Tuyến đường Vành đai 3 tp. Hồ Chí Minh và những điều cần biết
Là tuyến đường thúc đẩy nền kinh tế trọng điểm phía Nam, đường vành đai 3 Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây liên tục được Chính phủ và địa phương đầu tư mạnh mẽ. Thời gian dự kiến dự án hoàn thành được cho là vào năm 2026 sẽ là một bước đệm tuyệt vời thúc đẩy nền kinh tế nơi đây. Không những thế, việc cơ sở hạ tầng được nâng cấp cùng ảnh hưởng không nhỏ đến bất động sản vùng này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng xem vành đai 3 sẽ thay đổi vùng đất này như thế nào nhé.
Bản đồ Chi tiết đường vành đai 3 và các vùng phụ cận các tỉnh
Tổng quan dự án
Dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1697/QĐ-Ttg ngày 28-9-2011. Dự án do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản; đơn vị thực hiện dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
Tuyến đường Vành đai 3 có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 75.777 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 41.872 tỷ đồng.
Sau hơn 10 năm được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đến nay toàn dự án mới chỉ có đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đoạn 2) dài 16,3km qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng.
Để hoàn thành mục tiêu “khép kín” đường vành đai 3 – TP.HCM trong năm 2025, từ đầu năm 2021, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ GT-VT nghiên cứu phương thức thực hiện dự án.
Theo quy hoạch, dự án tuyến đường vành đai 3 đi qua địa phận 4 tỉnh, thành: Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài của tuyến đường hơn 90km, trong đó phải làm mới hơn 70km. Về phương án đầu tư, dự án được chia làm 4 đoạn, cụ thể lần lượt là:
- Đoạn 1: Từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn. (đoạn màu tím bản đồ bên trên)
- Đoạn 2: Từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên)
- Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 (đoạn màu cam trên bản đồ)
- Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 về Bến Lức (đoạn màu xanh dương)
Chi tiết các phân đoạn đường Vành đai 3 tp. Hồ Chí Minh
Theo quy hoạch của tuyến đường Vành đai 3 tp. Hồ Chí Minh đi qua địa phận của 4 tỉnh, thành: Long An, Bình Dương, tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Về phương án đầu tư, dự án được chia làm 4 đoạn, cụ thể lần lượt là:
Đoạn 1: Từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn.
Đường Vành đai 3 Tân Vạn – Nhơn Trạch có chiều dài 34,3km. Quy mô 6 làn xe giai đoạn 1 (tăng lên 8 làn xe giai đoạn 2). Hướng tuyến đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (Nhơn Trạch) và TP.HCM.
Giai đoạn 1 chia thành 2 dự án thành phần 1A và 1B:
- Dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) dài 8,75km.
- Còn dự án thành phần 1B (từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) dài 8,96km.
Giai đoạn 2 chia thành 2 dự án 2A và 2B:
- Đoạn 2A (từ cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang thi công) đến tỉnh lộ 25B) dài 5,39km, dự tính có phương án bổ sung vào dự án thành phần 1B nói trên.
- Đoạn 2B (từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn) dài 11,2km.
Đường Vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tại Km 38 + 500 lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch). Sau đó tiếp tục hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch đi sang quận 9.
Đường Vành Đai 3 bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch – Quận 9, đi qua Khu dân cư đô thị tại phường Long Trường (đánh dấu số 1 ở hình dưới) hướng lên phía bắc về hướng đường cao tốc, giao cắt đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây .
Đoạn 2: Từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn.
Sau khi đi hết quận 9, đường Vành Đại 3 đi tới địa phận Tân Vạn tỉnh Bình Dương. Từ đây, đường Vành Đai 3 đi theo hướng Tây Bắc về Bình Chuẩn theo đường Tân Vạn – Mỹ Phước. Đoạn vành đai 3 tp. Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 24,5km, điểm giao đầu cắt quốc lộ 1A tại Tân Vạn, tuyến đi Tân Vạn – Mỹ Phước đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái vào quốc lộ 13 tại Thành phố Thủ Dầu Một, điểm cuối vượt sông Sài Gòn tại vị trí Cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500m.
Đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn dài 16,7km. Tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP, cơ bản đã đưa vào khai thác.
Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22
Sau khi đi qua Bình Chuẩn, Thủ Dầu 1 và vượt sông Sài Gòn qua cầu Bình Gởi, đường vành đai 3 sẽ đi về hướng Tây hướng về phía quốc lộ 22. Đường Vành đai 3 giao cắt quốc lộ 22 tại huyện Hóc Môn (Khu công nghiệp Tân Hiệp) tại lý trình Km 8 + 800 theo lý trình quốc lộ 22.
Đường Vành đai 3 đoạn QL.22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận Bình Dương và TP.HCM. Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng.
Đoạn 4: Từ quốc lộ 22 về Bến Lức
Sau khi qua quốc lộ 22, đường Vành đai 3 đi về hướng Nam, song song kênh An Hạ, qua khu Công Nghiệp Mỹ Yên – Tân Bửu về điểm cuối giao với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Đường Vành đai 3 đoạn Bến Lức – QL.22 dài 28,9km, đi qua địa phận TP.HCM và Long An. Ước tính tổng mức đầu tư giai đoạn 1 vào khoảng 11.000 tỷ đồng.
Theo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, giai đoạn 1 dự án dài hơn 76km, thực hiện 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên quy mô tối thiểu 2 làn xe. Cũng ở giai đoạn 1, dự án sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch để nắm giữ đất nhằm tạo thuận lợi khi đầu tư giai đoạn 2 lên 8 làn xe.
>> Đọc thêm: Lợi thế tuyệt đối của bất động sản xung quanh “siêu sân bay” Long Thành
Vai trò của đường vành đai 3 trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Là một nước đang phát triển, Việt Nam vẫn liên tục thúc đẩy mạnh ngành công nghiệp cũng như hiện đại hoá cơ sở hạ. Việc này sẽ góp phần lớn giúp đất nước của chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai. Để làm được điều đó, vị trí giao thông cũng như liên kết vùng phải được hình thành và phát triển bài bản thì mới đưa ra được những kết quả tốt. Với mục tiêu trên, 8 tỉnh thành (Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, tp. Hồ Chí Minh) được cho là vùng kinh tế-xã hội quan trọng hàng đầu cả nước đã được nhà nước chú ý và đầu tư trong những năm trở lại đây.
Không những vậy, sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, cũng là một tác động không hề nhỏ đối với thị trường bất động sản tiềm năng ở nơi đây. Nhờ có những chính sách quy hoạch bài bản, vùng đất kinh tế này, những năm gần đây đã thu hút không ít nhà đầu tư lớn để xây dựng khu đô thị cải tiến đời sống người dân.
Nhờ hội tụ nhiều lợi thế vượt trội cùng điều kiện phát triển vô cùng lớn, thì hệ thống giao thông kết nối liên vùng đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là khi tuyến đường vành đai 3 đi vào hoạt động, khai thác đây sẽ là tuyến đường kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai, dự án sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối các tỉnh hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất.
Đặc biệt là dự án Ecovillage Saigon River, khi đây là đại dự án nằm ngay cửa ngõ kết nối kinh tế của những vùng đất lân cận và ở giữa khu quy hoạch vành đai 3. Do đó , Ecovillage được những chuyên gia đánh giá rất cao khi đây sẽ là một trong số những dự án sẽ còn tăng giá mạnh trong nhiều năm tới. Chính những lý do này, cũng sẽ thu hút không ít dân nhập cư về đây giúp đẩy mạnh sử phát triển tại vùng đất này.
Năm 2025 “khép kín” đường vành đai 3 tp. Hồ Chí Minh
Dự án vành đai 3 tp. Hồ Chí Minh được xác định là tuyến đường mang tính chiến lược cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai mang trọng trách tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ liên kết toàn vùng thành một thể thống nhất. Từ đó, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại vùng đất này.
Để đẩy nhanh tiến độ, UBND TP.HCM cũng đã đặt ra các mốc tiến độ chi tiết cho dự án. Cụ thể, từ năm 2022 – 2023, chuẩn bị thực hiện đầu tư, quý IV/2023 sẽ khởi công dự án khép kín đường vành đai 3. Nhờ vậy thì năm 2025, thi công cơ bản sẽ hoàn thành, thông xe toàn tuyến và năm 2026, tuyến đường sẽ hoàn toàn hoàn thiện.
>> Đọc thêm: Bất động sản Nhơn Trạch (Đồng Nai) và giá trị sẽ có trong tương lai
>> Tham khảo dự án mới nhất tại Hồ Chí Minh: EcoVillage Saigon River