Bong bóng bất động sản 2018 – Đã có 8 trên 10 dấu hiệu
Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa thể quên bong bóng bất động sản 2007-2008 đã từng diễn ra cách đây 10 năm về trước đã làm chao đảo thị trường bất động sản Việt. Và theo những phân tích mới nhất từ Viện nghiên cứu, quản lý kinh tế trung ương, thì Việt Nam hiện đã có 8 trên 10 dấu hiệu của bong bóng bất động sản. Sau đây là 1 số thông tin chi tiết hơn về hiện tượng này.
Bong bóng bất động sản 2018 – 8 trên 10 dấu hiệu
Theo chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt 2018 của Ông Trần Kim Dung – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế trung ương, thì hiện tại Việt Nam đã có 8 trên 10 dấu hiệu của bong bong bất động sản. Theo những chia sẻ thẳng thắn của ông, 8 dấu hiệu về bong bóng bất động sản đó bao gồm:
1 – Lượng giao dịch
Lượng giao dịch bất động sản bắt đầu tăng tưởng đột biến, bắt đầu từ cuối năm 2017 cho đến đầu năm 2018 và chưa có dấu hiệu chững lại.
2 – Giá cả
Giá cả tăng đột biến không theo quy luật thông thường, trung bình có dự án tăng 10% chỉ sau 3 tháng, thậm chí tăng nhiều đợt.
Xem thêm: Xuất hiện cơn sốt đất sẽ mạnh nhất trong 10 năm qua
3 – Số lượng các công trình khởi công
Lượng công trình khởi công xây dựng tăng trưởng đột biến, trong đó có đến trên 60% số công trình xây dựng trái phép chưa được cấp phép xây dựng mà vẫn tham gia chào bán trên thị trường. Không chỉ có bất động sản nhà đất, số lượng các dự án bất động sản du lịch vui chơi giải trí cũng bắt đầu mọc lên với số lượng đột biến.
4 – Địa bàn triển khai tăng
Nếu như trước đây, các dự án đầu tư xây dựng chỉ tập trung ở các tỉnh thành lớn, những nơi thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thì trong giai đoạn này, những dự án lớn đã bắt đầu mọc lên tại những vùng xa trung tâm, ngoại thành.
5 – Chủ thể tham gia thị trường
Giao dịch Bất động sản cuối năm 2017 đầu năm 2018 vô cùng tấp nập, có thể nói người tham gia mua bán nhà đất như đang đi chợ mua rau. Tình trạng nhân viên kinh doanh bất động sản “vợt” khách ở 1 số dự án không hề xảy ra, mà thay vào đó là khách “vợt” sale. Tranh nhau mua, thi nhau bán, người mua người bán tấp nập như chợ rau. Giao dịch bất động sản đã từ lâu chưa được chứng kiến sự tấp nập đến vậy.
6 – Quy mô dự án
Quy mô dự án cũng ngày một tăng, dự án sau to hơn dự án trước, dự án sau vượt trội hơn dự án trước. Hiện thị trường đã ghi nhận những dự án bất động sản có quy mô lên đến 500 ha, và được chia làm nhiều giai đoạn phân khu.
7 – Giá trị dự án
Cùng với quy mô, giá trị dự án cũng từ đó cũng đồng thời leo thang. thị trường đã ghi nhận những căn biệt thự có giá trị lên đến 200 tỷ đồng, và những khu vực đất đã leo thang lên đến 1 tỷ đồng/ 1m2
8 – Nguồn tiền đổ vào các dự án
Cũng từ rất lâu rồi thị trường mới chứng kiến khả năng hấp thụ cao đến như vậy. “Hàng vừa bày ra đã bán hết”. Bất động sản bán “đắt như tôm tươi”. Thậm chí có những dự án Chủ đầu tư không cần phải có lễ mở bán, vì hàng đã được bán hết ngay từ khi mở quỹ hàng.
Như vậy, hiện giờ, Việt Nam chỉ còn thiếu duy nhất 2 dấu hiệu nữa để một bong bóng bất động sản được hình thành, đó là đầu tư công tăng mạnh và nguồn vốn xây dựng nhà đất tăng mạnh.
Chuyên gia bất động sản đánh giá gì về bong bóng bất động sản 2018
Trái ngược với đánh giá từ đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, một số chuyên gia phân tích bất động sản lại khá lạc quan về tình hình bất động sản Việt, và cho rằng chưa có dấu hiệu của bong bóng bất động sản.
Theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, thì bong bóng bất động sản phải được thể hiện bằng dấu hiệu sốt đất trên toàn thị trường, diện rộng, với thời gian liên tục. Khi tăng với tốc độ theo ngày, theo tuần trong thời gian ngắn, đường giá đất sẽ tạo thành đường cong đột biến. Và nhìn chung thị trường Việt Nam chưa có dấu hiệu bong bóng bất động sản, và thậm chí giá nhà ở còn có thể sẽ giảm.
Ông cũng cho rằng tình hình hiện nay khác hoàn toàn so với giai đoạn bong bóng bất động sản năm 2007-2008, và không có nhiều những bất thường. Ông chia sẻ: “Ở thời điểm đó, giá đất biến động trên toàn thị trường, ở mọi phân khúc, thậm chí cả đất nông nghiệp cũng tăng. Tuần này tăng 10% thì tuần sau tăng 25%, nhiều nơi còn tính giá theo ngày, theo giờ”.
Theo ông, tình trạng sốt đất vừa qua chỉ xảy ra bất thường với đất nền ở một số tỉnh thành, hoặc những nơi hứa hẹn thành đặc khu. “Như vậy thì không thể gọi là khủng hoảng thị trường hoặc bong bóng bất động sản”, ông nói.
Nhìn lại những hậu quả mà bong bong bất động sản đã gây ra
Cùng nhìn lại Giai đoạn năm 2007-2008 trước đây, quãng thời gian mà bong bóng bất động sản đã đi qua tàn phá nền kinh tế Việt. Giá nhà đất tăng vùn vụt đến bình quân 300% (có nơi lên đến 500%) chỉ sau một thời gian vẻn vẹn chưa đầy 4 tháng. Rồi sau đó tụt dốc không phanh, khiến cho hàng nghìn tỷ đồng bốc hơi khỏi thị trường.
6 tháng liên tục giảm giá, đến cuối năm 2008 nhà đất trên thị trường đã mất bình quân 50% giá trị so với thời đỉnh điểm cơn sốt. Thậm chí, nhiều dự án toạ lạc trong các khu vực hội đủ điều kiện phát triển đã mất 70% giá trị.
Đơn cử như các dự án trên địa bàn các phường Phước Long A, Phước Long B, Phú Hữu – quận 9; Phước Kiểng – huyện Nhà Bè, đỉnh điểm cơn sốt lên đến xấp xỉ 30 triệu đồng/m2 thì nay chỉ còn từ 8 đến 12 triệu đồng/m2. So với đất dự án, mức độ mất giá của các dự án căn hộ chung cư nhìn chung là thấp hơn rất nhiều. Một số dự án căn hộ cao cấp thời điểm sốt nóng lên đến hơn 4.000 USD/m2, nay đã giảm xuống còn dưới 3.000 USD/m2.
Tham khảo thêm bài viết: Có Nên Đầu Tư Vào Đất Nền An Thới Phú Quốc?