Câu chuyện về những bóng hồng bên cạnh vua Bảo Đại tại Sofitel Hanoi Ecopark
Nổi tiếng là vị vua phong lưu, đa tình – cuộc đời cựu hoàng Bảo Đại sở hữu tình trường phức tạp, phóng khoáng với những giai nhân tuyệt sắc, mỗi người một vẻ. Sắc đẹp của những “bóng hồng” bên cạnh vua Bảo Đại chính là nguồn cảm hứng đặc biệt để KTS tạo nên siêu phẩm Sofitel Hanoi Ecopark.
Từ những “bóng hồng” tuyệt sắc giai nhân của vua Bảo Đại
Vua Bảo Đại ( 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997) tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Nhắc đến ông, người ta không chỉ nhớ về vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam, mà còn nhắc về đường tình phong phú của ông, với những giai nhân tuyệt sắc.
-
Quốc sắc thiên hương – Nam Phương Hoàng Hậu
Nam Phương Hoàng Hậu ( 1914 – 1963 ) nhũ danh là Jeanne Mariatte Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914, tại Gò Công ( nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Kiên Giang ) trong 1 gia đình công giáo giàu có, là con gái của ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bính.
Bà là hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng, và chế độ quân chủ Việt Nam nói chung. Bà đã có công đề xướng việc thành lập và mở các trường học thuộc dòng Đức Bà tại Việt Nam vào năm 1935. Bà là hoàng hậu duy nhất của triều Nguyễn được tấn phong sau ngày cưới. Cô dâu năm ấy 19 tuổi, với nhan sắc mặn mà, một vẻ đẹp đậm chất Á Đông, Nam Phương hoàng hậu được liệt vào danh sách “5 vị hoàng hậu đẹp nhất” thời bấy giờ.
Người con gái tài sắc vẹn toàn
Năm 12 tuổi, bà đã được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris.
Vốn dĩ chi tiết này đã là một khác biệt, bởi cánh điền chủ vốn thường quanh năm suốt tháng bận rộn với ruộng vườn đất đai, trọng của cải hơn là chữ nghĩa – Nhất là tư duy đối với cánh con gái. Quan niệm của họ rõ ràng: Với một cô gái, chỉ cần đẹp và dịu dàng là đủ, việc gì phải có học để làm kém duyên đi? Khách quan mà nói thì thiếu nữ Thị Lan cùng cô chị của mình sống trong nhung lụa từ bé, tuổi xuân êm đềm thong thả.
Không chỉ là một người con gái có trí thức, bà còn sở hữu nhan sắc nổi bật lúc bấy giờ.
Ngay từ đầu, cái tên mà Bảo Đại trao cho bà đã ấn định cả một số mệnh: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.
Ngay từ lúc xuân thì, Nguyễn Hữu Thị Lan với chiều cao nổi bật đến hơn 1m75, sắc vóc mảnh khảnh, gương mặt thanh tú, ánh mắt kiêu hãnh, gout thời trang thời thượng – đã là tâm điểm của mọi ánh nhìn và mọi khung hình.
Người phụ nữ đã phải lòng với Dior nhưng nửa đời vẫn mực thước với Áo dài
Dù chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa, lối sống và thời trang Pháp nhưng sau khi đăng cơ phượng vị, Nam Phương tìm đến mái tóc vấn, tà áo dài, tạm nép mình vào hình tượng phụ nữ truyền thống. Hơn hết, bà chủ trương và tận dụng cơ hội để mang tà áo dài Việt đến với năm châu bốn bể.
Suốt thời kỳ tại vị nước Nam đến năm 1947, hình ảnh của Hoàng hậu luôn gắn liền với kiểu áo dài dáng suông nhã nhặn kín đáo, tóc vấn khăn và ắt không thể thiếu những chuỗi ngọc trai.
Với bà, áo dài và ngọc trai sinh ra để cho nhau như Rồng với Phượng, khó có thể tách rời. Thông điệp của Nam Phương về lối phục sức của phụ nữ rất rành rọt: Hãy ăn diện để thể hiện một tri thức lớn thay vì một tài sản kếch sù!
Cái khí chất Parisian Chic ấy thực chất đã đầy tràn trong huyết quản bà từ lâu, không chỉ giới hạn trong áo váy mà ngay cả lối điểm tô dung mạo cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Đường tình không trọn vẹn của Nam Phương Hoàng Hậu.
Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại gặp nhau lần đầu tiên tại Đà Lạt vào năm 1932 – khi ấy bà vừa tròn 18 tuổi. Sau 1 vài dịp gặp gỡ, 1 tình cảm êm dịu đã nảy sinh giữa 2 người. Ngày 20/04/1934, hôn lễ của vị hoàng đế cuối cùng được cử hành rất trọng thể với người con gái đất Gò Công.
Ngay sau ngày cưới, hoàng đế Bảo Đại đã tấn phong Nguyễn Hữu Thị Lan lên làm hoàng hậu – một điều mà trước đây chưa từng có đối với triều đình nhà Nguyễn.
