Đề xuất xây thêm 3 cây cầu nối tp Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Bấy lâu nay, tỉnh Đồng Nai luôn là một vùng đất kinh tế tiềm năng tuy nhiên vì lý do sự hạn chế về năng lực của các tuyến giao thông kết nối với tp Hồ Chí Minh đã khiến cho vùng này luôn trong tình trạng “gần nhà, xa ngõ”. Để cải thiện việc này, tỉnh Đồng Nai đã đề nghị tp Hồ Chí Minh xây dựng thêm 3 cây cầu để tăng kết nối giao thông và kinh tế hai địa phương.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu

Từ trước đến nay, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh là 2 địa phương “láng giềng”, nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nơi có kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Nếu như HCM được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước thì Đồng Nai lại chính là là “thủ phủ” về công nghiệp và chăn nuôi của cả nước. Chính vì vậy, việc kết nối về giao thông phục vụ phát triển kinh tế – xã hội giữa 2 địa phương là một điều cần thiết và vô cùng cấp bách.

Về địa lý, tỉnh Đồng Nai và TP.HCM bị chia cắt bởi 4 con sông là: Đồng Nai, Lòng Tàu, Đồng Tranh và Thị Vải. Chính vì vậy, để kết nối hai vùng đất, cả 2 chính quyền địa phương đều cần đầu tư xây dựng rất nhiều tuyến đường, cầu bắc qua sông. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các tuyến đường, cầu kết nối giữa 2 địa phương đã hoàn thành và đưa vào khai thác vẫn còn rất ít ỏi. 

Theo Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), hiện nay, kết nối giao thông đường bộ giữa TP.HCM và Đồng Nai thông qua 3 tuyến đường chính. Với con số vô lượng cầu quá ít khiến thực trạng của 3 tuyến giao thông là vô cùng đáng báo động khi luôn trong tình trạng quá tải dù không phải giờ cao điểm.

Với tình trạng hiện nay, việc xây thêm cầu nối hai địa phương được đánh giá là cấp thiết, giúp người dân đi lại thuận tiện, và phục vụ cho sân bay Long Thành khi được hoạt động vào năm 2025. Đồng thời, việc xây dựng cầu sẽ thêm hướng kết nối mới cũng được cho sẽ giúp khai thác hiệu quả các dự án Vành đai 3, 4, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu sắp đầu tư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng)
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng)

>> Đọc thêm: Tỉnh Đồng Nai năng động phát triển kinh tế và kế hoạch năm 2023

Đề xuất thêm cầu nối Tp Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai và TP HCM được kết nối bởi đường bộ giữa hai địa phương được thông qua 3 trục chính là quốc lộ 1, quốc lộ 1K (qua địa phận tỉnh Bình Dương) và cao tốc Long Thành. Tuy nhiên, hiện các tuyến đường này đều bị quá tải. Trong đó, Long Thành (thông xe cùng tuyến cao tốc từ 2015) vẫn là cây cầu duy nhất đã hoàn thành kết nối trực tiếp TP HCM và Đồng Nai. Ngoài ra, có 3 cây cầu khác đang được đầu tư để liên kết hai tỉnh thành, gồm: Phước Khánh (đang thi công); Nhơn Trạch (chờ mặt bằng) và Cát Lái (đang nghiên cứu vị trí xây dựng).

 

Nơi xây cầu được đề xuất trong phạm vi đoạn sông dài 15km, từ cầu Đồng Nai trên quốc lộ 1 đến cầu Long Thành thuộc cao tốc tp Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đầu cầu phía Đồng Nai dự tính nối vào đường ĐT.777B (xã Tam An, huyện Long Thành).

3 cây cầu nối từ thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Cầu Phước Khánh

Cầu Phước Khánh được xây dựng qua con sông Lòng Tàu, kết nối Huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và Huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh). Cầu Phước Khánh là cầu dây văng cao nhất Việt Nam, độ cao tĩnh không là 55m. Với tổng phí đầu tư xây dựng lên đến 3500 tỷ đồng, dự án cầu Phước Khánh có chiều dài 3,186km, chiều rộng 21,75m, trụ đứng chính cao 135m, còn những trụ còn lại có chiều cao ngang với các tòa nhà cao tầng. Cây cầu sẽ có bao gồm 4 làn xe với vận tốc xe chạy tối đa khi cầu hoàn thành là 100km/h.

Cầu Nhơn Trạch

Cầu Nhơn Trạch nối TP HCM qua Đồng Nai vừa được ký hợp đồng xây dựng với kinh phí hơn 1.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 3 năm, thuộc đường Vành đai 3. Cầu Nhơn Trạch sẽ đi qua sông Đồng Nai với độ dài hơn 2 km và rộng 19,5 m cùng với đó là đường dẫn ở hai bên dài gần 600 m. Công trình nằm trong dự án 1A của đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, thuộc Vành đai 3 TP HCM. Khi hoàn thành, cầu thu ngắn khoảng cách từ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) qua TP HCM, Bình Dương; đồng thời cũng hạn chế tình trạng quá tải khi nhiều xe vào nội đô các tỉnh, thành.

>> Đọc thêm: Khám phá tiềm năng “vàng” đầu tư BĐS Nhơn Trạch trong năm 2023

Cầu Cát Lái

Theo sở Giao thông vận tải tp HCM, cầu Cát Lái được đề xuất đến 5 phương án tuy nhiên phương án thứ 4 là khả thi nhất.

Theo phương án 4 mà Sở Giao thông Vận tải TP HCM nhận định có nhiều ưu điểm, dự án cầu Cát Lái dài 13,7 km, riêng phần cầu dài 3,5 km. Công trình có điểm đầu trên đường trục Bắc – Nam TP HCM rồi đi về phía Đông vượt rạch Dĩa, cắt đường Nguyễn Lương Bằng, trùng tuyến Hoàng Quốc Việt, cắt đường Huỳnh Tấn Phát. Cầu sau đó vượt sông Đồng Nai qua xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) rồi đi trùng đường quy hoạch để kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Với gần 3,1 triệu người, Đồng Nai là tỉnh có dân số lớn thứ hai ở phía Nam, sau TP HCM. Đây cũng là địa phương được đánh giá là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. 

Do đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ là một bước đà giúp nâng tầm vùng đất tiềm năng trong tương lai không xa. Và nằm ngay giữa trái tim của quỹ đất được đẩy mạnh quy hoạch, Ecovillage Saigon River cũng sẽ là một dự án bất động sản được các nhà đầu tư chú ý trong trương lai không xa.

>> Tham khảo dự án mới nhất tại Đồng Nai: Eco Village Saigon River

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686