“Siêu cảng” Cái Mép – Thị Vải – Vùng đất tiềm năng đang trỗi dậy

Cảng biển là một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia có biển, đồng thời được xem là nền tảng để phát triển kinh tế. Đầu thập niên 1990, nhận thấy những hạn chế của cụm cảng Sài Gòn, Chính phủ Việt Nam bắt đầu quan tâm tới xây dựng một cảng nước sâu mới phục vụ cho khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải được chọn lựa vì nó có độ sâu, nằm gần khu vực hội tụ sản xuất ở miền Đông Nam Bộ, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế từ Hong Kong tới Singapore.

Vị trí của cụm cảng Cái Mép – Thị vải ở đâu?

Cảng Cái Mép Thị Vải nằm trong hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, bên bờ trái sông Thị Vải, cách ngã 3 sông Thị Vải – Cái Mép 01km, cách phao số 0 Vũng Tàu 25,7km. Cảng nằm trong khu công nghiệp Cái Mép thuộc địa bàn xã Tân Phước – huyện Tân Thành – tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu. Phía bắc giáp với Cảng Container CMIT , phía nam giáp với Cảng Container SSIT, phía Tây giáp với bán đảo Gò Dầu, phía Đông giáp trục đường liên cảng nối khu công nghiệp Cái Mép với QL 51.

Vị trí cụm cảng Cái Mép – Thị Vải

Lý do ra đời của cụm siêu cảng này là gì?

Cảng biển được biết đến là cửa ngõ quan trọng của hàng hóa – nhập khẩu và là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Hàng năm, hệ thống cảng biển thông qua đến 90% lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Đầu thập niên 1990, nhận thấy những hạn chế của cụm cảng Sài Gòn, Chính phủ Việt Nam bắt đầu quan tâm tới xây dựng một cảng nước sâu mới phục vụ cho khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Cái Mép – Thị Vải được chọn lựa vì nó có độ sâu, nằm gần khu vực hội tụ sản xuất ở miền Đông Nam Bộ, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế từ Hong Kong tới Singapore.

Tháng 11 năm 1992, quy hoạch tổng thể hệ thống cảng nước sâu Thị Vải – Vũng Tàu được phê duyệt và đến ngày 28 tháng 2 năm 1998, dự án được điều chỉnh và bổ sung. Tháng 8 năm 2005, trong bản quy hoạch chi tiết nhóm cảng Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu, khu vực Thị Vải – Cái Mép được xác định là cảng cửa ngõ cho toàn vùng.

Thông tin quy hoạch cảng

Theo quy hoạch, cảng Thị Vải – Cái Mép sẽ được kết nối với các khu công nghiệp ở Bà Ria – Vũng Tàu, Đồng Nai và các tỉnh khác bằng đường tỉnh lộ 965 và quốc lộ 51. Cảng có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải 50.000 – 80.000 DWT.

Cảng có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải 50.000 – 80.000 DWT. Chính quyền đang vận động các công ty kinh doanh cảng biển và logistics lớn của thế giới như Maersk (Đan Mạch), SSA (Mỹ), PSA International (Singapore), Hutchison Whampoa (Hong Kong), Yang Ming (Đài Loan), CMA CGM (Pháp) lập liên doanh đầu tư phát triển cảng.

Thông tin quy hoạch cụm cảng Cái Mép Thị Vải

Hiện nay cảng côngtenơ SP-PSA đã được đưa vào sử dụng. Cảng Cái Mép mới có công suất 600.000 TEU đã khánh thành giai đoạn 1. Các công trình mở đường, nạo vét luồng tàu đã được triển khai để đến tháng 10-2010 toàn bộ cảng biển dọc sông Thị Vải sẽ hưởng lợi từ các công trình này. Quốc lộ 51, tỉnh lộ 965 và các đường quanh hàng rào cảng cũng đang khẩn trương được cải tạo để đảm bảo các xe côngtenơ có thể tiếp cận cảng thông suốt.

Nhờ cảng sâu cho phép tàu lớn vào cảng, thời gian vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa miền Nam Việt Nam với các nước đã được rút ngắn đáng kể vì đỡ phải quá cảnh ở Singapore.

