Từ “kỳ tích sông Hàn” đến câu chuyện về “kỳ tích bên bờ sông Lam”
Mỗi khi nhắc đến Hàn Quốc người ta nghĩ ngay tới một quốc gia phát triển hàng đầu ở Châu Á nhưng nhiều người không biết rằng từ một quốc gia nghèo đói nhất thế giới do bị chiến tranh tàn phá nặng nề đất nước này đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế. “Kỳ tích Sông Hàn” ra đời bởi đó. Cách đó hơn 2000km, tại Việt Nam, bên bờ sông Lam Nghệ An cũng đang diễn ra một bước chuyển mình mãnh mẽ. Liệu có phải “kỳ tích sông Hàn” sẽ một lần nữa lặp tại bên bờ sông Lam?
Kỳ tích sông Hàn – Cú “chuyển mình” ngoạn mục của Đại Hàn Dân Quốc
Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc đến là nhắc đến những cái tên của những tập đoàn nổi tiếng thế giới như Samsung, LG, Daewoo, Huyndai, Lotte,..là nhắc đến nền công nghiệp phim ảnh, giải trí, âm nhạc đồ sộ, thiên đường của làm đẹp, thiên đường du lịch,…Tất cả những điều đó đều đến từ “kỳ tích sông Hàn” – cú “chuyển mình” ngoạn mục của Hàn Quốc.
“Kỳ tích sông Hàn” là gì?
“Kỳ tích sông Hàn” (한강의 기적) là một thuật ngữ chỉ sự phát triển thần kì của kinh tế Hàn Quốc những năm 1960 – 1970. Một số tài liệu cho rằng “Kỳ tích sông Hàn” xảy ra từ sau Chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950 đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.
“Kỳ tích sông Hán” bắt nguồn từ cụm từ “Kỳ tích của sông Rhine”. “Kỳ tích của sông Rhine” chỉ việc Tây Đức phục hồi nhanh chóng sau Thế chiến II. Nội các Hàn Quốc lúc bấy giờ sử dụng cụm từ “Kỳ tích sông Hán” để nhấn mạnh sự phục hồi thần kỳ của đất nước sau chiến tranh. Và Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế, một trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á đầu thập niên 1990.
Hàn Quốc trước khi xảy ra “kỳ tích sông Hàn”
Cách đây gần 1 thế kỷ, trong thời gian bị Đế quốc Nhật chiếm đóng (1930-1940), kinh tế Hàn Quốc sa sút nhanh chóng. Năm 1945, quân Nhật đầu hàng đồng minh, bán đảo Hàn Quốc được giải phóng và bị tách thành hai miền Bắc – Nam. Miền Bắc chịu sự quản lý của Liên Xô. Trong khi đó, miền Nam thì bị Mỹ kiểm soát. Theo báo cáo của Ngân hàng Joseon, tổng thu nhập quốc dân năm 1948 là 200 tỷ won. Và thu nhập bình quân đầu người ước tính không quá 23$.
Chiến tranh Nam – Bắc (1950-1953) một lần nữa phá hủy nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc mất một phần tư tài sản quốc gia. Sản xuất công nghiệp đã giảm xuống dưới một nửa. Tỷ lệ thiệt hại của các tòa nhà và cơ sở công nghiệp của Hàn Quốc là 64%. Thành phố Seoul bị phá hủy nghiêm trọng với khoảng 30% ngôi nhà, 70% nhà máy và các tòa nhà thương mại, công trình công cộng.
