạo
Phối cảnh phương án kiến trúc của cầu Trần Hưng Đạo.

Phương án 3 cầu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực kết hợp trụ tháp kiểu cổ điển. Kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương kết nối trục cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với các công trình kiến trúc kiểu Pháp, bờ bắc khu vực phát triển mới bắc sông Hồng. Phương án mang dáng vẻ cổ điển, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính.

Phương án 1 và 2 được 1/15 thành viên Hội đồng lựa chọn; phương án 3 được 13/15 thành viên Hội đồng lựa chọn. Như vậy phương án 3 được Hội đồng lựa chọn để triển khai các bước tiếp theo.

>> Đọc thêm: Ecopark – Nâng tầm nghỉ dưỡng ven đô trở thành nghỉ dưỡng tại gia

Công ty cổ phần Him Lam hoàn thiện phương án kiến trúc

UBND TP. Hà Nội vừa chấp thuận giao Công ty cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định. Ngày 11/6/2021, Công ty cổ phần Him Lam đã đề nghị UBND TP. Hà Nội cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo hình thức BOT sau khi phương án kiến trúc được lựa chọn.

cầu Trần Hưng Đạo
Kiến trúc gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng của cầu Trần Hưng Đạo đã được Hà Nội thống nhất lựa chọn

Hà Nội hiện có 8 cầu vượt sông Hồng tính theo chiều từ thượng lưu xuống hạ lưu gồm: Văn Lang, Vĩnh Thịnh, Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Trong đó, chỉ có cầu Văn Lang nối huyện Ba Vì với TP. Việt Trì, Phú Thọ đầu tư theo hợp đồng BOT và thực hiện thu phí hoàn vốn.

Việc Hà Nội triển khai xây dựng 10 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng tới đây, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, mà còn đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế, khai phá tiềm năng quỹ đất và nâng cao đời sống người dân ở các vùng ven Hà Nội. Những dự án ven đô, phía Đông Hà Nội mà điển hình gần nhất là dự án tại KĐT Ecopark cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án cầu Trần Hưng Đạo khi cây cầu này đi vào hoạt động.

>> Tham khảo dự án mới nhất tại Ecopark: The Landmark Swan Lake Residences Ecopark

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686