Thành Cổ Hoa Sen – Câu chuyện về một kiệt tác nghệ thuật của hoàng đế triều Nguyễn
Luôn kiêu hãnh khoe sắc, tỏa hương và không bao giờ bị hòa lẫn giữa những thứ “hôi tanh” khác – Hoa Sen đã đi cùng với chiều dài lịch sử dân tộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Vẻ đẹp ấy của Quốc hoa Việt Nam chính là nguồn cảm hứng để kiến trúc sư lừng danh thế giới kể câu chuyện về một Thành Cổ Hoa Sen dưới triều Nguyễn tại Sofitel Ecopark.
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Nguồn gốc của hoa sen
Hoa sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ Nelumbonaceae, là cây thực vật thủy sinh. Trong tiếng Anh, hoa sen được gọi là Lotus, trong tiếng Việt loài hoa này còn được gọi với tên gọi khác là Hoa Sen.
Trong các nghiên cứu khoa học, hoa sen là loại thực vật hạt trần phát triển đầu tiên trên thế giới. Theo các tài liệu ghi chép, hoa sen xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ, sau đó lan sang các nước khác như Trung Quốc và một số vùng châu Úc, châu Á.
Ý nghĩa của hoa sen
Quốc hoa của Việt Nam
Vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao nhưng lại mạnh mẽ với sức sống mãnh liệt, kiên cường “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của hoa sen được ví như bản sắc dân tộc của Việt Nam anh hùng. Cũng bởi vì lẽ đó, mà hoa sen được chọn làm quốc hoa của Việt Nam.
Ngập trong bùn chẳng vấy hôi tanh
Ưu tư cởi dâng nhành hoa trắng
Thân dù cong, tâm vẫn phẳng
Sương gió dầm mình mãi lặng lẽ vươn.
—-Bạch Hoa Sen – Phạm Hùng—-
Hoa sen tượng trưng cho tâm hồn dân tộc Việt, luôn nỗ lực vượt qua bao nguy khó để vươn lên, khẳng định một tâm hồn trong sáng, thủy chung nhưng đầy nghị lực và bất khuất. Hoa sen hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, mang ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.
Trong đời sống hàng ngày của người Việt – Sen là món quà ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tán dương những phẩm chất thanh cao, trong sạch.
Ý nghĩa của hoa sen trong phong thủy
Từ xa xưa, trong phong thủy đã sử dụng hình ảnh các loài hoa để mang đến vượng khí tốt cho cho ngôi nhà. Trong đó, hoa sen là loài hoa có khả năng đem lại nguồn vượng khí cho gia chủ và những nguồn năng lượng tốt lành.
Do đó, nhiều gia đình thường trưng bày các vật phẩm trong nhà như cành sen, đĩa sen, đèn thờ hoa sen,…sẽ khiến cho không gian trở nên ấm cúng, thanh tịnh hơn. Ngoài ra, việc treo tranh có hình hoa sen trong nhà cũng mang ý nghĩa điều hóa khí vượng, tăng cường nguồn lực về sức khỏe cho gia đình, cũng như giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc.
Loài hoa của Phật
Có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ – cái nôi của nền văn hóa phật giáo, chính vì thế hoa sen là biểu tương cho giá trị đạo đức, sự thánh thiện, thuần khiết cũng như sự duy trì và phát triển của Phật pháp.
Hoa sen hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa của triết học, nhân sinh cao quý và phẩm chất cao đẹp. Theo đó, Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần với 5 điều cơ bản:
- Tính vô nhiễm: Hoa sen mọc lên từ bùn lầy hôi tanh nhưng lại không hề bị vướng bẩn.
- Tính thuần khiết: hoa sen từ khi nở đến lúc tàn cũng không hề bị loài ong bướm nào đến đậy lấy nhụy.
- Tính thanh lọc: khi cây sen lớn lên và bắt đầu sinh sôi thì cũng sẽ làm cho dòng nước nơi đó trở nên trong mát.
- Tính thùy mị: hương sen tỏa lên một mùi thơm thanh khiết, nhưng không quá nồng.
- Tính kiên nhẫn: câu sen từ lúc nảy mầm trong bùn đất cho đến khi vươn lên trên mặt nước rồi xòe lá, trổ hoa là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao.
Trong đạo Phật hoa sen gắn liền với Đức Phật Đản Sinh – đi bảy bước nở hoa, vượt qua bao khó khăn thách thức và những cám dỗ tham lam giữa dòng đời xuôi ngược khi giác ngộ Phật cũng ngồi trên toà sen, hoa sen gắn với lòng hướng thiện, từ bi bác ái và sự giác ngộ.
Hoa sen cũng xuất hiện rất nhiều trong Phật giáo như hình ảnh Phật Quan âm ngồi trên đài sen, khi lễ Phật hai bàn tay chắp lại thành hình hoa sen chưa nở. Hay trong các công trình Phật giáo như chùa Một Cột, chùa Tây Phương, tháp Cửu Phẩm Hoa Sen ở chùa Bút Tháp,…
Ý nghĩa từng màu của hoa sen
Hoa sen đa dạng về màu sắc, mỗi màu lại mang một ý nghĩa khác nhau:
- Hoa sen hồng: Là biểu tượng của Đức Phật, một trong những loài hoa tối cao. Sen hồng gắn liền với ý nghĩa về vẻ đẹp bình dị, tinh thần kiên cường và sự mãnh liệt trong ý chí của con người Việt Nam.
