Vén bức màn khám phá những căn biệt thự tại Sofitel Hanoi Ecopark

Lấy cảm hứng từ sự giao thoa của văn hoá Việt Nam và nghệ thuật Đông Dương những năm 1930, lồng ghép hình ảnh cuộc đời của những người phụ nữ quý tộc sống trong cung đình, Sofitel Hanoi Ecopark được coi là một kiệt tác kiến trúc tái hiện lịch sử. Trong số 21 căn biệt thự được thiết kế tại đây có 4 căn đơn lập mang những nét đặc biệt riêng tái hiện câu chuyên di sản đắt giá.

Biệt thự tại Sofitel Hanoi Ecopark

Sofitel Hanoi Ecopark có kiến trúc mô phỏng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, giao thoa văn hoá Việt Nam năm 1930 và văn hoá Pháp đến Hà Nội, kết hợp văn hoá Á Đông. Ngoài ra, kiến trúc dự án này còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung đình Huế. Kiến trúc Cung đình Huế gắn liền với những người phụ nữ quý tộc sang trọng, những bông hoa sen trong đại nội.

Bước vào câu chuyện di sản được tái hiện bởi Sofitel Ecopark, có thể thấy ngay điểm chung của những căn Villa tại đây đó là mái ngói thanh lưu ly – loại ngói chỉ dành riêng cho những cung điện sang trọng quý phái của hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ. Mái ngói xanh xanh với những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển mềm mại khiến cho công trình trở nên bề thế sang trọng nhung không kém phần nhẹ nhàng duyên dáng, mà không ai đi qua là không đứng lại ghé nhìn chiêm ngưỡng.

Sofitel Hanoi Ecopark

Ngoài ra, những căn Villa đều có hồ bơi và không gian kết nối thiên nhiên với con người, cảnh quan được chăm chút tỉ mỉ từng cành cây ngọn cỏ hài hòa với tổng thể kiến trúc toàn dự án. Sofitel Ecopark có 21 căn biệt thự duy chỉ có 4 villa 3 phòng ngủ với diện tích 450m là những căn biệt thự đơn lập

Biệt thự Trưng Nhị

Mùa xuân năm 40 tại Hát Môn ( nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội ) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị ( gọi tắt là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ).

Trưng Trắc – Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi ( sinh vào ngày 1/8 năm Giáp Tuất, năm 14 sau Công Nguyên ), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh ( người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay ), thuộc dòng dõi Hùng Vương; mẹ là Man Thiện. Hai bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm, nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên ( tỉnh Hà Tây cũ ).

Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng.

Biệt thự Trưng Nhị được lấy cảm hứng từ hình ảnh Hai Bà Trưng 

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

Hình tượng về nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – Hai Bà Trưng chính là nét vẽ đầu tiên khởi đầu cho câu chuyện về những người phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam. Hình ảnh của hai bà Trưng Trắc – Trưng Nhị được đặt tại các phòng khách sạn Dual Key và khu Villa 2 phòng ngủ Villa V3-V7/ V9-V15/V17-V23 mang tên Trung Nhi.

Biệt thự Nguyễn Thị Định

Biệt thự Nguyễn Thị Định được lấy cảm hứng từ vị thứ phi trọng tình trọng nghĩa của vua Thành Thái. Quê quán của bà ở làng Kim Châu, tổng Nhơn Nghĩa Hạ, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân sinh bà là ông Nguyễn Văn Phương – một nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng.

Danh tiếng của ông đã truyền đến tai vua Thành Thái, nên đã mời ông về triều để đúc đồ đồng, đồ thờ các lăng tẩm và đồ trang trí các cung điện. Ra Huế 3 tháng, bà Nguyễn Thị Định được tiến cung làm hoàng phi thứ 6 của vua Thành Thái. Sau đó, bà đã sinh cho vua 2 hoàng nam, 1 hoàng nữ trong đó có hoàng tử Vĩnh San ( sau này là vua Duy Tân).

Biệt thự Nguyễn Thị Định được lấy cảm hứng từ thứ phi của Vua Thành Thái

Sau này, Vua Thành Thái bị truất ngôi do có tư tưởng hoạt động chống Pháp. Pháp đưa người hoàng tử nhỏ nhất Vĩnh San lên ngôi khi chỉ 8 tuổi. Năm 1907 bà được phong làm Hoàng Hậu mặc cho triều đình phản đối. Sau đó bà phải đi đày theo 2 vua rồi lại trở về quê và mất tại Huế.

Trong những hình ảnh về người phụ nữ tại Sofitel Ecopark, có lẽ bà Nguyễn Thị Định là hiện thân rõ nét nhất về đức tính của người phụ nữ Việt Nam – chịu thương, chịu khó, trọng nghĩa, trọng tình, yêu chồng, thương con.

Căn biệt thự Nguyễn Thị Định là căn Villa V1-V2 (khu Villa 3 phòng ngủ mẫu A)

Biệt thự Bùi Mộng Điệp

Biệt thự Bùi Mộng Điệp là một căn biệt thự được lấy cảm hứng từ hình ảnh bà Bùi Mộng Điệp thứ phi phương Bắc của vua Bảo Đại. Là một trong những nhân tình của cựu hoàng, nhưng Bùi Mộng Điệp vẫn được gọi là thứ phi bởi không chỉ được cựu hoàng sủng ái mà bà còn được Đức Từ Cung Thái Hậu yêu mến.

Những vất vả, trầm luân mà bà trải qua cùng Vua Bảo Đại không phải người nào cũng có thể làm được. Bà gặp vua Bảo Đại khi làm cố vấn cho Chính phủ, bà đã từng lặn lội sang Hồng Kông gặp Bảo Đại khi đang có bầu và giúp ông trấn giữ Hoàng Triều Cương Thổ. Cuộc đời bà hai lần nhận trọng trách trao bảo kiếm triều Nguyễn cho Vua và Hoàng Hậu. Bà còn được Đức Từ Cung ban mũ áo để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo công giáo).

biệt thự Sofitel Ecopark
Bùi Mộng Điệp cũng được khắc hoạ tại biệt thự trong Sofitel Ecopark

Khi đã lưu vong sang Pháp bà cũng là người duy nhất cùng Bảo Đại Đi Qua Những Ngày Gian Khó, hết tiền hay đau bệnh cựu Hoàng đều tìm về với Bà. Sau khi cựu hoàng có người phụ nữ khác, Mộng Điệp sống trong cô quạnh trong ngôi nhà nhỏ ở paris. Bà hưởng thọ 87 tuổi.

Không giống như những người tình khác của Bảo Đại, cùng với vẻ đẹp sắc nước hương trời, Bùi Mộng Điệp còn là người phụ nữ giỏi giang, tháo vát, và khéo léo trong cư xử. Đó chính là lý do bà chiếm được cảm tình của “mẹ chồng”.

Villa V8 được lấy cảm hứng từ bà là căn biệt thự Bùi Mộng Điệp. Đây cũng là căn biệt thự có 3 phòng ngủ mẫu B tại Sofitel Ecopark.

Biệt thự Vicky

Đây là người vợ hờ của vua Bảo Đại. Bảo Đại mua một trang trại ở Alsace. Ông không bỏ được thú đi săn bắn. Đối với ông đó là một nhu cầu thiết yếu, như thú đánh bạc. Nhu cầu đàn bà cũng vậy. Trong những cuộc chung chạ đó ông sống với cô vợ “hờ” người Pháp tên là Vicky mấy năm và sinh hạ được một con gái đặt tên là Phương Từ thì hai người chia tay. Bảo Đại phải rời khỏi Alsace bỏ lại nhà cửa đồ đạc cho Vicky.

Biệt thự Vicky là căn Villa V16 cũng là căn biệt thự 3 phòng ngủ mẫu C.

>> Đọc thêm: Kỹ thuật mái nhà rường di sản đặc trưng cốt cách Huế tại Sofitel Hanoi Ecopark

Biệt thự Monique Baudot

Có lẽ không ai có thể ngờ được rằng, người phụ nữ cuối cùng của nhà vua phong lưu đa tình nước Nam lại là một người phụ nữ người Pháp, kém đức Cựu hoàng 33 tuổi – bà Monique Baudot.

Không sở hữu nhan sắc ấn tượng như những người phụ nữ khác của cựu hoàng tại Việt Nam, nhưng bà Monique Baudot giữ một vai trò quan trọng trong những năm tháng cuối đời của Bảo Đại. Bà là người bạn, người đồng hành, thư ký của cựu hoàng trong suốt mấy thập niên cuối cùng. Cùng với Nam Phương Hoàng Hậu, bà là người phụ nữ thứ 2 có hôn thú với cựu hoàng.

biệt thự Sofitel Ecopark
Biệt thự V24 là căn biệt thự tái hiện lại hình ảnh bà Monique Baudot

Mặc dù không phải là người phụ nữ mang dòng máu Việt Nam, nhưng bà Monique Baudot lại có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của cựu hoàng. Đó cũng là lý do mà câu chuyện về bà cũng được kiến trúc sư kể lại căn Villa V24 Special Unit tại khu biệt thự Ecopark Sofitel.

Sau khi cưới, với tư cách là vợ chính thức của cựu hoàng, bà tự nhận là Hoàng phi Vĩnh Thụy. Bà Monique là người chăm sóc cho Cựu hoàng mãi cho đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Hiện tại, bà vẫn còn sống tại nước Pháp và là người cất giữ nhiều tài liệu và k.ỉ v.ật quan trọng về nhà Nguyễn.

Câu chuyện về những người phụ nữ Việt Nam tại Sofitel Ecopark không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về kiến trúc mà hơn thế nữa đó còn là câu chuyện về những giai đoạn đáng nhớ của lịch sử Việt Nam.

>> Chi tiết dự án tham khảo tại: 

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686