Thành phố Vinh, Nghệ An và những cây cầu rực rỡ bắc qua sông Lam

Trong tiến trình “Xây dựng Thành phố Vinh phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm đô thị loại 1 và sớm trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa của vùng Bắc Trung bộ”, những cây cầu vượt vừa được hoàn thành đưa vào sử dụng chính là một trong những mạch nối khai thông ùn tắc và là điểm nhấn về cảnh quan của Thành phố Đỏ. Khi màn đêm buông xuống, những chiếc cầu trở nên rực rỡ hơn dưới ánh đèn màu, càng làm tôn thêm vẻ quyến rũ của một thành phố trẻ năng động.

Cầu Bến Thuỷ I

Hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cùng thuộc vùng văn hoá xứ Nghệ, Những bị ngăn cách bởi dòng sông Lam mênh mông. Đoạn sông Lam chảy qua khu vực Bến Thuỷ, nằm trên tuyến quốc lộ 1A rộng khoảng 650m. Nơi đây mùa hè nước trong xanh ngăn ngắt, mùa nước lũ thì nước lại đục ngầu quận chảy. Người dân hai tỉnh lưu thông bằng thuyền bè, đò ngang.

Trong chiến tranh, nơi đây là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân, hải quân Mỹ cũng như tạo nên kỳ tích anh hùng của quân và dân ta đã không quản gian khổ, hy sinh, bom đạn; quyết không để tuyến vận chuyển quân đội, hàng hoá, đạn dược vào miền Nam bị gián đoạn.

Sau khi chiến tranh kết thúc, do điều kiện kinh tế, kỹ thuật còn hạn chế, các phương tiện giao thông qua Bến Thuỷ bằng phà hoặc cầu phao. Có 3 bến phà được bố trí ngày đêm trở người, phương tiện nối liền huyết mạch giao thông 2 tỉnh và hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, việc lưu thông bằng cầu phao và phà còn nhiều hạn chế, đặc biệt vào mùa mưa lũ hoặc khi cầu phao gặp trục trặc, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Cầu Bến Thuỷ 1

Trong ký ức của người Nghệ An – Hà Tĩnh còn ghi dấu những hình ảnh những đoàn xe nằm chờ dài hàng chục km. Do nhu cầu bức bách cần có cây cầu vĩnh cửu, mặt cầu rộng cho hai làn xe qua sông Lam, nhà nước quyết định đầu tư xây dựng cầu Bến Thuỷ ( còn gọi là cầu Bến Thuỷ I). Cầu Bến Thuỷ sẽ có ý nghĩa to lớn đối với giao thông vận tải trên toàn tuyến quốc lộ 1A, đặc biệt có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng như các địa phương khu IV.

Lúc này, việc xây dựng cầu Bến Thủy gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế đất nước sau chiến tranh 10 năm vẫn trong tình trạng bao cấp, nguồn lương thực, thực phẩm khan hiếm, đời sống của người công nhân eo hẹp; vật tư, trang thiết bị vừa thiếu vừa cũ kỹ, trong khi điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, mà nhiệm vụ được giao với khối lượng lớn: thi công từ trụ số 8 đến trụ số 12, mố cầu phía Nam và lắp dầm thép 53m, dầm BTDUL 33 mét áp dụng kỹ thuật lao dầm bằng cẩu nổi CN-100 có sức nâng 100 tấn.

Bến Thủy là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Lam và là cây cầu lớn thứ hai cả nước, sau cầu Thăng Long được xây dựng sau ngày đất nước hòa bình. Sau 5 năm thi công với biết bao hy sinh, gian khổ, năm 1990, công trình cầu Bến Thủy hợp long, hoàn tất, sẵn sàng đón những chuyến xe đầu tiên nối liền huyết mạch giao thông quốc lộ 1A.

Cầu Bến Thuỷ II

Cầu Bến Thuỷ II song song với cầu Bến Thuỷ được khởi công xây dựng vào tháng 3/2010. Cầu Bến Thủy II được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tống cốt thép và bê tông dự ứng lực, với công nghệ đúc hẫng và khoan cọc nhồi, là công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Ngày 14/3/2012, khởi công, ngày 1/6/2010 mới bắt đầu thực hiện các gói thầu; ba tháng sau, ngày 28/9/2010 mới thi công được công trình do vướng giải phóng mặt bằng; và nay tròn 2 năm sau, cầu Bến Thuỷ II đã hoàn thành.

