Ngói thanh lưu ly cung đình Huế khơi nguồn thiết kế dự án Sofitel Hanoi Ecopark
Huế xưa nay vốn nổi tiếng với kiến trúc cung đình xa hoa, diễm lệ, nhưng vẫn mang đậm tính chất phong thuỷ. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế truyền thống, ngói lưu ly luôn là hình ảnh quen thuộc gắn liền với những cung điện, đền đài nguy nga. Tuy nhiên, ngói thanh lưu ly tại cung đình Huế lại là hình ảnh khơi nguồn cảm hứng thiết kế dự án Sofitel Hanoi Ecopark sắp tới đây của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới.
Đôi nét về ngói thanh lưu ly – ngói truyền thống trong cung đình Huế
Ngói thanh lưu ly là gì?
Ngói lưu ly hay còn gọi là ngói âm dương. Tên chính xác hơn là ngói âm dương tráng men. Đây là loại ngói vô cùng quen thuộc trong các công trình kiến trúc ở Đông Á và Đông Nam Á. Từ ngàn xưa thì ngói lưu ly đã gắn liền với các công trình kiến trúc của Việt Nam. Hình ảnh ngói lưu ly có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi đâu trên đất Việt, từ phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ kính hay những mái nhà quen thuộc làng quê nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến cung đình Huế.
Ngói lưu ly (âm dương) là loại ngói đặc trưng, phổ biến trong các công trình xưa cổ với 1 đầu nhỏ và một đầu lớn. Loại ngói này có cấu tạo từ ngói dương và ngói âm xếp đan xen với nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái. Một bộ ngói âm dương đầy đủ bao gồm:
- Ngói âm: Viên ngói to được tráng men ở mặt lõm, nằm ngửa lên.
- Ngói dương: Viên ngói được tráng men ở mặt lồi, nằm tròn úp.
- Diềm (gồm diềm âm và diềm dương): Là phần trang trí mái nhà.
Ngói âm và ngói dương thường được phủ một lớp men lưu ly bên ngoài, chính vì vậy loại ngói này được gọi với cái tên ngói lưu ly. Men lưu ly trên mái ngói âm dương là loại men gốm thuộc dòng men tốt, độ bền cao, có tác dụng tạo màu rất đẹp với tông màu trùng màu men cổ ngói lợp nhà.
Theo màu men, ngói lưu ly có thể chia làm nhiều loại và phổ biến nhất đó là ngói hoàng lưu ly (vàng) và thanh lưu ly (xanh). Vậy ngói thanh lưu ly chính là ngói lưu ly có lớp men màu xanh.
Nguồn gốc về ngói lưu ly
Ngói lưu ly hay gói âm dương xuất hiện vào thời Đông Hán. Phò tá cho Tào Tháo lúc Tào Tháo có một vị thầy phong thủy, đồng thời phụ trách công việc di chuyển xây dựng cung điện nhà ở. Một hôm ông được Tào Tháo gọi vào dự định xây 1 căn hoàng lầu, nhưng Tào Tháo muốn mẫu lầu đẹp và mới lạ hơn. Nếu không nghĩ ra được sẽ xử nặng hoặc chém đầu cả gia đình.
Lúc ấy rất lo lắng và sợ hãi vị thầy này mất ăn mất ngủ , ngày thứ 2 được giao nhiệm vụ không may vị thầy này bị ngã nằm miên man và trong lúc mê man, vị thầy nhìn thấy một 1 cụ già tóc trắng hiện lên nói, âm dương là khí hòa trời đất và đưa cho vị thầy ấy một hòn đất hình trụ. Lúc tỉnh dậy vị thầy họ Khúc ấy miệt mài làm 1 ngày 1 đêm đã ra được hình những viên ngói giống nhau nhưng đối ngược nhau về góc cạnh, và ông đặt tên là ngói âm ngói dương.
Sau đó ngói âm dương này được chuyển giao sang Việt Nam. Từ ngói âm dương người Việt vẫn hay gọi loại ngói này là ngói lưu ly bởi tên lưu ly một phần ám chỉ màu sắc ngói.
Ý nghĩa phong thuỷ của ngói thanh lưu ly
Xa xưa thì 2 thái cực âm dương đã trở thành khái niệm ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Khái niệm âm dương không chỉ đơn thuần là quan niệm hình thành trong đời sống văn hóa người Việt mà còn trở thành triết lý của người Á Đông.
Ngói lưu ly (ngói âm dương) đại diện cho những biểu tượng của trời đất. Đặc biệt sự kết hợp ấy theo quan niệm xưa mưa thuận gió hòa, cuộc sống êm ấm ổn định. Trong kiến trúc nguyên lý âm dương được vô cùng chú trọng, vì việc xây dựng những ngôi nhà nếu có sự kết hợp hài hòa giữa âm dương sẽ giúp cho ngôi nhà và gia chủ luôn luôn san sẻ và gặp nhiều thuận lợi trong gia đình và làm ăn.
Trong quan niệm phong thủy ngói lưu ly (ngói âm dương) là sự chan hòa của trời đất, là sự dung hòa may mắn thuận lợi.
