“Cánh ngỗng Benarche hoang dã” Accor Group – Sự khác biệt giữa 35 thương hiệu

Đế chế Accor Group cùng biểu tượng “cánh ngỗng Benarche hoang dã” được xem là một trong những thương hiệu quản lý và điều hành khách sạn nổi tiếng và hùng mạnh nhất thế giới. Accor Hotels Group sở hữu chuỗi khách sạn lừng danh gắn liền với 35 thương hiệu khách sạn toàn cầu. Nhiều người khi nghe thông tin này sẽ có cùng thắc mắc: Tại sao cùng một đơn vị quản lý vận hành nhưng lại có nhiều thương hiệu như vậy và sự khác biệt giữa 35 thương hiệu thuộc đế chế này là gì?

Lịch sử được viết lên từ sự kết hợp “kinh doanh” và “công nghệ”

Quay ngược thời gian trở về những năm 1960… Đế chế Accor Group được hình thành bởi 2 người Pháp Paul Dubrule và Gérard Pélisson. Những tưởng một người chuyên làm về kinh doanh và một người theo nghiệp công nghệ, về mặt lý thuyết họ khó mà gặp nhau – huống gì là đi chung “một con thuyền”. Tuy nhiên, cuộc đời luôn có những “mối duyên kỳ ngộ”. Trong một cuộc gặp gỡ bất ngờ vào tháng 8/1963, Paul đã đề xuất ý tưởng mở một chuỗi khách sạn dựa trên mô hình Holiday Inn. Thật bất ngờ là Gérard ngay lập tức bị thuyết phục bởi tầm nhìn và sự nhiệt tình của Paul cho ý tưởng kinh doanh.

Ở độ tuổi ngoài 30, cả hai thành lập công ty đầu tư và điều hành khách sạn SIEH và đến tháng 8 năm 1967, khai trương khách sạn Novotel đầu tiên tại thành phố Lille – miền Bắc nước Pháp, đặt mốc son khởi đầu cho một chế đế khách sạn vang danh thế giới đến hơn nửa thế kỷ sau. Đến năm 1983, sau khi tiếp quản và mua lại một số thương hiệu thì SIEH được đổi tên thành Accor và cuối cùng là AccorHotels vào năm 2015.

“Đế chế” Accor Group cùng biểu tượng cánh ngỗng Benarche huyền thoại

Từ 1967 đến 2021 là chặng đường hơn 50 năm không ngừng tiến về phía trước của Accor Group. Từ chỉ 1 khách sạn Novotel ở thành phố Lille ngày đầu – tính đến thời điểm chia sẻ bài viết này, Accor Group đã có mặt tại 110 quốc gia, sở hữu và chịu trách nhiệm quản lý 5200 khách sạn – tương đương với 762,100 phòng. Với tốc độ tăng trưởng thần tốc – “cứ 33 giờ sẽ khai trương một khách sạn mới”, Accor hiện đứng trong Top 5 Tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới. Và hình tượng “cánh ngỗng Benarche” trên logo Accor Group biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm và mong ước khám phá chân trời mới.

Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam kể từ năm 1991, Accor Group đang hợp tác quản lý 32 khách sạn tại nhiều tỉnh thành: Hà Nội, Hạ Long, Sapa, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Vũng Tàu, Phú Quốc. Chỉ trong năm 2019 – Accor Group khai trương thêm 10 khách sạn mới trên mảnh đất hình chữ S giàu tiềm năng du lịch và là tập đoàn quốc tế quản lý nhiều khách sạn của Việt Nam nhất ở thời điểm hiện tại.

Vì đâu Accor Group sở hữu 35 thương hiệu cùng “mác” quản lý vận hành khách sạn?

Accor Hotels phân chia các thương hiệu thành 2 cấp có 2 tiêu chuẩn khác nhau: Thương hiệu quốc tế (International Brands) và Thương hiệu bản địa ( Regional Brands). Cụ thể, các Thương hiệu quốc tế (International Brands) đều là những điểm đến uy tín và mang tiêu chuẩn đồng bộ dù được ở bất kì quốc gia nào như thương hiệu Pullman, Novotels,… và các Thương hiệu bản địa (Regional Brands) như Grand Mercure sẽ mang dấu ấn địa phương, sự xuất hiện của sản phẩm ở khu vực nào sẽ mang màu sắc văn hóa cũng như kiến trúc tại nơi đó. Đây là chiến lược gắn thương hiệu độc lập nhằm tạo ra một danh mục nắm giữ các phân khúc từ bình dân đến cao cấp.