Theo Cục Thống kê Bộ Nội vụ thời điểm đó, thiệt hại do chiến tranh gây ra là 410 tỷ đô la. Tất cả những người giàu thời điểm đó đều bị phá sản. Hàn Quốc giai đoạn những năm 1950-1960 được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Cú hích mãnh mẽ thay đổi vận mệnh cả một đất nước
Trước tiên, chúng ta phải nói đến Sông Hàn. Sông Hàn bắt nguồn từ thượng lưu núi Kim Cương (Geumgang) ở Triều Tiên, và sông Nam Hán ở thượng lưu núi Đại Đức (Daedeok), chảy qua Thủ Đô Seoul rồi đổ ra biển lớn Hoàng Hải. Sông Hàn có chiều dài 514km địa hình uốn lượn và chia Hàn Quốc thành hai phần Bắc Giang và Nam Giang.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, sông Hàn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch, là đầu mối giao thông đường thủy huyết mạch và là vũ khí quan trọng Thủ đô. Hàn Quốc điên cuồng xây dựng cầu bắc qua sông Hàn bắt đầu từ những năm 1980, chẳng bao lâu sau, sông Hàn không còn là trở ngại mà chính là trở thành “sợi dây” kết nối 2 nửa Seoul lại với nhau.
Sau những yếu tố về địa lý, con người cũng là yếu tố quan trọng. Một trong những nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với “Kỳ tích sông Hàn” là Park Chung-hee, đại tướng kiêm tổng thống thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc. Dưới chính quyền của Park Chung-hee, Hàn Quốc nhanh chóng phục hồi kinh tế thành công nhờ vào những chính sách khắc khổ do ông áp dụng.
Park Chung Hee đề ra ‘Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm’ nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia để biến Hàn Quốc thành một nước công nghiệp tự cung tự chủ. Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế định hướng xuất khẩu ngay từ những năm 1960. Đây được xem là một trong những nền móng cho sự ra đời của ‘Kỳ tích sông Hàn’.
Vào tháng 11 năm 1997, khủng hoảng tiền tệ bùng phát khiến Hàn Quốc phải xin viện trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Trong quá trình này, 3,5 triệu người dân đã quyên góp 227 tấn vàng dự trự tại nhà để giúp chính phủ hoàn trả ngoại tệ đã vay từ IMF. Với tinh thần dân tộc cao, người dân đã cùng đồng lòng giúp chính phủ vượt qua khó khăn.
Giai đoạn giữa những năm 1980, tổng doanh thu từ 5 tập đoàn kinh tế lớn chiếm gần 66% GNP. Samsung và Huyndai lọt top 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Cuối năm 2011, GDP của một người Hàn cao hơn cả mức trung bình của EU. Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 11 trên thế giới. Và dẫn đầu về các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất chất bán dẫn.
Đây chính là “kỳ tích sông Hàn” biến Hàn Quốc thành một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới. Mặt khác, cũng ghi lại một giai đoạn vô cùng khó khăn trong cuộc sống của người dân với những biến động sâu sắc về chính trị, xã hội. Những thành tựu và hạn chế mà “Kỳ tích Sông Hán” để lại là bài học kinh nghiệm quý báu trong phát triển kinh tế cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
>> Tìm hiểu thêm: Những lợi thế sẵn có tạo bệ phóng cho thị trường bất động sản Nghệ An
Từ ‘kỳ tích sông Hàn’ đến câu chuyện về ‘kỳ tích bên bờ sông Lam’
Nếu Trung Quốc từng hãnh diện về danh hiệu “kỳ tích sông Hoàng Phố” – tâm điểm của “kỷ nguyên Châu Á” những năm 1990, hay “Kỳ tích của sông Rhine” chỉ việc Tây Đức phục hồi nhanh chóng sau Thế chiến II, hoặc như câu chuyện mà chúng ta vừa nói đến ở trên Hàn Quốc vang danh 5 châu với “kỳ tích sông Hàn” thì Việt Nam, với những lợi thế hiện hữu bên sông Lam chảy quanh tỉnh Nghệ An, chúng ta có quyền kỳ vọng vào một “kỳ tích sông Lam” sẽ xảy ra.
Xuôi dòng chảy lịch sử
Nói về Nghệ An người ta nghĩ đến ngay Lam Giang, con sông bao đời miệt mài chở nặng phù sa bồi đắp bãi bờ của bao làng quê yêu dấu. Không chỉ cung cấp nguồn sống cho người dân, sông Lam còn là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử, nuôi dưỡng và hình thành cốt cách, tâm hồn con người xứ Nghệ.
