Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình nằm tại vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc Bộ có diện tích núi chiếm 46% trên tổng diện tích 4.662.5 km², lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam. Cho đến nay, Hòa Bình đang thực hiện Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình theo số 1314/QĐ-UBND như sau.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình

Mục tiêu phát triển vùng

– Cụ thể hoá các chủ trương chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hòa Bình.

– Phát huy, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, các thế mạnh về công nghiệp, du lịch, năng lượng, khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái, vị trí địa lý để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tầm nhìn của vùng

– Là một vùng có vị thế kinh tế, văn hóa quan trọng của cả nước, có hệ thống đô thị phát triển với kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ;

– Là trung tâm văn hóa, lịch sử, trung tâm du lịch của vùng thủ đô Hà Nội và cả nước

Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

Hiện nay, Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, 10 thị trấn, 10 phường và 131 xã.

Bản đồ hành chính Hòa Bình

9 huyện của tỉnh Hòa Bình bao gồm: huyện Cao Phong, huyện Đà Bắc, huyện Kim Bôi, huyện Kỳ Sơn, huyện Lạc Sơn, huyện Lạc Thủy, huyện Lương Sơn, huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc, huyện Yên Thủy.

Phạm vi lập quy hoạch

Trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình bao gồm 11 huyện, thành phố, giáp ranh giữ 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc trung Bộ của Việt Nam. Ranh giới với các tỉnh khác cụ thể như sau:

– Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ.

– Phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

– Phía Đông giáp với thành phố Hà Nội.

– Phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

Tìm hiểu thêm:  Sun Group đầu tư Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp Hòa Bình

Định hướng phát triển không gian vùng

Vùng trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh (bao gồm thành phố Hòa Bình – huyện Kỳ Sơn – huyện Lương Sơn-Bắc huyện Lạc Thuỷ):

+ Phát triển vùng đô thị – công nghiệp thành phố Hòa Bình – huyện Kỳ Sơn – huyện Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế Quốc lộ 6 và đường cao tốc Hoà Lạc – Thành phố Hoà Bình, liên kết với Thủ đô Hà Nội;

+ Tập trung đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh, là động lực kéo theo các vùng khác phát triển;

+ Phát triển thành phố Hoà Bình trở thành trung tâm chính trị, động lực kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ của tỉnh; huy động các nguồn lực để xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề để sớm thành lập thị xã Lương Sơn;

+ Đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp Nam Lương Sơn, khu công nghiệp Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn), khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà (thành phố Hòa Bình), khu công nghiệp Mông Hoá, khu công nghiệp Yên Quang ( huyện Kỳ Sơn), khu công nghiệp Thanh Hà (huyện Lạc Thuỷ);

+ Quy hoạch đất đai dọc tuyến đường Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Lương Sơn) cho phát triển các cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ.

Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng Hòa Bình

Vùng phát triển kinh tế phía Đông và Nam của tỉnh (bao gồm huyện Kim Bôi, Nam huyện Lạc Thủy, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Sơn).

+ Phát triển vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21 và các khu vực dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

+ Quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lạc Thịnh (huyện Yên Thuỷ). Tập trung xây dựng các cụm, điểm công nghiệp ở dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở huyện Lạc Sơn, huyện Yên Thủy. Quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống và các ngành nghề nông thôn;

+ Hoàn thành đầu tư các dự án lớn như: Dự án xây dựng nâng cấp các tuyến Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B.

Vùng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc của tỉnh (bao gồm các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong).

+ Phát triển vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Quốc lộ 12B, Quốc lộ 15;

+ Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng du lịch khu vực lòng hồ sông Đà trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Phát triển vận tải thủy, chú trọng đầu tư xây dựng cảng, các tuyến đường vào cảng, các đội tàu thuyền nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa với tỉnh Sơn La.

+ Đầu tư xây dựng các cụm, điểm công nghiệp để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản;

+ Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, đầu tư các điểm bưu điện văn hóa xã, bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ

Theo chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025 của TP. Hà Nội, tỉnh Hòa Bình được hưởng lợi trực tiếp từ dự án cao tốc Đại lộ Thăng Long (đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hoà Bình) và dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai. Với số vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, chiều dài khoảng 21,7km, dự án Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai được đánh giá là một trong những tuyến đường quan trọng tại cửa ngõ phía Tây Thủ đô, kết nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, trong đó có Hòa Bình.

Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu (tỉnh Sơn La)

Cùng với đó, chính quyền tỉnh Hòa Bình cũng đề xuất triển khai thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như đường nối TP. Hòa Bình – Kim Bôi, đường tỉnh 450, đường tỉnh 436…; nỗ lực huy động mọi nguồn lực để đầu tư các tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, đường Hồ Chí Minh – vành đai 5 Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh), xây dựng các tuyến tránh qua khu vực đông dân cư ở các thị trấn…

Giao thông đường thuỷ

– Trên cơ sở tình hình hoạt động của các tuyến sông, tiến hành nạo vét, chỉnh trị luồng, đưa vào cấp các đoạn sông đang khai thác mà chưa vào cấp. Đảm bảo cho các phương tiện có trọng tải từ 150 đến 200 tấn qua lại thuận lợi và an toàn.

– Các luồng tuyến vận tải thuỷ chính:

+ Thành phố Việt Trì – thành phố Hoà Bình (dài 57km);

+ Hồ Hoà Bình – Vạn Yên (dài 95km).

  • Các cảng lớn

+ Cảng Hoà Bình (cảng Bến Ngọc): Là cảng tổng hợp, năng lực thông quan của cảng là 500.000 tấn/năm vào năm 2020, cỡ tàu ra vào cảng là tàu tự hành trọng tải đến 200 tấn và xà lan.

– Cảng Ba Cấp: Nâng cấp các công trình để đạt là cảng tổng hợp cấp IV với công suất dự kiến là 250.000 tấn/năm. Diện tích khoảng 5,5ha, cỡ tàu ra vào cảng 200 tấn, chiều dài bến 428m.

– Cảng Bích Hạ: Là cảng tổng hợp đầu mối của khu vực, phục vụ khai thác du lịch lòng hồ và vận chuyển hàng hoá lên khu vực Tây Bắc.

Giao thông đường sắt

Tuyến thành phố Hà Nội- thành phố Hòa Bình (đi cùng hành lang đường bộ) có tổng chiều dài 65km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường sắt đô thị; ga Hòa Bình là điểm cuối của tuyến đường sắt nội vùng Hà Nội, có vị trí tại khu đô thị mới Trung Minh (xã Trung Minh, thành phố Hoà Bình). Tính chất là ga hành khách vùng.

>> Tìm hiểu thêm: Quần thể dự án Sun Group Hòa Bình

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686