Nhà đầu tư nên “rót tiền” vào đâu trong bối cảnh lạm phát gia tăng?

Gió đã đổi chiều kể từ khi những con tàu chở dầu lênh đênh trên biển không có người nhận khiến giá dầu về mức âm vào tháng 4 năm ngoái. Hơn một năm sau, từ chỗ thừa thãi cho không ai lấy, nguyên liệu sản xuất đang trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết và thi nhau tăng giá. Lạm phát đang hiện hữu rõ ràng hơn, có vẻ không hề tạm thời và mau chóng qua đi như FED kỳ vọng. Vậy trong bối cảnh lạm phát tăng cao nhà đầu tư nên “rót tiền” vào đâu để bảo toàn tài sản?

Rủi ro lạm phát lớn hơn những gì FED kỳ vọng?

Nền kinh tế đã rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vài thập kỷ qua. Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lan rộng ra toàn cầu khiến GDP của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới bị suy giảm trong năm 2020. Để đối phó với sự sợ hãi dẫn tới rủi ro mất thanh khoản trên thị trường tài chính, các máy bơm của ngân hàng trung ương đã hoạt động hết công suất kể từ tháng 3/2020 để cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế bảo đảm không có sự đổ vỡ nào xảy ra và thay thế tâm lý sợ hãi có thể tạo nên giảm phát bằng một tâm lý hưng phấn.

Chúng ta biết rằng cung tiền có mối quan hệ với các đại lượng khác trong nền kinh tế theo công thức:
M x V = P x Y. Ban đầu, cung tiền (M) dù đã tăng mạnh nhưng do hiệu ứng đóng cửa của các nền kinh tế nên Vòng quay tiền (V) giảm mạnh nên lạm phát P vẫn ở mức rất thấp.

Khi thế giới bắt đầu từng bước kiểm soát được dịch bệnh với sự ra đời của vaccine, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều nền kinh tế lớn (Y) đã hồi phục mạnh mẽ từ một nền thấp đã sụt giảm do đóng cửa. Giờ đây, khi thế giới đã quen với virus và đang tiến dần đến sự mở cửa “bình thường mới”, các trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại ở nhiều quốc gia thì vòng quay tiền (V) bắt đầu tăng trở lại.

Nếu năng lực sản xuất của các quốc gia (Y) đáp ứng được sự gia tăng nhu cầu này thì lạm phát sẽ không đáng kể và chúng ta có thể chứng kiến sự tăng trưởng thần kỳ của Y trong thời gian tới. Một vài áp lực lạm phát nếu có sẽ chỉ là ngắn hạn và sẽ nhanh chóng biến mất. Đó là kịch bản tốt mà FED vẫn luôn nói với thị trường.

Rủi ro lạm phát lớn hơn những gì Fed kỳ vọng

Tuy nhiên, FED chỉ có thể tác động tới phía cầu của nền kinh tế, tức là biến M trong công thức ở trên. Ở vế bên phải, biến P và biến Y phụ thuộc rất nhiều vào phía cung của nền kinh tế và FED không tác động được đến vế này. Và những yếu tố có thể khiến mọi thứ chệch với mong đợi của FED nằm ở đây:

  • Năng lực sản xuất (Y) đang hồi phục chậm hơn nhu cầu: Nguyên nhân đến từ sự hồi phục từ dịch bệnh không đều ở các quốc gia. Khi mà các nước phát triển (nguồn tiêu thụ chính đại diện cho phía cầu) hồi phục mạnh mẽ thì các nước đang phát triển (các trung tâm sản xuất của thế giới như Ấn Độ, Đông Nam Á) lại hồi phục chậm hơn rất nhiều. Tình trạng này có thể sẽ không quá tạm thời bởi nguồn cung vaccine thiếu hụt trong khi các chủng virus vẫn diễn biến phức tạp. Một yếu tố cũng không tạm thời diễn ra trầm trọng hơn khi mà các quốc gia phát triển nhận ra sự nguy hiểm trong việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng duy nhất từ một quốc gia như Trung Quốc và tìm cách di dời các cơ sở sản xuất khỏi nước này. Kỷ nguyên toàn cầu hóa đi xuống, các trung tâm sản xuất rải rác được đặt ở nhiều quốc gia đẩy chi phí sản xuất lên cao.
  • Sự thiếu hụt nguyên liệu sản xuất không chỉ đến từ nhu cầu bùng nổ nhất thời: Sự dịch chuyển khỏi năng lượng hóa thạch để chuyển sang năng lượng tái tạo đang tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung trong thời gian chuyển giao. Rất nhiều công ty dầu khí đã phá sản khi giá dầu âm năm ngoái và kể cả khi giá dầu tăng trở lại năm nay cũng rất khó để huy động vốn tái đầu tư dự án do không nhiều NĐT sẵn sàng bỏ tiền cho một ngành công nghiệp mà thế giới đang dời bỏ. Trong khi đó, năng lượng tái tạo vẫn đang có giá thành cao và chưa thể thay thế được ngay lập tức hệ thống năng lượng cũ trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh.
  • Thiếu hụt lao động trầm trọng sau dịch: Rất nhiều lao động đã bỏ việc và chưa có ý định quay trở lại làm việc trong điều kiện bệnh dịch vẫn tiềm ẩn. Nhân công thiếu hụt trầm trọng ở các ngành logistic, cảng biển… khiến hàng hóa vận chuyển bị tắc nghẽn và chi phi vận chuyển tăng chóng mặt. Để thu hút lao động, các doanh nghiệp buộc phải tăng lương (tăng lương sẽ làm tăng chi phí không tạm thời) và kể cả điều đó cũng không có gì hứa hẹn hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay sớm được giải quyết.

