Đôi nét về đầu tư bất động sản tại Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022

Theo báo cáo của CBRE về ‘Triển vọng thị trường bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương” năm 2022, đây là một năm kỷ lục đối với đầu tư bất động sản thương mại Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến vào năm 2022. Tất cả là nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế ổn định và nhu cầu của nhà đầu tư tăng cao.

Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương 2022: Các thị trường ngách lên ngôi

Theo Urban Land Institute, văn phòng và bán lẻ từng là hai loại hình bất động sản được ưa chuộng nhất tại APAC. Hiện chúng chiếm khoảng 66% danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trong khu vực. Nhưng từ năm 2022, các loại hình mới sẽ chứng tỏ ưu thế mạnh mẽ bao gồm hậu cần, trung tâm dữ liệu, và nhà chung cư nhờ sự ổn định về doanh thu trong bối cảnh đại dịch.

Theo chuyên gia, các loại hình ngách nói trên có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn trong ngắn hạn. Chúng đáp ứng được hầu hết những nhu cầu được thúc đẩy bởi đại dịch. Bên cạnh đó những bất động sản phục vụ nhu cầu hưu trí và chăm sóc sức khoẻ cũng càng ngày càng được các nhà đầu tư chú trọng, đặc biệt là khi dân số trong khu vực đang già đi.

Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương 2022: Các thị trường ngách lên ngôi

Các xu hướng về thương mại điện tử, làm việc từ xa và dịch chuyển ra vùng ngoại ô được dự báo định hình nhu cầu và loại hình bất động sản trong nhiều năm tới. Trong khi đó, những thị trường truyền thống như bán lẻ và văn phòng đều đang chịu thiệt hại có thể cần thêm thời gian để phục hồi. Nhà đầu tư tiếp tục phân vân về vấn đề người lao động có trở lại làm việc văn phòng hoàn toàn hay không.

Trong bối cảnh này, các loại hình nhà ở và hậu cần sẽ tiếp tục chứng tỏ vị thế mạnh mẽ trong những năm tới. Đặc biệt, bất động sản hậu cần sẽ đóng vai trò nổi bật tại APAC, thậm trí vượt trội hơn so với Châu Âu và Bắc Mỹ, nhờ tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng cao, các ngành sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất thế giới.

Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương sẽ cán mốc 200 tỷ USD trong năm 2022

Theo JLL, thị trường bất động sản thương mại ở Châu Á – Thái Bình Dương sẽ ổn định hơn trong năm nay nhờ sự phục hồi của các hoạt động đầu tư và cho thuê. Tổng số vốn dự kiến đạt 200 tỷ USD, tăng hơn 15% so với năm 2021 khoảng 162-169 tỷ USD.

Các động lực phục hồi bao gồm thị trường văn phòng đang dần trở lại nhưng vẫn cần thời gian để phục hồi hoàn toàn, nhu cầu đối với các cơ sở hậu cần hiện đại, sự tăng trưởng liên tục của các lĩnh vực thay thế.

Anthony Couse, Giám đốc điều hành JLL tại châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “thị trường bất động sản của khu vực sẽ phát triển mạnh hơn năm 2021 nhờ tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư và hoạt động cho thuê tiếp tục phục hồi”.

“Rõ ràng là quá trình phục hồi kinh tế không diễn ra ngay lập tức, nhưng khách hàng của chúng tôi cho biết họ tin tưởng vào tương lai của các công việc tại văn phòng. Dù thị trường còn nhiều biến số, tin tốt là nhà đầu tư vẫn duy trì được tâm lý tích cực”.

bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2022
Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương sẽ cán mốc 200 tỷ USD trong năm 2022

JLL dự đoán lượng vốn đổ vào ngành bất động sản trong khu vực sẽ vẫn ổn định trong suốt năm 2022, dẫn đầu bởi Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong đó, thị trường văn phòng sẽ được bổ sung thêm 6,9 triệu m2 trong năm 2022, tăng 13% so với năm ngoái, và tỷ lệ hấp thụ ròng cũng sẽ cao hơn 20% ​​. Nguồn cung bất động sản hậu cần có thể tăng 17% trong giai đoạn 2021 – 2022, kéo theo khối lượng đầu tư dự kiến tăng thêm 60 tỷ USD mỗi năm cho giai đoạn đến năm 2025.

Niềm tin vào tương lai của thị trường khách sạn cũng được cải thiện. Các khoản đầu tư vào lĩnh vực này có thể tăng thêm 30%, vượt ngưỡng 9 tỷ USD vào năm 2022.

Nhà chung cư và bất động sản xây để cho thuê (built to rent) cũng là một loại tài sản ngày càng được ưa chuộng, phù hợp với các nhà đầu tư theo đuổi các chiến lược cốt lõi và phát triển. Ở Nhật Bản, đây là một tài sản đầu tư phổ biến và từ lâu đã thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài. Trong khi đó, Úc lại là một thị trường mới nổi và có nhiều cơ hội phát triển.

Roddy Allan, Giám đốc mảng nghiên cứu của JLL tại châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh: “thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong năm 2021. Dù năm 2022 vẫn ẩn chứa một số rủi ro, các nhà đầu tư sở hữu tầm nhìn dài hạn sẽ duy trì niềm tin vào các xu hướng giúp thúc đẩy nhu cầu trong khu vực. Đó là quá trình đô thị hóa; xã hội ngày càng thịnh vượng, tầng lớp trung lưu đang phát triển, và sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Tất cả những yếu tố này đều mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư bất động sản”.

>> Đọc thêm: 10-20 năm tới là “thời” của bất động sản đô thị vệ tinh

Những tiêu chuẩn ESG ngày càng quan trọng

Theo báo cáo của Colliers cho thấy các cân nhắc về ESG (Tiêu chuẩn ESG được đánh giá dựa trên 3 yếu tố chính E – Environmental (môi trường), S – Social (xã hội), và G – Governance (quản trị) ). vẫn là một chủ đề nổi bật, gần 3/4 các nhà đầu tư được khảo sát trên toàn cầu đã tích hợp thêm các yếu tố môi trường vào chiến lược đầu tư. Cách làm có chủ đích này vừa là một phương tiện bảo vệ tài sản trong tương lai, cũng là cách đối phó với các áp lực kêu gọi họ phải có hành động để giải quyết các vấn đề về khí hậu mà ngành này tạo ra.

ESG cũng trở thành một trọng tâm mạnh mẽ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời nó sẽ sớm trở thành ưu tiên trong lĩnh vực văn phòng, khi chính phủ và khách thuê là các doanh nghiệp gây áp lực cho các chủ sở hữu tòa nhà phải tăng mức xếp hạng xanh và bền vững của các tòa nhà.

>> Đọc thêm: 

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686