Tiềm năng của và tương lai của Cảng

Theo các nghiên cứu, khoảng 28% hàng container trên thế giới là hàng được thực hiện trung chuyển. Năm 2016, tổng khối lượng hàng container thông qua nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) là 8,35 triệu TEU, chiếm 62,73% cả nước, trong đó riêng các cảng biển tại TP.Hồ Chí Minh thông qua 5,72 triệu TEU.

Do cảng biển TP.Hồ Chí Minh chỉ tiếp nhận được cỡ tàu lớn nhất có sức chở khoảng hơn 3.000 TEU, vì vậy hầu hết hàng container xuất nhập khẩu của khu vực vẫn phải trung chuyển qua các cảng trung chuyển ở các nước trong khu vực.

Nếu hình thành được trung tâm trung chuyển quốc tế tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, qua đó gom hàng hoá xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam đi thị trường xa thì ít nhất khoảng 29% khối lượng container xuất nhập khẩu của nhóm cảng biển số 5 (tương đương khoảng 2,8-3,0 triệu TEU năm 2020 và 5 – 5,9 triệu TEU năm 2030) sẽ không cần phải trung chuyển qua các cảng Singapore, Hongkong.

CMIT trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ lớn

Ngày 26 tháng 10 năm 2020 Cảng Thị Vải – Cái Mép đã đón tàu container có trọng tải 214,121 DWT của hãng Maersk (Đan Mạch). Tàu Margrethe Maersk có sức chở lên đến 20.000 TEUs, dài 399.23m, rộng 59m. Cho thấy ngành hàng hải Việt Nam đã phát triển xứng tầm quốc tế, khi đón những siêu tàu lớn nhất thế giới. Với sự kiện này, CMIT trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này, góp phần khẳng định vị thế của hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải trên bản đồ hàng hải thế giới.

Tương lai lâu dài, nếu phát triển đồng bộ trung tâm trung chuyển nội bộ tại Cái Mép – Thị Vải gom hàng xuất khẩu của các vùng, miền trong cả nước để đưa lên tàu mẹ thì viễn cảnh cảng hàng hải này trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế là điều hoàn toàn khả thi và khi đó có thể chia sẻ hàng với cảng hàng hải quốc tế tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải.

>> Đọc thêm: Lợi thế tuyệt đối của bất động sản xung quanh “siêu sân bay” Long Thành

Cảng cái Mép – Thị Vải ưu thế phát triển BĐS vùng lân cận

Công nghiệp thì có thể tìm thấy ở nhiều nơi, nhưng cảng biển thì không phải ở đâu cũng có. Thật vậy, với quy mô của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải thì trên trục đường biển dài hơn 3000 cây số của Việt Nam, ta chỉ có thể tìm được một.

Hiện nay, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải là cụm cảng duy nhất tại Việt Nam tiếp nhận được các chuyến tàu mẹ trở hàng trực tiếp đi Châu Âu và Châu Mỹ mà không cần trung chuyển qua nước thứ ba. The cục hàng hải Việt Nam, lượng hàng hoá luân chuyển qua cụm cảng này dự kiến sẽ chiếm ít nhát 50% trong tổng số lượng hàng hoá của cả nước.

Hiện nay, cảng Tân Cảng đã được di dời về Cái Mép – Thị Vải. Cùng với đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã và đang phối hợp với Sở giao thong gấp rút triển khai xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông trọng điểm. Các tuyến đường sẽ tạo thành hệ thống giao thông huyết mạnh đi liên tỉnh giúp cho quá trình đi lại và vận chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Cảng Cái Mép - Thị Vải
Nhu cầu sở hữu, đầu tư những bất động sản ở gần cụm cảng hoặc lân cận cụm cảng này càng ngày càng tăng cao.

Sự phát triển của hệ thống giao thông mang lại điều kiện thuận lợi để phát triển bất động sản. Nhu cầu sở hữu, đầu tư những bất động sản ở gần cụm cảng hoặc lân cận cụm cảng này càng ngày càng tăng cao. Những dự án gần hoặc lân cận cụm cảng này sẽ trở thành 1 trong những thị trường tốt nhất ở khu vực phía Nam để đầu tư cả thời điểm hiện tại và tương lai.

>> Đọc thêm: Mô hình đô thị sân bay – Xu hướng phát triển chung của thế giới 

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686