>> Đọc thêm: Bông sen trắng hoàng cung Huế – cảm hứng cảnh quan trong Sofitel Hanoi Ecopark
Ngói thanh lưu ly – phần văn hoá cổ kính cung đình Huế
Ấn tượng và nét đặc trưng riêng có ở các công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn hiện nay chính là phần mái ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly. Màu sắc của những viên ngói không chỉ thể hiện cho sự phân biệt quyền lực tối cao của nhà vua, mà còn chứa đựng giá trị thẩm mỹ và triết lý sâu xa.
Sau khi Huế được chọn là kinh đô, trong khoảng 1802 – 1810, để cung ứng gạch ngói cho công việc xây dựng kinh thành, hoàng thành, tử cấm thành, cung diện, quan thự, đàn miếu… triều đình đã huy động vật liệu từ khắp cả nước, ngoài ra còn huy động hàng ngàn người dân khắp nơi về kinh đô để xây dựng trên 40 lò gạch ngói. Nhưng phải đến cuối năm 1810, lịch sử ngói lưu ly mới mở ra và được viết trang đầu tiên.
Ngói lưu ly được sản xuất ở Khối Thượng nay là Long Thọ liên tiếp 75 năm từ 1810 – 1885. Tới năm 1885 xảy ra biến cố “thất thủ kinh đô” làm cho đội thợ sành sứ phải về quê. Đồng thời, trận bão năm 1904 đã làm cho xưởng sản xuất ngói lưu ly ở Long Thọ sụp đổ.
Năm 1909, Thượng thư Bộ Công Võ Liêm đã tìm tới ông Bogaert. Đề nghị ông nghiên cứu những bí quyết để sản xuất ra ngói tráng men. Và sau một thời gian thì lò nung kiểu nhỏ đã được xây dựng ở Trung Quốc. Đến năm 1945, do những biến cố về chính trị, nghề ngói lưu ly lại bị gián đoạn thêm 1 lần nữa kéo dài hơn 45 năm.
Ngói lưu ly được dùng chủ yếu cho các công trình cho vua quan, các cung điện trong hoàng thành Huế. Chỉ tính riêng các loại gạch ngói men dùng để trang trí các công trình kiến trúc thuộc quần thể di tích hoàng thành Huế đã có đến 42 loại với kiểu dáng phong phú, hoa văn chữ thọ, chữ vạn, tứ tượng, thiên địa, hoa thị, ô trám, quy giáp, hoa chanh, bầu rượu. Ngói quý, đặc biệt nhất là ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly. Xưa, loại ngói này được sản xuất nhằm phục vụ cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn.
Trái ngược với ngói hoàng lưu ly được sử dụng cho những cung điện Vua ngự màu vàng là biểu tượng của Thiên tử, của ánh sáng, ngói thanh lưu ly lại được sử dụng cho các công trình dành cho hoàng thân và cung của các phi tần hoàng hậu như Trường Sanh cung, Tả Vu, Hữu Vu, hệ thống trường lang,….
Để làm lên những viên ngói với ý nghĩa biểu tượng cao như vậy, người thợ ở những lò gốm cung đình xưa phải trải qua rất nhiều công đoạn, với những bí quyết riêng có mà đa phần đến thời đại hiện nay đã bị thất truyền, nhất là cách pha chế nước men tạo màu sắc đặc trưng của ngói thanh lưu ly. Ngói thanh lưu ly thích hợp cho nhưng cung điện dành cho phi tần và hoàng hậu bởi nó mang lại vẻ quý phái và thanh thoát thích vô cùng.
>> Đọc thêm: Câu chuyện về những bóng hồng bên cạnh vua Bảo Đại tại Sofitel Hanoi Ecopark
Ngói thanh lưu ly khơi nguồn cảm hứng tại kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark
Xứ Huế vốn là đất kinh kỳ với những đền đài, cung điện, lầu các vàng son. Bên cạnh cung điện tráng lệ của vua chúa, còn có những cung điện xa hoa của cung tần mỹ nữ, hoàng hậu. Không gian vương giả quyền quý với mái ngói thanh lưu ly sẽ được tái hiện lại rõ nét tại kiệt tác Sofitel Hanoi Ecopark của CĐT Ecopark sắp tới đây.
Ngói thanh lưu ly có tuổi thọ khá cao, ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp. Chính nhờ cấu tạo nửa vòng úp đã tạo ra tác dụng cho khoảng trống giữ khí, thông gió cho cả công trình.
Tuy nhiên, men xanh là loại men nhạy cảm với lửa, rất khó để cho ra màu đồng đều, đó là chưa kể đến việc Sofitel Ecopark lại sử dụng hàng nghìn viên ngói. Để có được sự đồng đều về màu sắc đó là cả một sự kỳ công, cận thận, tỉ mỉ trong việc nung ngói. Trong quá trình sử dụng nếu không may chỉ 1 viên nứt vỡ thì phải thay thế cả dây, việc tu sửa cũng rất phức tạp và tốn kém cả kinh phí bảo trì.
Ngói thanh lưu ly sự tinh tế trong những trạm khắc, ngói âm và ngói dương kết hợp với nhau, kết hợp với ngôi nhà tạo những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển mềm mại khiến cho công trình trở nên bề thế sang trọng, mà không ai đi qua là không đứng lại ghé nhìn chiêm ngưỡng.
>> Chi tiết dự án tham khảo tại: