Loại hình và cách bài trí các loại cổng, cửa trong kiến trúc Cung Đình Huế

Cho đến nay, có thể nói rằng, không nơi nào trên đất nước Việt Nam này có thể so với Huế v ề sự phong phú, đa dạng của các loại cổng/cửa theo kiểu truyền thống. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Huế vốn là cố đô cuối cùng và duy nhất của Việt Nam còn giữ được diện mạo của một kinh đô thời quân chủ. Hãy cùng tìm hiểu các loại hình cổng/cửa tiêu biểu nhất của Huế trong bài viết này.

Sự quan trọng đặc biệt của cổng cửa trong kiến trúc Cung Đình Huế.

Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, cổng/cửa là một trong những loại hình kiến trúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nói cổng vừa phản ánh được đặc trưng của nền kiến trúc hay khu vực kiến trúc ấy. Đối với kiến trúc truyền thống Huế, đặc biệt là kiến trúc cung đình thời Nguyễn, điều này luôn được thể hiện rõ nét.

Sự phong phú và đa dạng của các loại cổng/cửa theo kiểu thức truyền thống: Cửa ải, cửa kinh thành, cửa hoàng cung, cửa dinh thự quan lại,… với đủ hình dáng, kiểu thức về kiến trúc: quan ải, tam quan, khuyết, môn,…

cổng vừa phản ánh được đặc trưng của nền kiến trúc hay khu vực kiến trúc ấy.

Huế là cố đô cuối cùng và duy nhất của Việt Nam vẫn còn giữ được diện mạo của một kinh đô thời quân chủ bởi vậy đa dạng kiến trúc cũng là điều dễ hiểu. Và còn hơn thế, về lịch sử kiến trúc, Huế chính là ví dụ điển hình cho sự chuyển biến, tích hợp cực kỳ uyển chuyển của một kinh đô từ thời trung đại qua cận đại rồi đến hiện đại.

Các loại cổng/cửa trong kiến trúc cung đình Huế và cách bài trí

Cửa quan (cửa quan ải)

Nguyên là một loại hình kiến trúc quân sự thường đặt ở nơi hiểm yếu để trấn giữa 1 vùng đất quan trọng tại biên giới 2 nước hoặc 2 tỉnh, 2 phủ.

Ở 2 đầu Bắc Nam của kinh đô Huế là 2 cửa Hoàng Sơn Quan đứng sừng sững trên đèo Ngang và Hải Vân Quan tức Thiên hạ đệ nhất Hùng Quan uy nghi trên đỉnh núi Hải Vân. Đây chính là hai cửa đáng chú ý nhất trên đường Thiên Lý xưa của người Việt, cả hai đều được vua Minh Mạng cho khắc hình tượng vào Cửu Đỉnh đặt trên sân Thế Miếu.

Thiên Hạ Đệ nhất Hùng Quan

Ngày nay, cụm kiến trúc cửa ải Hải Vân được xây bằng gạch đặc từ năm 1826 vẫn còn khá nguyên vẹn. Có thể cho rằng, Hải Vân Quan là cụm kiến trúc với nhiều yếu tố cấu thành một pháo đài quân sự khá kiên cố gồm 5 công trình là: 2 cửa vòm, nhà trú ẩn, võ khố, và hệ thống thành luỹ.

Hai cửa vòm xây gạch có tên là Thiên Hạ Đệ nhất Hùng Quan nhìn về phía Đông (Huế) và Hải Vân Quan nhìn về phía Nam (Đà Nẵng). Nhìn chung cả 2 cửa trên đều có chung kiến trúc với Hoành Sơn Quan trên đèo Ngang. Chúng đều dựa vào sự hiểm yếu của địa hình để bố trí, nhằm tạo nên thế “Nhất phu đương quan vạn phu mạc khai” mà khoa học quân sự thời cổ thường nhấn mạnh.