5 cấu trúc thương hiệu Accor
Các thương hiệu của Accor Group
Các thương hiệu của Accor Group
Các thương hiệu của Accor Group

Mỗi thương hiệu một “concept” và bản sắc nằm ở ngay tên gọi

Sáng lập ra nhiều thương hiệu danh tiếng và mua lại các tên tuổi có tiếng trong ngành, Accor sở hữu bộ sưu tập 35 thương hiệu khách sạn với phân khúc từ tầm trung đến cao cấp, xa xỉ. Đặc biệt là với mỗi thương hiệu của Accor đều được định hình bằng một concept riêng biệt. Một vài những thương hiệu cao cấp dưới đây đều thể hiện rõ nhất điểm đặc biệt này:

Sofitel

Thương hiệu Sofitel được xem là đại sứ hàng đầu văn hoá Pháp và Accor. Mỗi khách sạn mang thương hiệu Sofitel đều hướng truyền tải đến khách hàng thông điệp ““Emotion – Luxury & French Elegance” (Cảm xúc – Sang trọng và Vẻ thanh lịch Pháp).

Accor Group
Sofitel mang văn hoá Pháp đến khách hàng

MGallery

Thương hiệu MGallery là “bộ sưu tập các khách sạn ký ức” phong cách boutique, nên vị trí, thiết kế của dự án rất kén chọn. Mỗi khu nghỉ dưỡng đều có phong cách và câu chuyện độc đáo, được lấy cảm hứng từ di sản, từ tính lịch sử của khách sạn), dấu ấn (trong nghệ thuật thiết kế) hay sự yên bình (cho một kỳ nghỉ thư giãn, thoải mái).

Thương hiệu khách sạn boutique MGallery

Pullman

“Design Your Journey” là thương hiệu của khách sạn 5 sao sang trọng chuyên phục vụ du khách thường xuyên đi du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới trong các chuyến công tác, nghỉ dưỡng mang tính linh hoạt và kết nối cao.

Pullman “Design Your Journey”

Novotel

Thương hiệu khách sạn 4 sao nằm chủ yếu ở trung tâm những thành phố lớn, khu du lịch, thương mại, phục vụ du khách với đầy đủ dịch vụ.

Thương hiệu 4 sao Novotel

Grand Mercure

“Discover a new authentic” (Khám phá những giá trị chuẩn mực) là định hướng của thương hiệu Grand Mercure. Phục vụ những khách hàng khó tính – muốn tìm kiếm những nét văn hoá đặc sắc trong khách sạn lưu trú. Thương hiệu này tôn trọng văn hoá địa phương và áp dụng đúng quy tắc truyền thống khách sạn.

Grand Mercure – Discover a new authentic

Mercure

Trong khi đó, Mercure mang đến những trải nghiệm ấn tượng, ấm áp và chân thực bắt nguồn từ cộng đồng địa phương, nhân viên khách sạn phục vụ nhiệt tình. Khách sạn của Mercure thường nằm ở trung tâm thành phố, gần biển hoặc trên núi.

Thương hiệu khách sạn Mercure

Ibis

Đây là thương hiệu khách sạn 3 sao, hướng khách hàng sử dụng dịch vụ đến sự thoải mái tối đa với phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi và chăm sóc nhiệt tình: phục vụ 24/24, phục vụ bữa sáng từ 4h sáng đến trưa, thực đơn nhẹ, dịch vụ bar,…và mức giá tốt nhất.

Accor Group
Thương hiệu khách sạn 3 sao Ibis

Điểm qua một số cái tên nằm trong dòng thương hiệu quốc tế của Accor, mỗi “brand” lại là một phong cách khác nhau. Bởi vậy mới thấy Accor định hướng thương hiệu tốt đến mức nào. Thiết kế của những khách sạn mang “brand” đều sẽ được định hình đi theo concept của thương hiệu đó. Điều này khiến cho bản sắc của từng thương hiệu thuộc Accor đều nằm ở tên gọi.

Tuy nhiên, các thương hiệu trên đều biết kết hợp hoàn hảo với bản sắc văn hoá địa phương đó để nó không xa rời thực tế. Điển hình có thể kể đến một vài khách sạn mang những thương hiệu trên tại Việt Nam. Với Hotel de l’Opera Hanoi – MGallery (Khách sạn gần nhà hát) thì mọi thiết kế của khách sạn đều mang phong cách nhà hát. Sofitel Legend Metropole Hanoi – Khách sạn huyền thoại có hầm trú bom với bề dày lịch sử và nét lãng mạn cổ điển. Hotel de la Coupole Sapa MGallery by Sofitel ghi dấu ấn với nóc nhà hình tròn, màu vàng lấy cảm hứng từ cánh đồng lúa chín – vẻ đẹp vùng núi Tây Bắc.