- Hoa sen trắng: Đây là loài hoa xuất hiện nhiều nhất trong cuộc sống đời thường của người Việt. Ý nghĩa của sen trắng là tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao trong tinh thần và thể hiện cho sự tịnh tâm bên trong con người.
- Hoa sen đỏ: Biểu tượng của tình yêu và sự từ bi, sen đỏ gắn liền với hình ảnh trái tim và sự nồng cháy trong tình yêu.
- Hoa sen xanh: tượng trưng cho trí tuệ, tinh thần và kiến thức. Trong Phật giáo, hoa sen xanh gắn với ý nghĩa một phần mở. Loài hoa này còn được xem là hiện thân của sự hòa bình và thịnh vượng của một đất nước. Không chỉ vậy, màu xanh này còn gợi lên sự dung hòa của con người và thiên nhiên, cây cỏ hay mây trời.
- Hoa sen tím: Sen tím được xem như biểu tượng cho các giáo phái huyền bí. Những lời dạy của Đức Phật về sự tỉnh ngộ của con người dường như được bộc lộ qua bốn cánh hoa của sen tím. Chính vì vậy, người ta luôn có niềm tin và coi trọng cánh hoa tím như một sự thật cao quý về lời dạy của Phật.
Đọc thêm: Bông Sen Trắng Hoàng Cung Huế – Cảm Hứng Cảnh Quan Trong Sofitel Ecopark Villa
Từ bông sen trắng “Đệ nhất cố đô” tại Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm là công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị nghệ thuật cao, kiến trúc cầu kỳ độc đáo nằm trong khuôn viên cung đình Huế được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Dưới thời vua Thiệu Trị, đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp nhất xứ Thần Kinh ( Kinh đô thần bí ).
Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Hồ Tịnh Tâm được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch. Bốn mặt có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía nam, cửa Đông Hy ở phía bắc, cửa Xuân Quang ở phía đông và cửa Thu Nguyệt ở phía tây. Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại liễu trúc và các thứ hoa cỏ lạ, dưới hồ trồng sen trắng.
Loài hoa này được mệnh danh là “Đệ nhất cố đô” bởi sắc trắng tinh khiết cùng hương thơm thoang thoảng mang lại cảm giác an yên. Khuôn viên Hồ Tịnh Tâm có chu vi 1500m là nơi đi dạo, vãn cảnh của các bậc đế vương, cũng chính nơi đây đã sinh ra cảm hứng cho rất nhiều bài thơ nổi tiếng.
Trừng luyện hàm không nhất vọng xa
Thiềm nha ảnh thủy trám tinh hà
Lâu đài hoa thụ trường sinh cảnh
Thiên địa sơn hà tứ hải gia
Vũ phiến mạn giao thi hóa nhật
Thuấn cầm uyển nhĩ nhập thi ca
Y nhiên nhân trí tình vô hạn
Đồng lạc giao phu thảo vật gia.
——Tịnh hồ hạ hứng – Thiệu Trị hoàng đế——–
Đọc thêm: Hồ Tịnh Tâm Mùa Sen Về – Vườn Thượng Uyển Đẹp Nhất Kinh Đô Huế Thời Nhà Nguyễn
Đến câu chuyện về “Thành Cổ Hoa Sen” Sofitel Ecopark
Việt Nam, những năm 1930 – sự giao thoa giữa văn hoá Việt và nghệ thuật Đông Dương chính là chiếc chìa khoá mở ra nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều kiệt tác nghệ thuật.
Giữa đầm hoa sen rộng lớn nhất Đông Đô, toạ lạc một kiệt tác nghệ thuật của hoàng đế triều Nguyễn mang tên Thành Cổ Hoa Sen. Đây cũng là câu chuyện mà kiến trúc sư lừng danh thế giới sẽ kể tại Sofitel Ecopark.
Sau hồ Tịnh Tâm, thì Hoa Sen Thành Cổ sẽ là nơi thứ 2 lấy hoa sen làm ngoại cảnh, nơi đây luôn toả ra mùi sen thanh khiết và những tia nắng len lỏi trên những hồ hoa sen rộng lớn đẹp không nơi nào sánh được.
Câu chuyện về hoa sen được kể xuyên suốt trong Spa, trong ẩm thực. Đặc biệt, hình ảnh những đóa sen vàng được đặt cùng bức tranh tượng Nam Phương Hoàng Hậu tại khu vực đại sảnh, càng tôn lên vẻ đẹp cao quý của quốc hoa Việt Nam.
Giữa sắc trắng tinh khôi của bạch liên hoa là màu xanh của lá liễu, màu xanh của mái ngói thanh lưu ly thấp thoáng – một công trình dù chúng ta có bước vào không gian bên trong hay bên ngoài ngắm nhìn thì vẫn thấy được sự thân thiện, nhẹ nhàng. Chính màu xanh nơi đây đã tạo sự thư giãn, cải thiện cảm xúc của con người – giúp con người cảm nhận sự an toàn. Thấp thoáng bên dưới màu xanh ấy là những cây cầu đá cong cong được ghép bằng kỹ thuật tinh xảo, gợi nhớ cây cầu đá chùa Bút Tháp, hình ảnh này khiến ta nhớ đến những câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Nét văn hóa Á Đông cùng không gian xanh của thiên nhiên nhiều tầng tán của Ecopark, khiến bất cứ ai khi nhắc tới Thành Cổ Hoa Sen, họ chỉ luôn có một ước mong duy nhất là một lần trong đời được đặt chân tới đây và tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp đỉnh cao của quốc hoa Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về dự án: Sofitel Ecopark Villa