Cửa kinh thành

KInh thành Huế dưới thời nhà Nguyễn có đến 10 cửa đường bộ và 2 cửa đường thuỷ. Mười cửa đường bộ đều có vọng lâu 2 tầng và xây dựng bằng gạch đá theo cùng một kiểu thức: tầng dưới cùng trổ xuyên qua thân thành, dạng Nguyệt môn. Lòng cổng hình vòm cuốn, rộng 3,82m; cao 5,19m. Dưới có 2 cánh lớn bằng gỗ lim nẹp sắt rất đồ sộ, dưới có gắn bánh xe để tiện việc đóng mở, các cối cửa, cối then đều làm bằng đá Thanh khá kiên cố.

Ở mặt trước phía trên vòm cửa đều có gắn một tấm hoành bằng đá Thanh lớn ghi tên cửa. Hai tầng vọng lâu bên trên xây cao vượt lên mặt thành hơn 9m, dạng “Tam quan – cổ lâu”, mái lợp ngói ống.
Điều đáng chú ý là cửa thành được xây theo phong cách truyền thống, song phần thân thành lại xây theo phong cách phương Tây, tuy vậy vẫn rất hài hoà.

các cửa Kinh thành vừa thanh mảnh vừa có duyên, phù hợp với phong cách chung của kiến trúc truyền thống Huế.

Các kiến trúc sư thời Nguyễn đã khéo gắn kết và điều hòa các khối vuông nặng nề của thân cửa và thân thành bằng 2 hệ thống lan can đặt ngay trên thành, tạo dáng như những đường lượn hình bán nguyệt mềm mại. Vì thế từ phía sau trông lại, các cửa Kinh thành vừa thanh mảnh vừa có duyên, phù hợp với phong cách chung của kiến trúc truyền thống Huế.

Cửa Hoàng thành – Tử Cấm Thành

Cửa bố trí trên vòng tường Hoàng thành

Hoàng thành Huế chỉ có 4 cửa, trổ tại khoảng giữa 4 mặt thành Nam, Bắc, Đông, Tây là Ngọ Môn, Hoà Bình Môn, Hiển Nhơn Môn và Chương Đức Môn, mỗi cửa đều có chức năng riêng và trong lịch sử tổn tại đã có những biến đổi nhất định.

Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành với bình diện hình chữ U duyên dáng như vòng tay đón khách, dù nhìn từ chính diện hay 1 bên Ngọ Môn vẫn đồ sộ như 1 toà lâu đài. Thức cấu trúc của Ngọ Môn là sự kết hợp đài-môn-lâu. Phần lầu Ngũ Phụng bên trên gồm 2 tầng, mái lớp ngói ống lưu li, kiểu “1 lầu vàng 8 lầu xanh” rất sinh động.

Có lẽ ai từng đến thăm Cố cung Bắc Kinh, ngắm nhìn cửa Ngọ môn Tử Cấm Thành Trung Hoa thì mới thấy hết vẻ diễm lệ của Ngọ Môn Huế. Nổi bật giữa bóng cây xanh, hoa cỏ và mặt nước Ngọ Môn Huế luôn gợi cho người ta cảm giác thật thư thái và bình yên. Có lẽ vì đây hình ảnh này trở thành biểu tượng cho xứ Huế.

Cổng Ngọ Môn – hình ảnh này trở thành biểu tượng cho xứ Huế.

Cửa Hoà Bình: là cửa phía Bắc của Hoàng Thành, ban đầu tên là Củng Thần, làm theo kiểu “tam quan-môn lầu”. Cửa Hoà Bình có kiến trúc khá đặc biệt, dạng nghi môn xây gạch nhưng chỉ có 1 tầng, cửa có nóc và mái lợp ngói như một ngôi điện. Ngày xưa, chiếc cầu Kim Thuỷ nối từ cổng băng qua hồ Nội Kim Thuỷ đến trước cửa Tường Loan của Tử Cấm Thành được làm theo lối “thượng gia hạ kiều” với phần mái lợp “ngói ván” nhưng nay phần mái này đã bị triệt giải.