Đây cũng là tình hình chung không chỉ của thế giới mà còn diễn ra tại cả Việt Nam. Về diễn biến giá cả, theo thống kê, mặt bằng giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao vào đầu năm, sau đó giảm trong hai tháng tiếp theo và tăng nhẹ trở lại trong tháng 5 và tháng 6. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng 0,87% so cùng kỳ năm trước.

 

đầu tư trong lạm phát
Biểu đồ diễn biến CPI 6 tháng đầu năm 2021

Trong thời gian còn lại của năm 2021, với mức tăng bình quân 6 tháng đầu năm ở mức 1,47%, thì việc kiểm soát CPI bình quân cả năm ở khoảng 4% là khả thi. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đối với lạm phát đến từ tình hình thế giới, hay do xu hướng đầu cơ, tích trữ hàng trong nước tại một số thời điểm.

Nên đầu tư gì trong thời kỳ lạm phát gia tăng?

Bởi Fed có thể nâng lãi suất, các chuyên gia khuyên không nên đưa quá nhiều tiền vào bất kỳ loại trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi dài hạn nào. Việc này có thể khiến bạn bỏ lỡ lãi suất cao sau này. Theo Alex Doll – nhà hoạch định tài chính và chủ tịch của Anfield Wealth Management, một lĩnh vực khác nhà đầu tư nên tránh là cổ phiếu tăng trưởng hoặc các công ty có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn mức trung bình. Thêm nữa, các chuyên gia cảnh báo, vàng và tiền số đều có tính biến động cao và không nên phân bổ cao hơn 5% trong danh mục đầu tư.

Doll cho hay: “Bất động sản mang lại lợi nhuận tốt, khi chủ nhà đều thấy giá trị tăng lên. Chủ nhà cũng có thể chuyển áp lực lạm phát cho khách hàng bằng cách tăng giá nhà.”. Trong thời kỳ lạm phát, đầu tư BĐS nếu được tiến hành khôn khéo đều là vụ đầu tư tốt về lâu dài. Vấn đề là người ta thường đổi bán nhà cũ mua nhà mới để ở. Do đó thường không nhận ra giá trị đầu tư của nhà đất. Họ sẽ dễ dàng bán nhà cũ và mua nhà mới khi nhu cầu sống thay đổi.

đầu tư trong lạm phát
Bất động sản được chuyên gia khuyên nên đầu tư trong bối cảnh lạm phát

Trong khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm đều biết cách tìm những trái ngon chưa chín. Họ kiên nhẫn chờ đến khi trái chín muồi để thu hoạch. Họ hiểu quá trình này sẽ không diễn ra trong một vài tuần mà phải một vài năm hoặc thậm chí một thập kỷ.

Nếu nhà đầu tư vay mua nhà với lãi suất cố định, khi lãi suất tăng, nghĩa là bạn phải trả món nợ trong tương lai ít hơn so với người vay sau bạn. Trong khi đó, giá nhà và đất trung bình luôn tăng cùng với thời gian. Trong giai đoạn điều chỉnh sau mỗi lần sốt đất, giá nhà đất có thể giảm. Nhưng trung bình, giá nhà sẽ có xu hướng tăng, và dập tắt ảnh hưởng của lạm phát.

Thay vì gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất không đáng kể so với tốc độ lạm phát các nhà đầu tư nên cân nhắc “rót tiền” vào bất động sản.

>> Tham khảo dự án mới nhất: Shophouse Swanlake Onsen 

>> Thông tin tham khảo về dự án: 

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686