Đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô hơn 94 nghìn tỷ đồng sẽ đi qua những tỉnh thành nào?

Dự án Vành đai 4 – vùng Thủ Đô có chiều dài dự kiến 111,2 km, tổng mức đầu tư là 94.127 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021-2028…Dự án xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên. Tuyến đường vành đai 4 được coi là “siêu dự án” liên kết vùng, kết nối giao thông giữa Hà Nội và các tỉnh phụ thuộc thủ đô không những vậy nó cũng là tiền đề quan trọng giúp phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, vậy nó đi qua những tỉnh thành nào?

Thông tin tổng quan về tuyến đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô

Dự án đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của Vùng Thủ đô Hà Nội. Đường Vành đai 4 sẽ vượt qua sông Hồng và sông Đuống. Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90m đến 135m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6km.

Đường Vành đai 4 chia làm 5 đoạn:

  • Đoạn 1 chạy từ quốc lộ 32 đến hết quốc lộ 6
    • Phần đường cao tốc 6 làn xe: 36,0m
    • Phần dự trữ phía tây: 9,5m
    • Hành lang đường sắt vành đai phía Tây: 20,0m
    • Đường gom phía Đông: 32,5m
    • Đường gom phía Đông: 22,0m trong đó bố trí 2 là xe bus nhanh BRT ở 2 bên đường gom này chạy hai chiều ngược nhau.
  • Đoạn 2 chạy từ quốc lộ 6 đến hết quốc lộ 1B
  • Đoạn chạy từ quốc lộ 1B đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
  • Đoạn chạy từ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến quốc lộ 18
  • Đoạn từ quốc lộ 2 đến quốc lộ 32.

Đường vành đai 4 – Vùng thủ đô đi qua những tỉnh nào?

Theo Uỷ ban Nhân dân Tp. Hà Nội, tuyến đường vành đai 3 cơ bản đã hoàn thành nhưng thực sự quá tải. Các cửa ngõ giao thông ra vào Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Do đó, việc đầu tư tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô tại thời điểm hiện tại là cần thiết và cần tập trung nguồn lực để tiến hành triển khai thực hiện.

Đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Đường vành đai 4 – Vùng thủ đô đi qua địa phận của ba tỉnh, thành là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh

Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. Cụ thể, địa phận Hà Nội 58,2km, đi qua 7 quận, huyện bao gồm: Sóc Sơn, Mê Linh. Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông). Tỉnh Hưng Yên dự kiến duyệt tuyến dài 19,8km đi qua 4 huyện bao gồm Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm). Tỉnh Bắc Ninh dự kiến toàn tuyến dài 24,2km và tuyến nối 9km đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và thành phố Bắc Ninh.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 94.127 tỷ đồng. Cụ thể, cơ cấu nguồn vốn gồm có ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn của nhà đầu tư và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021 – 2028.

>> Đọc thêm: Tìm hiểu 3 giá trị khác biệt của bất động sản (BĐS) hàng hiệu trong đô thị

Tuyến đường Vành đai 4 giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển

Vành đai 4 là tuyến đường liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô, giải quyết nhu cầu giao thông cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội. Việc đầu tư phát triển tuyến đường này sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề, như: Phân luồng giao thông từ xa theo các hướng; tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh; tạo điều kiện phát triển đô thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3, Vành đai 4, chuỗi năm đô thị vệ tinh, kết nối chùm đô thị thành phố Hà Nội và các khu vực đô thị, công nghiệp trong Vùng Thủ đô.

Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển. Từ đó, đường Vành đai 4 sẽ tạo khả năng liên kết, giao thương văn hoá với các tỉnh lân cận với Vùng Thủ đô và những Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

vành đai 4 đi qua tỉnh nào
Đường vành đai 4 không chỉ có ý nghĩa thông suốt về giao thông mà còn là tiền đề cho kinh tế phát triển

Không chỉ vậy, đường Vành đai 4 còn giúp Hà Nội và 2 tỉnh mà tuyến đường này đi qua là Hưng Yên và Bắc Ninh hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo điều kiện để các tỉnh thành đầy mạnh phát triển kinh tế, xã hội các khu vực thành thị và cả khu vực nông thôn. Đặc biệt, dự án này sẽ góp phần chi phí logistics và thu hút nhiều hơn những nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân trong vùng. Không những vậy, đường Vành đai 4 còn hâm nóng thị trường BĐS cả 3 tỉnh thành.

Tuyến đường hoàn thành sẽ là cầu nối giao thương quan trọng của hàng loạt vùng kinh tế tại miền Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,…Điều này góp phần khiến cho bất động sản dọc trục đường Vành đai 4 sẽ tăng giá đáng kể. Ngoài ra, công trình còn mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh ven đô Hà Nội, tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động giao thương, vận tải trong khu vực, hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất.

>> Đọc thêm: “Siêu dự án” đường vành đai số 4 hâm nóng thị trường bất động sản 3 tỉnh 

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686