Dự báo thị trường BĐS năm 2022: Còn nhiều dư địa để phát triển
Năm 2021, chúng ta đã trải qua làn sóng dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong đó có cả thị trường BĐS. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bắt đầu lắng xuống và thị trường BĐS cuối năm 2021 đang bắt đầu hồi phục, nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến năm 2022. Nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022 vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu rất lớn nhất là tại khu vực đô thị…
Giá bất động sản tăng mạnh
Theo số liệu của Bộ Xây dựng nhà ở và Thị trường bất động sản quý III/2021, thì trong quý này báo cáo từ các địa phương cho thấy lượng giao dịch BĐS giảm mạnh. Trong đó lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà riêng lẻ chỉ bằng 39% so với quý II/2021, với 11.615 giao dịch thành công. Các giao dịch này chỉ tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương và Hưng Yên.
Đối với đất nền chỉ có 107.167 giao dịch thành công. Trong đó, tại miền Bắc có tổng cộng 10.421 giao dịch, tại miền Trung có 31.380 giao dịch, tại miền Nam có 65.366 giao dịch. Giá rao bán nhà ở, đất nền tại các địa phương nêu trên cơ bản vẫn ổn định, hầu hết giữ mức mặt bằng giá được thiết lập trong quý 2/2021, không có hiện tượng tăng mạnh hoặc giảm giá sâu.
Nhận định về thị trường bất động sản thời gian qua, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết năm 2020 và đặc biệt là năm 2021 giá bất động sản có hiện tượng tăng mạnh và nhanh, nhất là phân khúc căn hộ cao cấp. Lợi dụng tình hình thị trường thiếu nguồn cung, giá căn hộ tại TP.HCM bị đẩy tăng gần 100% so với thời điểm năm 2018.
Tại thị trường Hà Nội, đa số dự án chung cư mới được đầu tư xây dựng thuộc phân khúc trung cấp và có giá bán dao động từ 30-40 triệu đồng/m2, tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Gia Lâm…và đang lan dần các khu vực lân cận thành phố. Theo số liệu của Savills Việt Nam, tại Hà Nội, các căn hộ có giá trên 1.500 USD/m2 (35 triệu đồng/m2) chiếm 66% nguồn cung mới của Hà Nội, tăng 32% theo năm.
Trong khi nguồn cung hạn chế, cầu thị trường lại rất mạnh, thì trong thời gian vừa qua, thị trường đã xuất hiện lực cầu F0, những người mới tham gia vào thị trường. Đã có sự mất cân đối cung – cầu, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Giá bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao, nhất là thành phố lớn. Riêng TP HCM, giá bất động sản hiện tăng gấp 2 lần và không có dấu hiệu giảm.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu Tư vấn Savills Hà Nội, nhận định thị trường căn hộ không tránh khỏi tác động tiêu cực do Covid-19. Nguồn cung có giá hợp lý vẫn được nhiều người mua quan tâm, trong khi đó nguồn cung giá cao trong thời gian vừa qua có lượng giao dịch khá hạn chế. Đối với thị trường nhà ở thấp tầng, sự thận trọng của người mua trong thời kỳ đại dịch và hàng tồn kho giá cao cũng là lý do khiến lượng giao dịch sụt giảm mạnh.
Phân tích nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh thị trường bất động sản, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, do hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 Luật khác nhau, ngoài ra còn hàng trăm nghị định, nghị quyết khác. Có rất nhiều các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đã làm tăng chi phí, thời gian để các nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác.
Sau dịch nguồn cung sẽ được cải thiện
Thị trường BĐS Việt Nam năm 2022 và về trung và dài hạn vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, với nhu cầu rất lớn nhất là tại khu vực đô thị.
“Hiện Việt Nam mới có tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 40%, trong khi các nước phát triển là trên 70%; xu hướng hộ gia đình 2 thế hệ trong 1 căn nhà là rất phổ biến hiện nay. Cùng với chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030 phấn đấu xây dựng 1,032 tỷ m2 nhà ở, mỗi năm khoảng 100 triệu m2”, ông Nguyễn Mạnh Hà nhận định.
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, tại TP.HCM, nguồn cung bất động sản nhà ở có thể sẽ được cải thiện đáng kể. Các dự án mới ở phân khúc trung cấp sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông và các quận ngoại thành. Các dự án mới ở phân khúc trung cấp sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông và các quận ngoại thành. Giá nhà ở dự kiến sẽ duy trì đà tăng trung bình từ 3-7% trong năm 2022 ở các phân khúc.
Trong khi đó, tại Hà Nội, nguồn cung mới dồi dào sẽ đến từ các dự án khu đô thị lớn từ khu vực ngoại thành nhờ quỹ đất lớn điển hình như khu phía Đông Hà Nội. Điểm mạnh của thị trường nhà ở Hà Nội là hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, tăng sự kết giữa vùng trung tâm và các khu vực lân cận. Giá bất động sản tại Hà Nội thực tế không biến động mạnh như TP.HCM song giá vẫn tăng đều qua hàng năm ở mức 1-3%.
Đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho biết thêm, bất động sản công nghiệp là điểm sáng của thị trường, kèm theo đó là nhu cầu về nhà ở công nhân gần khu công nghiệp đang là nhu cầu cấp bách sau hệ luỵ của đại dịch.
Sau đó chính là bất động sản du lịch ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng với chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2025 thu hút ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu khách trong nước, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 80 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân 13-14%/năm, vì vậy, nhu cầu về bất động sản du lịch sẽ còn nhiều dư địa để phát triển.
Theo báo cáo mới nhất, Nghệ An đạt tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ. Cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động du lịch tăng trưởng do kích cầu, lượng du khách tăng cũng tạo đòn bẩy tới thị trường bất động sản. Trong đó phải kể đến Ecopark Vinh, khu đô thị 200ha đa dạng loại hình nhà phố đại lộ, nhà phố vườn và những căn biệt thự đơn lập, song lập nép mình giữa rừng xây xanh mát đang được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Tìm hiểu thêm: