Phong cách kiến trúc Cung Đình Huế – Chứng nhân lịch sử thuở vàng son

Kiến trúc là một phần nghệ thuật không thể thiếu của lịch sử. Trải qua mỗi thời kì, kiến trúc trở nên đa dạng, là minh chứng cho nhiều giai đoạn lịch sử. Nhìn vào kiến trúc ta có thể thấy được sự thăng trầm lịch sử. Và nhắc đến triều đại có nhiều dấu ấn nhất phải kể đến triều Nguyễn cùng kiến trúc Cung đình Huế. Kiến trúc cung đình Huế không những mang đến cho không gian sống vẻ mộng mơ, thi vị đậm chất Huế mà còn như đưa ta về với một quá khứ đầy vàng son

Đôi nét về kiến trúc Cung Đình Huế

Được định hình từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị – văn hóa – kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.

Kiến trúc Cung đình Huế gắn liền với triều Nguyễn từ di tích Hoàng thành, cung điện, đến đền đài, lăng tẩm (như điện Thái Hòa, điện Long An…) đều mang vẻ trầm mặc, cổ kính đậm phong cách Á Đông. Tuy vậy, cũng không khó để tìm thấy kiểu kiến trúc mang âm hưởng Tây Âu sang trọng, ấn tượng. Có thể kể đến như cung An Định, lăng Khải Định và các biệt phủ khác của Hoàng tộc.

Kiến trúc cung đình Huế không những mộng mơ, thi vị đậm chất Huế mà còn như đưa ta về với một quá khứ đầy vàng son

Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa.

Đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế

Nền kiến trúc tạo cảnh

Với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế. Huế là thành phố của nhà vườn, là thành phố có nền kiến trúc “tạo cảnh”- thiên nhiên, kiến trúc và con người hoà quyện vào nhau.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn khi nói lên lý do chọn Huế làm kinh đô đã từng viết: “Nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngang, sông lớn giăng phía trước, núi cao phủ phía sau, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô…”.

Vườn thượng uyển trong kinh thành Huế có nền kiến trúc “tạo cảnh”

Với cái nhìn phong thuỷ, kinh đô Huế được xây dựng trên một địa thế núi sông, âm dương hoà hợp, tạo nên một không gian kiến trúc “tạo cảnh” mang nhiều triết lý sâu xa, huyền bí. Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

Phần mái của các điện trong kinh thành được lợp bằng ngói hoàng (vàng) lưu ly và thanh (xanh) lưu ly. Ngói lưu ly giờ vẫn được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở vì nét đẹp cổ kính mà nó mang lại. Sự kết hợp hai màu ᴠàng, хanh ᴄủa ngói lưu lу ᴠà màu đỏ ᴄhủ đạo khiến ᴄho ᴄung điện хứ Cố đô ᴄàng nên nổi bật, uу nghiêm.

Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế là một trong những công trình phản ánh rõ nét kiến trúc cung đình Huế. Phần mái được lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly nổi bật.

Hệ thống cổng/cửa tại các biệt phủ của Hoàng tộc khá đa dạng về hình thức. Có loại cổng tam quan bề thế; cửa xếp làm từ gỗ quý được chạm khắc công phu; hay cửa vòm nguyệt môn uyển chuyển, mềm mại.

cửa vòm nguyệt môn uyển chuyển, mềm mại.

Sơn son thếp vàng

Những cung điện kết cấu gỗ, trang trí bằng kỹ thuật sơn son thếp vàng truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế. Nghề sơn thếp (gọi tắt sơn son thếp vàng) ở Huế xuất hiện một cách quy mô vào thời nhà Nguyễn (1802 – 1945) khi triều đình tập hợp thợ giỏi trên cả nước về Tất Tượng cục (công xưởng của triều đình phụ trách việc sơn son thếp vàng).

Sơn son thếp vàng truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế.

Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Tất Tượng cục, các tác phẩm sơn thếp trong cung đình Huế đạt đến một hiệu quả nghệ thuật hoàn hảo. Phổ biến nhất là nghệ thuật sơn son thếp vàng trên gỗ. Để phụ họa trên kiến trúc gỗ ở di tích Huế như các cánh cửa, vách gỗ, cột, viền, các phù điêu trang trí được thếp vàng hoặc thếp bạc, màu nền thường là xanh, vàng hoặc đỏ. Ánh sáng kim loại nổi bật và tương phản tạo thành một phong cách trang trí lộng lẫy.