Cửa Hiển Nhơn và cửa Chương Đức: ở phía Đông và Tây của Hoàng Thành. Đây là 2 chiếc cửa có cùng kiểu thức và quy mô. Từ năm Gia Long thứ 10 (năm 1811) Cửa Chương Đức được cải tạo và xây thêm vọng lâu bên trên. Từ đây trở đi, 2 cửa Hiển Nhơn và Chương Đức mang kiểu thức của một tam quan-môn lâu khung gỗ tiêu biểu của thời Nguyễn. Tương tự như Hiển Đức Môn (Lăng Minh Mạng), Hồng Trạch Môn (Lăng Thiệu Trị), Khiêm Cung Môn (Lăng Tự Đức) nghĩa là cửa gồm 3 gian, mỗi gian mở 1 cửa bên trên có vọng lâu, phần mái lợp ngói.

Cửa Chương Đức

Lần cải tạo quan trọng nhất là vào thời Khải Định. Khi cải tạo cửa Chương Đức người ta bỏ toàn bộ kết cấu gỗ, xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn 1 nghi môn đồ sộ 2 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ rất tiêu biểu của phong cách thời Khải Định. 2 năm sau, Cửa Hiển Nhơn cũng được cải tạo như vậy.

Đây là 2 cánh cửa tiêu biểu cho phong cách thời Khải Định. Hầu hết các diện tích mặt tường ngoài đều có các hoạ tiết trang trí gắn sành sứ dưới nhiều hình thức khác nha, chi tiết khác nhau như: hổ phù, ô hộc trang trí, các chi tiết có dạng phù điêu áp tường, gờ chỉ được phân bố dày đặc nhưng hài hoà.

Cửa Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành Huế nguyên xửa có 7 cửa: Nam 1 cửa, 3 mặt còn lại mỗi mặt 2 cửa. Trong các cửa Tử Cấm Thành, đáng chú ý nhất là cửa chính Đại Cung Môn ở mặt Nam. Đây là một môn lâu làm bằng gỗ, được xây dựng năm 1833 thời Minh Mạng. Có thể nói, Đại Cung Môn là một kiến trúc gỗ lớn và đẹp nhất của Hoàng Cung Huế. Cửa rộng 5 gian, bộ vì kèo kiểu chồng rường được chạm trổ công phu, các liên ba khảm đầy thơ và các hoạ tiết trang trí, mái lợp ngói lưu li vàng, toàn bộ cửa sơn son thếp vàng lộng lẫy…

6 Cửa còn lại của Tử Cấm Thành đều làm theo kiểu nguyệt môn 1 gian, mái đắp nhiều tầng, các chi tiết trang trí đều đắp vữa gắn sành sứ, riêng 2 cửa Tường Loan, Nghi Phụng ở mắt Bắc, thân cổng có gắn những tấm hạch hoa đúc rỗng để trang trí, trông khá lạ mắt.

Cửa Tử Cấm Thành sơn son thếp vàng lộng lẫy

Cửa Duyệt Thị ở mặt Đông Tử Cấm Thành có lẽ được mở vào cuối thời Nguyễn với phần trán cửa nhô cao, giả kiểu cổ lâu nhưng phần lâu phía trên được làm đơn giản và cách điệu khá hiện đại với những lớp mái đắp giả ngói ống.

Nhìn chung, các cửa Tử Cấm Thành được bố trí theo lôi “thất khẩu” với 7 cưa r phân bố theo kiểu 1-2-2-2 nhưng không đăng đối với nhau.

Cửa các khu vực khác trong Hoàng Thành

Nhìn chung về cách quy hoạch, Hoàng Thành cũng được chia thành 9 khu vực và tại mỗi khu vực đều có hệ thống tường thành, cổng/cửa để giới hạn phân lập với khu vực khác.

Kiểu thức bố trí theo dạng “thất khẩu” (Tử Cấm Thành), “trùng thành ngũ khẩu” (khu Hưng-Thế Miếu, Triệu-Thái Miếu), “Tứ khẩu” (Cung Diên Thọ, Trường Sanh, vườn Cơ Hạ), “tam khẩu” (Phủ Nội Vụ)…

Cổng cửa tại các lăng tẩm triều Nguyễn

Ngoài 7 khu lăng của các hoàng đế, còn có hàng chục lăng, sơn phần, viên tẩm của các chúa Nguyễn, các hoàng hậu, phi tần, hoàng thân… Các lăng, sơn phần, Viên tẩm đó đều có kiểu thức cấu trúc tương đối thống nhất quy mô khác nhau.

Tuy nhiên, hệ thống cửa của 7 khu lăng hoàng đế đều có những đặc điểm chung sau:

  • Mỗi khu lăng đều có vòng la thành bao bọc đểu trổ 3 cửa theo lối “tam khẩu, trong đó cửa chính là một nghi môn
  • 5 khu lăng được xây dựng theo kiểu truyền thống là lăng Gia long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh đều có nghi môn gỗ, có môn lầu trước phần tẩm điện. Các nghi môn này về kiểu thức cơ bản là giống nhau, tương tự các cửa Hiển Nhơn, Chương Đức tại Hoàng Thành. Cửa chính của lăng có nghi môn xây gạch, mái đắp làm 3 tầng giả ngói, tương tự cửa chính các miếu thờ tại Hoàng Thành (trừ lăng Gia Long và lăng Thiệu Trị). Riêng lăng Dục Đức có nghi môn 3 tầng khá độc đáo, lăng Khải Định Nghi môn có kiểu dáng Châu Âu.
  • Mỗi khu lăng đều có nguyệt môn trước Bửu Thành ( gọi là Bửu Thành Môn)
Cửa Lăng Vua Gia Long

Cổng cửa tại các đàn miếu, tự quán

Nằm ngoài Hoàng Thành còn có cung Khánh Ninh, cung Bảo Định, miếu Cung Tôn, Văn Miếu, Võ Miếu,… Quy mô cùng cách bố trí cổng/cửa tại các khu miếu có sự khác biệt khá lớn.

Các Cung khác đều có hệ thống cửa theo kiểu “tứ khẩu” hoặc “tam khẩu”, cũng có các miếu làm theo kiểu một cửa, nguyệt môn bố trí ở mặt nước.

Về các đàn tế, đều có chung thức “tứ khẩu”, 4 cửa bố trí ở 4 mặt tường thành, trong đó cửa chính là một tam quan – môn lâu.

Cổng cửa tại các phủ đệ, dinh thự

Trên đất Kinh đô Huế xưa có rất nhiều phủ đệ, dinh thự của thân vương, hoàng tử, công chúa, quan lại. Nhìn chung, các phủ đệ dinh thự đều có 1 kiểu “nhất khẩu” duy nhất bố trí ở trung tâm chính điện, chỉ có 1 số phủ đệ dinh thự lớn mới có “tam khẩu” 3 cửa.

Cửa phủ đệ dinh thự tại Huế

Cổng cửa phủ đệ dinh thự cũng khá đa dạng, có loại tam quan-môn lâu bề thế được trang trí công phu, có loại làm theo lối cửa vòm nguyệt môn không trang trí. Phần lớn vật liệu được sử dụng là gạch, gỗ, hay kết hợp giữa gỗ và gạch ngói nhưng không nhiều. Tuy nhiên cũng có những cửa được tạo dáng khá công phu hình thức khá trang nhã.

>> Đọc thêm: Phong cách kiến trúc Cung Đình Huế – Chứng nhân lịch sử thuở vàng son

Tổng kết

Cách bố trí hệ thống cổng cửa trong kiến trúc cung đình Huế có thể nói là phong phú. Cách quy hoạch ấy khiến ta có cảm tưởng như các kiến trúc thời Nguyễn ít bị lệ thuộc vào những công thức truyền thống trong cách bố trí cổng cửa mà dường như họ luôn tạo ra sự phù hợp một cách sinh động.

Quy mô, hình thức, chất liệu của hệ thống cổng cửa trong kiến trúc cung đình Huế cũng hết sức phong phú và có phong cách riêng.

Về giá trị, cổng cửa là “người đại diện” vừa phản ánh đặc trưng của nền kiến trúc vừa phản ánh vị trí quy mô của nền kiến trúc hay khu vực kiến trúc ấy.

>> Tham khảo chi tiết dự án sắp tới được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung Đình Huế: 

 

*Bài viết tham khảo nội dung tạp chí Di sản văn hoá số 4

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686