Tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ và sự hình thành “Bất động sản vùng tứ giác”
Nếu miền Bắc có tam giác kinh tế là sự kết hợp của 3 tỉnh thành Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh thì tương tự như vậy tại miền Nam cũng có tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ. Tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ góp phần giúp đất nước vươn mình hội nhập với thế giới. Trong tương lai không xa, tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ sẽ hình thành nên một thị trường mới gọi là “Bất động sản vùng tứ giác” phía Đông Nam bộ, sở hữu những BĐS mà bao nhà đầu tư khao khát.
Tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ là gì?
Trước khi biết về “bất động sản vùng tứ giác” thì chúng ta phải đi qua khái niệm “tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ”. Vùng tứ giác kinh tế Đông Nam bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là khu vực phát triển kinh tế năng động, sáng tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước.
Đông Nam bộ hiện được đề xuất định hướng trở thành vùng phát triển kinh tế năng động bậc nhất của khu vực ASEAN, đi đầu cả nước về phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số. Hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước.
Hiện nay, tứ giá kinh tế Đông Nam bộ là nơi tập trung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trung tâm sản xuất công nghiệp của cả nước, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Đây cũng là đầu tàu trong xuất khẩu, xuất siêu của Việt Nam với các tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh là những địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước và liên tục giữ vị trí xuất siêu liên tục trong nhiều năm qua.
Tứ giác kinh tế đẩy nhanh kết nối giao thông vùng
4 địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong tứ giác kinh tế của vùng Đông Nam bộ. Việc kết nối giao thông giữa các địa phương mang ý nghĩa rất lớn đối với việc liên kết, kết nối giao thông của toàn vùng.
Cụ thể, đối với Đồng Nai, để kết nối với TP.HCM, 2 địa phương đang rà soát 3 vị trí kết nối mới gồm: cầu kết nối TP.Thủ Đức với H.Long Thành (tạm gọi là cầu Đồng Nai 2); cầu thay phà Cát Lái và cầu kết nối khu Nam TP.HCM với H.Nhơn Trạch (tạm gọi là cầu Phú Mỹ 2).
Trong kết nối giao thông giữa Đồng Nai và Bình Dương, 2 địa phương đã thống nhất sẽ bổ sung 4 vị trí cầu kết nối gồm: cầu Hiếu Liêm 2, cầu Tân An – An Lạc, cầu Tân Hiền – Thường Tân và cầu Thạnh Hội 2. Riêng kết nối giữa TP.Biên Hòa và TP.Dĩ An, ngoài 5 vị trí kết nối hiện hữu, 2 đô thị này sẽ được bổ sung một điểm kết nối giữa đường D1, khu Đông Bắc Dĩ An và đường nối từ đường Bùi Hữu Nghĩa đi quốc lộ 1K.
Đối với các tuyến giao thông kết nối giữa Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, 2 địa phương đã rà soát, bổ sung 7 vị trí kết nối gồm 6 vị trí trên địa bàn H.Long Thành và 1 vị trí trên địa bàn H.Cẩm Mỹ. Đối với 2 địa phương TP.HCM và Bình Dương, có các tuyến giao thông kết nối đang được triển khai thực hiện gồm: đường vành đai 3 – TP.HCM (kết nối qua tỉnh Đồng Nai và tỉnh Long An); đường vành đai 4 – TP.HCM (kết nối qua tỉnh Đồng Nai); dự án Đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (kết nối qua tỉnh Bình Phước); dự án Đường sắt đô thị số 1 tỉnh Bình Dương nối tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, đầu tư tuyến đường sắt Bàu Bàng đến cảng Cái Mép – Thị Vải.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang tập trung ưu tiên cho các tuyến giao thông kết nối vùng như: đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; đường vành đai 4 – TP.HCM; tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu. Song song với đó, các địa phương trong vùng đang hết sức tập trung để sớm hoàn thành xây dựng, khép kín 2 tuyến đường vành đai 3 – TP.HCM và đường vành đai 4 – TP.HCM.
>> Tìm hiểu thêm: Hạ tầng giao thông phía Đông tp Hồ Chí Minh đòn bẩy cho BĐS cất cánh
Sự hình thành “bất động sản vùng tứ giác”
Vùng tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ là những địa phương có thế mạnh riêng thu hút nhiều đại gia BĐS đầu tư dự án trên cơ sở tập trung tận dụng lợi thế của các tuyến đường cao tốc kết nối các khu vực này với nhau, hệ thống cảng biển, logistics đã và đang hình thành. Theo nhận định từ Công ty tư vấn nghiên cứu BĐS Knight Frank và một số chuyên gia, “Vùng tứ giác BĐS” bao gồm khu vực Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu), huyện Dĩ An (Bình Dương) và quận 2, 9 (TP.HCM).
Sự hình thành của “bất động sản vùng tứ giác” này sẽ là tiền đề để những dự án sinh sau đẻ muộn có cơ hội rẽ sóng vươn lên.
>> Tìm hiểu thêm: Vị trí Eco Village Sông Sài Gòn ở đâu? Tiềm năng kết nối hạ tầng khu vực?
Eco Village Saigon River – Đón đầu dòng chảy thịnh vượng vùng “tứ giác kinh tế”
Từ năm 2018, “cuộc chiến” thương mại Mỹ – Trung đã khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia chuyển dịch cơ sở sản xuất, đồng thời chọn Việt Nam làm điểm đến. Sau đó, năm 2020 dù dịch Covid tràn về Việt Nam vẫn là một điểm đến an toàn, “tứ giác kinh tế” vẫn là địa điểm được nhiều ông lớn như Mitsubishi, Fords, Intel, Hyosung…lựa chọn.
Sự đổ bộ này lấp đầy các khu công nghiệp một cách nhanh chóng, nhu cầu mở rộng KCN ở vùng đất mới kéo theo sự phát triển về hạ tầng giao thông. Tất cả những điều này đã vẽ nên một “bức tranh” tăng trưởng vượt bậc cho vùng kinh tế phía Đông Nam trong tương lai gần. Sự phát triển kinh tế cùng lưu lượng hành khách đến khu vực sẽ khiến hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng bùng nổ.
Nằm ngay tại vị trí huyết mạch của Nhơn Trạch Đồng Nai, sở hữu vị trí trái tim tứ giác vàng của nền kinh tế trọng điểm miền Nam, Eco Village Saigon River hay Ecopark Đồng Nai được đánh giá là dự án tiềm năng hàng đầu khu vực tứ giác kinh tế và hệ thống giao thông liền kề.
Được định vị để trở thành một đại công viên xanh lớn nhất miền Nam, Eco Village Saigon River sở hữu cho mình quy hoạch hạ tầng thông minh, tiện ích xanh chữa lành tâm hồn, phục hồi sức khỏe,…chắc chắn sẽ là nơi dừng chân tuyệt vời cho khách hàng và các nhà đầu tư.
Dù thị trường BĐS đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng kỳ vọng vào sự phát triển vượt bậc của khu vực đã khiến dự án Eco Village Saigon River vẫn nhận được sự quan tâm đáng kể từ thị trường.
>> Tìm hiểu thêm chi tiết dự án tại: Eco Village Saigon River