Sofitel – Brand “Át chủ bài” làm nên dấu ấn chất lượng cho Accor Group

Trước đây, Sofitel Hotels & Resorts là một chuỗi khách sạn sang trọng có trụ sở tại Paris , Pháp. Được thành lập vào năm 1964 tại Pháp, Sofitel nhanh chóng phát triển trên toàn thế giới với hơn 200 cơ sở kinh doanh. Năm 2008, Sofitel trở thành thương hiệu chỉ dành cho khách sạn sang trọng, giảm số lượng khách sạn xuống còn 89. Năm 1980, Sofitel được Accor mua lại và gia nhập các thương hiệu khách sạn của tập đoàn.

Là thành viên của tập đoàn Accor, Sofitel Hotels & Resorts áp dụng các chính sách phát triển bền vững do tập đoàn đề ra. Sofitel Hotels & Resorts sở hữu và quản lý hai thương hiệu chị em, Sofitel Legend và SO Sofitel. Từ đó đến nay, Sofitel được xem là biểu tượng cho chất lượng dịch vụ của người Pháp trên toàn thế giới và cũng là “át chủ bài” làm nên dấu ấn dịch vụ cho Accor.

Từ năm 2011, trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Sofitel đã triển khai chiến lược “Be Magnifique”, trong đó có 2 sáng kiến quan trọng là nghệ thuật phục vụ Cousu Main và chương trình Đại sứ Sofitel.

Accor Group
Cousu Main là là nghệ thuật phục vụ làm nên thương hiệu Sofitel

“Cousu Main” trong tiếng Pháp có nghĩa là làm bằng tay, tương tự như từ “handmade” trong tiếng Anh. Nghệ thuật phục vụ Cousu Main là nghệ thuật phán đoán và đáp ứng mong muốn của khách hàng ngay tại điểm trải nghiệm dịch vụ, nhằm tạo nên khoảnh khắc phục vụ vượt qua sự mong đợi cho khách hàng. Từ đó chạm tới cảm xúc và tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho họ, dù là trong lần lưu trú đầu tiên hay những lần tiếp sau.

Không phụ sự kỳ vọng của Sofitel, chiến lược “Be Magnifique” tạo được hiệu ứng mạnh mẽ và đạt được thành tựu ấn tượng trong suốt nhiều năm qua. Chiến lược này tập trung vào 3 trụ cột chính đó là: văn hóa, nghệ thuật ẩm thực và thiết kế.

Tại Sofitel, nghệ thuật phục vụ Cousu Main trở thành triết lý phục vụ của chương trình Đại sứ Sofitel nhằm tạo ra những cảm xúc trải nghiệm đặc sắc cho khách hàng, chất lượng phục vụ tuyệt hảo và niềm đam mê vô tận đối với sự hoàn mỹ. Chương trình tập trung đào tạo bốn yếu tố của nghệ thuật phục vụ Cousu Main bao gồm:  cởi mở (open your heart), tận tụy phục vụ (serve from your heart), tạo cảm xúc (create emotions) và khích lệ mọi người (inspire others).

Accor Group
Sofitel mang văn hoá Pháp đến khách hàng

Và mỗi năm những khách sạn Sofitel trên toàn thế giới đều sẽ chia sẻ câu chuyện Cousu Main để tôn vinh và trao giải cho những khoảng khắc chạm tới cảm xúc khách hàng.

Tại Việt Nam, ngoài những khách sạn mang thương hiệu Sofitel đã có từ trước như: Sofitel Legend Metropole Hanoi, Hotel de l’Opera Hanoi,… thì sắp tới đây Sofitel sẽ đầu tư vào mảng branded residences – BĐS hàng hiệu cùng dự án biệt thự đảo Sofitel Ecopark. Giới thượng lưu có thể kỳ vọng vào một sản phẩm biệt thự “xanh chuẩn mực – sang đúng tầm” sẽ mang đến một phong cách hưởng thụ khách biệt cho những chủ nhân tinh hoa.

Biệt thự đảo Sofitel – Sofitel Ecopark Villa sắp tới đây là sản phẩm mang thương hiệu Sofitel đáng để đầu tư

>> Chi tiết dự án: 

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686