Nội thất tinh xảo nhuốm màu thời gian

Nội thất Cung Đình Huế từ lâu đã được đánh giá cao về tính thẩm mỹ từ lâu đã được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, lịch sử ẩn chứa trong từng đường nét. Những mẫu nội thất này đều rất được chú trọng từ những đường nét kết cấu; cho tới họa tiết, hoa văn được kỳ công, tỉ mỉ gia công trên bề mặt. Nội thất này góp phần tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc. Bên cạnh đó, vì là nội thất được sử dụng trong cung đình của Huế cho nên chúng còn mang đậm dấu ấn lịch sử của một triều đại.

Nội thất Cung Đình Huế từ lâu đã được đánh giá cao về tính thẩm mỹ

Đồ nội thất thời kỳ này có kiểu dáng mềm mại, được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Các nghệ nhân xưa thường dùng những chất liệu như mảnh sành sứ, ngà voi, xà cừ… khảm lên bề mặt gỗ nhằm tạo vẻ sang trọng và tinh tế cho đồ nội thất.

Thiết kế nhà kiểu Huế sử dụng nhiều gỗ, đặc biệt là chất gỗ màu trầm cổ xưa. Ngoài ra, đồ nội thất còn có thể kết hợp với các mảng được sơn mài sang trọng. Để tránh không gian sống trông quá tăm tối, bạn hãy thêm những đồ nội thất sơn thếp vàng, ánh bạc, đỏ để điểm xuyết.

>> Đọc thêm: Sofitel Ecopark Villa – Sự kết hợp hoàn hảo giữa “Limited Edition” và “Bespoke”

Những công trình kiến trúc mang phong cách Cung Đình Huế

Cũng bởi những đặc trưng này mà không phải công trình nào cũng có thể mang hồn cốt của phong cách Cung Đình Huế. Một số những công trình kiến trúc mang phong cách Cung Đình Huế được kể đến như

Kinh Thành Huế

Đây là một tổng thể kiến trúc ngoạn mục của Cố đô Huế. Công trình này được xây dựng trên diện tích lên đến hơn 500 ha. Tổng thể kiến trúc Kinh thành Huế được bao bọc bởi nhiều yếu tố tự nhiên hấp dẫn gồm có: núi Ngự Bình, sông Hương, Cồn Hến và Dã Viên. Chính vì thế, nơi đây có phong cảnh rất hữu tình, đẹp như một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu.

Kinh Thành Huế

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định có lối kiến trúc giao thoa hài hòa giữa phong cách Á – Âu, cổ điển và hiện đại, ngoài ra, lăng tẩm triều Nguyễn này còn tọa lạc ở khu vực thiên nhiên phong phú, đa dạng, có núi đồi, khe suối bao quanh, tạo khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ… Những điều này giúp cho lăng Khải Định trở thành lăng tẩm độc đáo nhất trong các lăng mộ ở nước ta.

Kiến trúc Cung Đình Huế
Lăng Khải Định được xây dựng vô cùng công phu. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh.

Cung An Định

Cung An Định ở Huế là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo dưới Triều Nguyễn, chính xác là biệt cung riêng của Vua Khải Định – vị vua thứ 12 của Triều Nguyễn – khi còn là thái tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Cung An Định trước đây có tên là Phủ Phùng Hóa mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây.

Kiến trúc Cung Đình Huế
Khi đến với cung An Định, ta lại cảm giác như đi lạc vào lâu đài của một nhà quý tộc châu Âu nào đó.

Sofitel Hanoi Ecopark – Công trình cảm hứng từ phong cách kiến trúc Cung Đình Huế

Xứ Huế vốn là đất kinh kỳ với những đền đài, lầu các vàng son. Bên cạnh cung điện tráng lệ của vua chúa, còn có những biệt phủ xa hoa của những yếu nhân trong hoàng tộc. Không gian vương giả, quyền quý ấy nay được tái hiện vô cùng rõ nét trong dự án Sofitel Hanoi Ecopark sắp tới đây.

Kiến trúc Cung Đình Huế
Dự án Biệt thự đảo Sofitel Hanoi Ecopark sắp tới đây được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung Đình Huế

Sofitel Hanoi Ecopark có kiến trúc mô phỏng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, giao thoa văn hoá Việt Nam năm 1930 và văn hoá Pháp đến Hà Nội, kết hợp văn hoá Á Đông. Ngoài ra, kiến trúc dự án này còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung đình Huế, những người phụ nữ quý tộc sống trong cung đình, hoa sen trong đại nội. Sử dụng những kỷ vật cổ, KTS lừng danh thế giới sẽ là người trực tiếp chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất như bình hoa, cốc nước.

>> Tham khảo chi tiết dự án: 

4.5/5 - (2 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686