Hồ Tịnh Tâm mùa sen về – Vườn thượng uyển đẹp nhất kinh đô Huế thời nhà Nguyễn

Dưới thời vua Nguyễn, hàng loạt khu vườn Thượng uyển đẹp tuyệt vời làm mê đắm tâm hồn biết bao bậc đế vương đã được tạo lập trong Kinh thành Huế. Có thể nói, với hệ thống cảnh quan xanh đa dạng ở ti tích Huế thì “sự cô đọng” đặc sắc nhất của nó tập trung ở vườn Thượng uyển. Và Hồ Tịnh Tâm nổi bật với sắc tươi xanh được chấm phá bởi bông sen trắng muốt được ví là vườn thượng uyển đẹp nhất kinh đô Huế thời xưa.

Hồ Tịnh Tâm ở đâu?

Hồ Tịnh Tâm nằm trong Kinh thành Huế, trên tuyến đường Đinh Tiên Hoàng và đường Tịnh Tâm Huế, thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế. Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Dưới thời vua Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh.

Hồ Tịnh Tâm nằm trong Kinh thành Huế

Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm.

Đặc điểm về kiến trúc tại Hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m, trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Hồ Tịnh Tâm được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch. Bốn mặt có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía nam, cửa Đông Hy ở phía bắc, cửa Xuân Quang ở phía đông và cửa Thu Nguyệt ở phía tây. Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại liễu trúc và các thứ hoa cỏ lạ, dưới hồ trồng sen trắng.

  • Đảo Bồng Lai ở phía nam hồ, chính giữa có điện Bồng Doanh. Điện có kiến trúc 3 gian 2 chái, mái trùng diêm, lợp ngói Hoàng lưu li, điện xây mặt về hướng nam, có lan can gạch bao quanh, phía trước có cửa Bồng Doanh, cầu Bồng Doanh nối đảo với bờ hồ phía nam. Phía đông điện Bồng Doanh có nhà Thủy tạ Thanh Tâm, quay mặt về hướng đông. Phía tây điện có lầu Trừng Luyện, quay mặt về hướng tây. Phía bắc là cửa và một cây cầu mang tên Hồng Cừ.
  • Đảo Phương Trượng: giữa có gác Nam Huân, quay mặt về hướng nam, 2 tầng, mái lợp ngói hoàng lưu li. Phía nam có cửa Bích tảo và cầu Bích tảo. Phía bắc đảo có lầu Tịnh tâm, xây mặt hướng bắc. Phía đông có nhà Hạo Nhiên (năm 1848 đổi thành Thiên Nhiên), quay mặt về hướng đông. Phía tây có hiên Dưỡng Tính quay mặt về hướng tây. Giữa hai đảo có đình Tứ Đạt nằm giữa một hệ thống hành lang mái lợp ngói gồm 44 gian, chạy nối vào cầu Bích Tảo ở phía nam và cầu Hồng Cừ ở phía bắc.
Kiến trúc hồ Tịnh Tâm
  • Đảo Doanh Châu: Giữa hồ Tịnh tâm có đê Kim Oanh nối liền từ bờ đông qua bờ tây. Phía đông đê có cầu Lục Liễu, 3 gian, mái lợp ngói. Phía nam, đê gắn với một hành lang dài 56 gian, ở giữa là cầu Bạch Tần. Phía nam cầu có nhà tạ Thanh Tước để thuyền vua ngự. ở đoạn cuối phía tây của hành lang lại có nhà Khúc Tạ, thông với một nhà tạ khác, là Khúc Tạ Hà Phong qua một hành lang nhỏ dựng trên mặt nước. Phía nam nhà tạ này là đảo Doanh Châu.

Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, tinh mỹ, hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ 19.

>> Đọc thêm: Bông sen trắng hoàng cung Huế – cảm hứng cảnh quan trong Sofitel Ecopark Villa

Hồ Tịnh Tâm mùa sen về – Vườn thượng uyển đẹp nhất kinh đô Huế thời nhà Nguyễn

Vốn là khu thượng uyển nổi tiếng hàng đầu của vương triều Nguyễn, Tịnh Tâm từng được vua Minh Mạng làm thơ ca ngợi 10 bài liền với tiêu đề Bắc hồ thập cảnh. Vua Thiệu Trị lại xếp hạng Tịnh Tâm vị thứ 3 trong danh mục Thần Kinh nhị thập cảnh.

Khi Vua Minh Mạng tại vị, tiếp tục quy hoạch cảnh quan kinh đô, chia hồ Ký Tế làm đôi: một bên là hồ Học Hải – nơi sẽ thiết lập Tàng Thư Lâu; còn một bên là hồ Tịnh Tâm – chỗ dành cho “đấng thiên tử” cùng hoàng thân quốc thích tiêu dao thưởng ngoạn và di dưỡng tinh thần.

Vua Minh Mạng lại cho đắp đê Kim Oanh băng ngang hồ Tịnh Tâm và tiến hành kế hoạch sửa sang tôn tạo khu vực này. Dưới sự chỉ huy của Đô thống hữu quân Nguyễn Tăng Minh và Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú, cả lực lượng 8.000 binh lính đã dốc sức xây dựng Tịnh Tâm thành một công trình to lớn nhất và xinh đẹp nhất so với tất cả ngự viên ở đế đô nói riêng, toàn quốc nói chung.

Bông sen trắng tinh khiết trong hồ Tịnh Tâm

Đảo Phương Trượng nằm giữa hồ nhỏ phía bắc, giữa hồ lớn phía nam là đảo Doanh Châu và đảo Bồng Lai. Trên đảo Bồng Lai có điện Bồng Doanh nguy nga tráng lệ – còn gọi Bồng Dinh – lại là nơi mà về sau, năm Quý Tị 1893, các quan phụ chính tuân lệnh lưỡng tôn cung đã đưa vua Thành Thái ra đó “an dưỡng tâm thần”

Người dân xứ Huế xưa nay quen gọi một cách vắn tắt: hồ Tịnh. Và nhắc tới hồ Tịnh, ai nấy liền nghĩ ngay tới đặc sản lừng danh của địa phương: sen. Sen trong hồ Tịnh có hoa nhiều cánh nhỏ màu hồng màu trắng, được thiên hạ tôn vinh là “giống sen quý nhất trong tất cả giống sen”. Diện tích mặt hồ rất rộng, được bao bọc bởi những cây cối xanh tươi, theo đó là sắc hồng, sắc trắng của những cánh sen đang đến mùa đua nhau nở, sen ở hồ khá nhiều, gần như phủ khắp trên mặt nước, nên nhìn từ xa luôn mang đến cảm giác thanh bình.

Hồ Tịnh Tâm được xem là thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ 19 nói chung và Cố Đô Huế nói riêng. Với những nét kiến trúc theo hướng cung đình, nghệ thuật, không những thế cảnh quan thiên nhiên tại Hồ luôn mang đến sự bình yên, nhẹ nhàng, giúp du khách thư giãn, hòa mình vào bầu không khí trong lành nơi đây.

>> Tham khảo kiến trúc cung đình Huế trong kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686