Xu hướng chuyển dịch tổ ấm từ trung tâm về Đông Nam Hà Nội

Trong một vài năm trở lại đây, có một sự rõ nét về xu hướng chuyển dịch “tổ ấm” của người dân đang sống ở trung tâm thủ đô Hà Nội về các vùng ngoại ô đặc biệt là phía Đông Nam. Và cũng có thể thấy rõ sự phát triển cũng các siêu dự án bất động sản ở phía Đông Nam để đáp ứng nhu cầu của người dân, điển hình là khu đô thị Ecopark. Vậy đâu là nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này.

Do đâu có sự chuyển dịch về phía ngoại thành Hà Nội

Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này chính là vấn đề ô nhiễm tại Hà Nội ngày càng tăng cao. Khi này những người dân nội thành đã chán sự ngột ngạt, khói bụi và ô nhiễm trong thành phố. Họ muốn mang lại cho cuộc sống gia đình một sự an toàn, một môi trường sống bớt ngột ngạt và trong lành hơn.

ha-noi-o-nhiem-nang-dan-cu-biet-song-o-dau

Bởi sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng, kinh tế thì khó có thể tránh khỏi được vấn đề ô nhiễm. Vậy lý do nào khiến không khí Hà Nội ngày càng ô nhiễm nặng nề.

Nhiệt điện than

Một nghiên cứu dựa trên các dữ liệu năm 2015 của các nhà khoa học Việt Nam chỉ ra rằng các nhà máy nhiệt điện than quanh Hà Nội có thể là một trong các nguồn chính cho sự ô nhiễm ngày càng tăng của thủ đô.

Nghiên cứu mang tên Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo, công bố tháng 10/2018, cho hay công suất lắp đặt nhiệt điện than đã tăng mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây, từ 13 GW lên 18,5 GW năm 2018.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiệt điện than đóng góp lớn vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5.

Ở Hà Nội, các nhà máy nhiệt điện đóng góp 5 microgram/m3 vào lượng PM2.5 trung bình năm 2011 và ước tính tăng lên 12 microgram/m3 vào năm 2030, theo ông Lauri Myllyvirta, trưởng nhóm nghiên cứu.

Trong khi đó, giới hạn nồng động PM2.5 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ là 10 microgram/m3.

Xe máy

Phương tiện giao thông cũng được xác định là một trong các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí nặng tại Hà Nội, trong đó xe máy là ‘thủ phạm’ đầu bảng.

Ông Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí, thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP HCM nói với Thanh Niên rằng các kết quả đo đạc, khảo sát của trung tâm cho thấy với số lượng ngày càng tăng, xe máy đang đóng góp 29% nguồn phát thải NO, 90% CO, và chiếm tới 37,7% nguồn phát thải bụi.

TS Phùng Chí Sỹ, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cũng có chung ý kiến này. Ông nói xe máy đang chiếm khoảng từ 55 – 60% tổng lượng phát thải tại Hà Nội.

Công trình xây dựng

Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam, nói với tờ Lao động rằng chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội cao do nhiều hoạt động của con người, trong đó có việc chưa kiểm soát tốt nguồn thải của các công trình xây dựng, để bụi phát tán vào không khí.

Ông Tùng cho hay rằng nhiều công trình xây dựng không quây kín theo quy định, xe ra vào công trình cũng không được rửa, mang theo rất nhiều bụi đất bẩn ra ngoài môi trường khiến nhiều tuyến đường của thành phố luôn trong tình trạng bụi mù mịt.

Kết quả Hà Nội liên tục lọt top ô nhiễm thế giới

Trong tuần vừa qua, đặc biệt trong các ngày 12-13/12, Hà Nội đã có thời điểm đứng đầu bảng xếp hạng của Air Visual về nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí, với màu nâu – mức vô cùng độc hại cho sức khỏe.

Đỉnh điểm là đã có lúc nồng độ PM 2.5 tại Hà Nội là 361, vượt qua Dhaka (Bangladesh) và Sarajevo (Bosnia Herzegovina), trở thành thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất toàn cầu.

o nhiem khong khi tai ha noi
Hà Nội vào ngày 25/09/2019 đã trở thành thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới khi có chỉ số US AQI là 174

Phía Đông Nam Hà Nội có gì ?

Trong những năm gần đây, có thể thấy các dự án bất động sản liên tiếp mọc lên ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt ở phía Đông Nam là nơi đủ điều kiện để xây dựng những khu đô thị lớn, tầm cỡ tích hợp đầy đủ tiện ích, dịch vụ, sinh hoạt cho người dân. Điển hình với khu đô thị Ecopark, rộng 500 ha và giành 17 năm để xây dựng môi trường sống đích thức chứ không phải 17 năm để xây dựng những tòa bê tông khổng lồ.

Một cung đường tại Ecopark, nắng không thể chiếu tới mặt đất do bị cản bởi cây xanh

Chính của 17 năm đó mang đã mang lại một khu đô thị có chất lượng sống vượt trội với 500 ha phủ đầy cây xanh. Và đây chính là nơi mà người dân nội đô đang kiếm tìm để mong chờ một môi trường sống tốt hơn cho cả gia đình.

thong ke cay xanh ecopark

500 ha với hơn 1 triệu cây xanh được trồng tại Ecopark, trung bình mỗi cư dân được hưởng 123 cây xanh/đầu người. Chất lượng không khí đo luôn luôn ở mức xanh, trong lành hiếm quý.

Nếu thấy mức 123 cây xanh/người đó chưa thỏa mãn, thì dự án Haven Park tại Ecopark có lẽ sẽ đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó. Bởi chủ đầu tư ecopark giành riêng cho Haven Park một công viên rộng lớn bao trùm cả dự án.

Những rừng cây 3 tầng, 3 lớp đặc trưng của Ecopark
Mảng xanh trải dài trong công viên riêng của Haven Park. Những rừng cây 3 tầng, 3 lớp đặc trưng của Ecopark

Đấy chính là lý do vì sao những dự án như Haven Park tại Ecopark luôn được người dân săn đón. Bởi họ không bỏ tiền mua một căn hộ mà họ bỏ tiền để mua môi trường sống tốt hơn cho gia đình.

Đọc thêm: Haven Park Ecopark

Không chỉ là khu đô thị Ecopark tại Hưng Yên, trước đó khu đô thị Ecorivers Hải Dương cũng sở hữu những biểu tượng đáng sống với không gian sống xanh hoà mình với thiên nhiên. Nhà sáng lập Ecopark tiếp tục nối dài sứ mệnh kiến tạo những biểu tượng xanh của mình và vùng đất Ecopark chọn lựa để dừng chân tiếp theo chính là Vinh với khu đô thị Eco Central Park – Ecopark Vinh. Giai đoạn 1 của dự án phân khu The Garden cũng đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân Vinh và các nhà đầu tư. 

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686