Cầu Bến Thuỷ 2

Kết nối với tuyến tránh Thành phố Vinh, Quốc lộ 8B, cầu Bến Thuỷ II sẽ tạo nên một tuyến song song với Quốc lộ 1A qua địa phận Nghệ An, Hà Tĩnh giúp giảm tải lưu lượng giao thông đang ngày càng gia tăng trên tuyến này. Cầu vừa nhằm mục đích hoàn thiện tuyến đường tránh Vinh, vừa giảm áp lực quá tải cho cầu Bến Thủy I đã xuống cấp, đồng thời tăng sức hấp dẫn và cải thiện môi trường đầu tư cho Nghệ An nói riêng và cả khu vực nói chung. Đây còn là công trình có ý nghĩa thắt chặt thêm nghĩa tình hai tỉnh, tiếp thêm sức mạnh cho tỉnh nhà trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cầu Cửa Hội

Cầu Cửa Hội là cây cầu thứ 3 bắc qua sông Lam, nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây được xem là cây cầu đường bộ dài nhất miền Trung sau khi hoàn thành. Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam có tổng chiều dài 5.3km nối phường Nghi Hải, TX.Cửa Lò (Nghệ An) với xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Dự án có tổng mức đầu tư là 950 tỉ đồng, trong đó 450 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, 150 tỉ đồng ngân sách Nghệ An và 250 tỉ đồng là ngân sách tỉnh Hà Tĩnh.

Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam tạo động lực phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng khu vực; kết nối Quốc lộ 8B, Quốc lộ 1 và giảm tải giao thông trên Quốc lộ 1; đảm bảo an toàn giao thông, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1.

Cầu Cửa Hội là cây cầu lớn thứ 3 bắc qua sông Lam tại Vinh

Không chỉ có ý nghĩa về lĩnh vực kinh tế – xã hội, cầu Cửa Hội còn được đánh giá là công trình kiến trúc có tính nghệ thuật cao, được xây dựng tại khu vực có thế mạnh về du lịch, dịch vụ biển. Và trong tương lai gần cầu sẽ “gánh vác” thêm trọng trách đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp không khói của Nghệ An và Hà Tĩnh.

Cầu Cửa Hội sẽ đánh thức tiềm năng vốn có của địa phương, thu hút các nhà đầu tư xây dựng một thành phố di sản. Trong đó lấy yếu tố văn hóa làm cốt lõi, ngành du lịch và dịch vụ làm mũi nhọn. Những vùng phụ cận còn lại sẽ tập trung cho phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao và công nghiệp.

Ngoài ra, cầu Cửa Hội cũng sẽ kết nối vùng Nam Nghệ An với Bắc Hà Tĩnh, như kết nối cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai, cảng DKC và các Khu du lịch Cửa Lò, Bãi Lữ,… tạo nên một vùng phát triển Nam Nghệ – Bắc Hà mà Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định quy hoạch

Khu đô thị xanh nằm giữa những cây cầu lớn tại thành Vinh

Trước kia mỗi khi nhắc đến một vùng đất thường người ta lại nhắc đến dáng núi hình sông như một biểu tượng của vùng đất đó, đô thị lúc đó là những khu dân cư thấp quây quần với hình thái ẩn nấp vào cảnh quan sông núi lân cận, lấy cái vững vàng của dáng núi làm điểm tựa chinh phục tự nhiên, lấy nét mềm mại của dòng sông làm phong cách cư xử với xã hội.

Ngày nay, khi các thành phố ngày càng hiện đại với mức độ xây dựng cao, quá trình san lấp, giải phóng mặt bằng đã dần xóa đi hình dáng địa lý tự nhiên, chỉ để lại một mặt bằng xây dựng nhân tạo và khô khốc. Thế núi thế sông giờ không còn quá quan trọng, nhiều đô thị hình thành và phát triển không cần dựa nhiều vào đặc điểm địa hình tự nhiên.

Việt Nam – xứ sở mà “ai cũng có một dòng sông bên mình” nên các đô thị thường hình thành tại những khúc sông để tiện giao thương buôn bán như một logic của cuộc sống. Và tất nhiên những cây cầu góp phần không thể thiếu trong những đô thị ấy. Cây cầu là sự kết nối, là sự gặp gỡ giữa hai vùng đất, là sự thiết lập những quan hệ mới giữa đất với đất, giữa người với người.

Đối với thành Vinh cũng vậy, những cây cầu như là sự kết nối những vùng đất với nhau tạo sự phát triển. Và giữa cây cầu Cửa Hội với Bến Thuỷ I và II hình thành một khu đô thị mới mang tên Eco Central Park. Đây là khu đô thị sinh thái được mệnh danh là đại công viên xanh lớn nhất thành Vinh. Không chỉ người dân Vinh mà cả người dân của 2 miền Bắc và Trung cũng đều mong ngóng sự ra mắt của đại đô thị có 1-0-2 này.

>> Tham khảo dự án mới nhất tại Vinh: Eco Central Park Vinh

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686