Tính từ thượng nguồn, hàng vạn năm qua Sông Lam được hợp lực nguồn nước và phù sa từ nhiều nhánh sông, khe suối. Tại huyện con Cuông, trên vách núi đá vôi cạnh sông Lam đối diện Thành Nam vẫn còn tấm bia của Nguyễn Trung Ngạn khắc năm 1335, đây là di tích khảo cổ học có hiện vật niên đại gần 4000 năm.
Rồi sông Lam có “Bãi Voi Phục” mùa nước cạn nổi lên những khối đá lớn như những lưng voi, Xuôi về Anh Sơn, dòng phù sa từ thượng nguồn sông Lam đã bồi đắp nên những bãi ngô, mía “mướt dài bãi quê”. Theo sử ghi, Cửa Hội, điểm kết thúc của dòng Lam là một vùng đất thiêng thuộc phủ Vĩnh Doanh, chính là tiền đồn phía đông nam của quốc gia Đại Việt.
Dòng Lam Giang không còn đơn thuần là một dòng sông, mà còn là dòng “trầm tích” văn hóa như tâm tình của người xứ Nghệ:
“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Lam hết nước, thì đó với đây mới hết tình…”.
Mang trong mình cả một dòng chảy lịch sử là vậy, nhưng Sông Lam vẫn đang từng ngày sát cánh cùng người dân xứ Nghệ vươn mình trở thành vùng đất tiềm năng phát triển.
Liệu câu chuyện về “kỳ tích sông Lam” có xảy ra?
Việt Nam và Hàn Quốc tưởng chừng như chẳng có điểm nào giống nhau thế nhưng vẫn có nhiều điểm tương đồng:
- Đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh khó khăn
- Đều xuất phát từ đất nước nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế các ngành công nghiệp.
- Phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và vốn đầu tư từ nước ngoài.
Hàn Quốc có hơn 70% diện tích đá sỏi, đất canh tác ít và tài nguyên hạn chê. Nếu nói về tiềm năng thì Nghệ An có thể là một “ứng cử viên” sáng giá để trở thành một “kỳ tích”. Sông Lam là nơi thuận lợi cho giao thương nội vùng và quốc tế. Hệ thống giao thông phát triển đa dạng các loại hình từ hàng không, đường bộ, đường thủy, các cửa khẩu. Nguồn tài nguyên của tỉnh phong phú đa dạng và khí hậu ổn định. Con người xứ Nghệ thì vô cùng hiếu khách, chân thành và giàu chí tiến thủ.
Đặc biệt, việc đón những “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) về đây làm tổ cũng góp phần đưa Nghệ An phát triển. Trong một tương lai không xa, nơi đây không chỉ là “khát vọng sông Lam” mà sẽ chuyển mình thành “kỳ tích sông Lam”. Với quyết tâm, tài năng, tinh thần của người dân xứ Nghệ, quê hương của tiếng hát át tiếng bom, quê hương của Bác Hồ thì “không điều gì là không thể như lịch sử đã chứng minh”.
Còn về sông Lam, với chiều dài 513km uốn lượn quanh địa phận tỉnh Nghệ An. Nước sông Lam biết khi mô cho cạn. Đây được xem như là một nơi lý tưởng để phát triển kinh tế song song với đây cũng là nơi lý tưởng để hình thành nên một không gian sống với cảnh quan tuyệt mỹ và giao thương sầm uất. Con sông này nằm ngay bản đồ quy hoạch đại đô thị Eco Central Park.
Nhà sáng lập Ecopark sẽ kể những câu chuyện về “kỳ tích bên bờ sông Lam” trong hành trình dài kiến tạo biểu tượng Eco Central Park sắp tới. Từ những ưu điểm Nghệ An hiện tại đang nắm trong tay, sự nỗ lực hết mình của người dân, của lãnh đạo tỉnh và của cả nhà sáng lập Ecopark thì việc kỳ vọng vào “Kỳ tích sông Lam” hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
>> Tìm hiểu chi tiết về phân khu mới tại: The Plaza Eco Central Park