Sau khi Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà đã đưa ra 4 điều kiện và nhà vua đã chấp nhận: ( 1 ) Tấn phong bà ngay trong ngày cưới, ( 2 ) được giữ nguyên đạo thiên chúa, các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo, ( 3 ) phải được tòa thánh Vatican cho phép, đặc biệt 2 người lấy nhau và giữ 2 tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo, ( 4 ) bãi bỏ hậu cung tuân thủ chế độ 1 vợ 1 chồng.
Họ có 9 năm chung sống hạnh phúc và có với nhau 5 người con, lần lượt là: Nguyễn Phúc Bảo Long ( 1936 ), Nguyễn Nữ Phương Mai ( 1936 ), Nguyễn Nữ Phương Liên ( 1938 ), Nguyễn Nữ Phương Dung ( 1942 ), Nguyễn Phúc Bảo Thắng ( 1943 ). Thế nhưng năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, cả gia đình rời khỏi hoàng cung. Ông được mời ra Hà Nội làm cố vấn chính phủ, còn Nam Phương Hoàng Hậu ở lại Huế. Cũng từ đây, chuyện tình đẹp giữa 2 người đã đi đến hồi kết.
Khi ra Hà Nội, trong những ngày tháng xa vợ, với bản tính ham chơi, trăng hoa có sẵn từ thời trai trẻ, vua Bảo Đại đã không thể giữ mình, mà liên tiếp rơi vào những mối quan hệ tình ái ngoài luồng và bắt đầu có hàng loạt nhân tình mới như thứ phi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan.
Khi biết tin, Nam Phương hoàng hậu đã vô cùng đau khổ, vốn là người kiêu hãnh, nên bà đã không cố gắng dành giật lại chồng. Chính vì thế, tình cảm giữa 2 người ngày một xa cách, không thể hàn gắn. Qúa mệt mỏi vì người chồng trăng hoa, năm 1947, bà quyết định rời khỏi Việt Nam, đưa các con sang Pháp định cư. Ngay cả khi ly thân với cựu hoàng, bà cũng chưa bao giờ đi bước nữa, không có bất kỳ nhân tình nào, trái ngược hoàn toàn với Bảo Đại. Trong những năm tháng cuối đời, khi cả 5 người con đều trưởng thành rồi lần lượt xa nhà để học tập và làm việc bà đã có một cuộc sống cô đơn, tĩnh lặng ở tuổi xế chiều, rồi qua đời khi chẳng có ai bên cạnh vào năm 1963.
Khí chất kiêu hãnh của một người đàn bà tri thức
Khi biết Bảo Đại qua lại với vũ nữ Lý Lệ Hà, bà đã gửi cho nhân tình của chồng 1 lá thư – giọng văn hiền như sương khói, dịu dàng và thấm đẫm mà khi đọc cho dù không là người trong cuộc vẫn thấy có một chút gì của kẻ bề trên muốn răn dạy cho kẻ dưới mình.
Không một lời mắng chửi, không một câu hờn giận, không ngôn từ nào mang tính chất nhục mạ, bức thư chứa chan những tình cảm đậm đà thân thiết. Tuy nhiên, càng đọc càng thấm.
“Em Lý Lệ Hà thân quý! Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”.
Lý Lệ Hà thừa biết bà Nam Phương đã biết chuyện của mình với cựu hoàng nhưng bà vẫn nói lời ân nghĩa, cám ơn nàng đã lo cho chồng mình.
Nam Phương vẫn luôn có cách hành xử đầy kiêu hãnh. Bà đã bỏ cả một quãng thời gian dài để vun vén hạnh phúc cùng chồng, rồi sau đó mở lòng tha thứ những phụ bạc ruồng rẫy. Có thể nói, bà là một phụ nữ có đầy đủ đức tính cao đẹp mà người đời phải nể phục.
Nhìn hình ảnh Bà chúng ta nhớ về số phận một con người đã thật sự hạnh phúc và sung sướng cả về vật chất cũng như danh vọng lúc còn trẻ, nhưng cuối đời lại ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở tuổi đời còn khá trẻ.
-
Bùi Mộng Điệp – Thứ phi phương Bắc
Sau khi thoái vị năm 1945, cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp cho ông gặp bà Bùi Mộng Điệp.
Bùi Mộng Điệp là người Bắc Ninh, sinh năm 1924. Bà nổi tiếng khắp Hà Nội bởi vẻ đẹp sắc nước hương trời và sự duyên dáng thiên bẩm, khiến không biết bao người say mê.
Trước khi quen biết với cựu hoàng, bà đã trải qua một đời chồng và có một người con riêng. Ngay từ lần đầy gặp nhau tại sân tennis, Bảo Đại lập tức say đắm trước vẻ đẹp của bà. Cựu hoàng và bà về chung sống với nhau tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo, và có với nhau người con đầu lòng tại đây, đặt tên là Phương Thảo, sinh năm 1946.
Năm 1949, bà theo Bảo Đại lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột để giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng. Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột ( 1949 – 1953 ) à những ngày tháng bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.
“Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới hỏi nhưng bà Mộng Điệp sống được lòng mọi người, nhất là Đức Từ Cung luôn cưu mang bà”, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh.
Bùi Mộng Điệp cũng hay về Huế thăm bà Từ Cung, khéo cư xử, tranh thủ được cảm tình của thái hậu. Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Công giáo).
Năm 1953, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ở Việt Nam mà bà Mộng Điệp được Bảo Đại giao mang cặp ấn kiếm và một số vật báu của triều Nguyễn sang Pháp để giao cho Nam Phương Hoàng hậu. Sau đó vì hoàn cảnh mà bà ở luôn lại Pháp.
Bà có 3 người con với vua Bảo Đại lần lượt là Nguyễn Phúc Phương Thảo, Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, Nguyễn Phúc Bảo Sơn và người con riêng với chồng đầu là Bùi Hữu Hưng.
Những năm tháng cuối đời, bà sống trong cô quạnh. Sau cái chết của hai người con trai, thứ phi Mộng Điệp trở nên sống khép kín hơn và thu mình trong không gian nhỏ của ngôi nhà ở Paris. Bà từ trần vào lúc 12h trưa ngày 26 tháng 6 năm 2011, hưởng thọ 87 tuổi.
Dù đến với nhau khi vua Bảo Đại đã thoái vị, nhưng bà Mộng Điệp vẫn được biết đến với danh hiệu “thứ phi Phương Bắc”
-
Lý Lệ Hà – Vũ nữ nổi tiếng đất Hà Thành
Lý Lệ Hà ( 1920 – 1988 ) sinh ra tại Lạch Tray, Hải Phòng, là vũ nữ nổi tiếng một thời tại vũ trườngLiszt tại Hà Nội. Vào giai đoạn 1936 – 1938, khu phố Khâm Thiên Hà Nội có 6 vũ trường và ở đường Bà Triệu có vũ trường Liszt nổi tiếng nhất. Lý Lệ Hà trở thành một trong hai vũ nữ nổi tiếng bậc nhất đất Hà Thành khi đó. Năm 1930, bà đi thi và đoạt giải hoa hậu Áo lụa Hà Đông, cũng chính bà là nguồn cảm hứng ra đời bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” (tác giả Nguyên Sa, sau này được phổ nhạc bởi Ngô Thuỵ Miên).
Nhờ sở hữu thân hình quyến rũ và nụ cười mê đắm lòng người với hàm răng được ví như “bạch ngọc”, cô nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Bảo Đại trong lần đầu ông ra Hà Nội vào năm 1945. Lúc bấy giờ, Bảo Đại đồng thời qua lại cùng lúc thứ phi Bùi Mộng Điệp và bà Lý Lệ Hà.
Chuyện tình của vũ nữ Lý Lệ Hà và cựu hoàng Bảo Đại liên tục xuất hiện trên các mặt báo vào những năm 1940. Cô vũ nữ và ông hoàng lúc nào cũng “dính” chặt lấy nhau. Đêm đêm họ đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc…
Quãng thời gian này, Lý Lệ Hà đã dốc hết tiền tiết kiệm để Bảo Đại có thể chi tiêu một cách thoải mái. Thế mới nói rằng, tình cảm của Lý Lệ Hà dành cho Bảo Đại thực sự sâu nặng.
Sau năm 1946, Bảo Đại rời Việt Nam, sống lưu vong tại Hong Kong cùng lý Lệ Hà. Đây cũng là thời điểm mà Nam Phương Hoàng Hậu gửi lá thư tay 66 chữ cho Lý Lệ Hà.
Lý Lệ Hà sau đó cưới một quân nhân người Pháp và kể từ sau đó, bà không dính líu gì đến cựu hoàng của nước Nam nữa.
-
Hoàng Tiểu Lan – cô gái Tàu lai Tây
Trong thời gian sống lưu vong cùng Lý Lệ Hà tại Hong Kong vào những năm 1946 – 1950, cựu hoàng đã có thêm người phụ nữ khác tên Hoàng Tiểu Lan, bà còn có tên khác là Jenny Woong – 1 vũ nữ Trung Hoa lai Pháp. Ông sống không hôn thú với bà và có được một người con gái.
Thông tin ghi ché về người phụ nữ này không nhiều, nhưng theo nhiều nguồn tài liệu, khi Bảo Đại về nước đã dẫn bà về Đà Lạt và xây cho bà một căn biệt thự tại đây.
-
Lê Thị Phi Ánh – Thứ phi Đà Lạt
Lê Thị Phi Ánh ( 1925 – 1986 ) sinh ra trong một gia đình giàu có, thuộc dòng dõi danh giá tại Huế. Bà Lê Thị Phi Ánh người trắng trẻo, cao ráo, mũi cao, mắt sáng, đẹp nhất trong bốn cô “phi”.
Bà gặp Bảo Đại trong thời gian ông về nước và nhận chức Quốc trưởng vào năm 1949. Ông Phan Văn Giáo là người đã giới thiệu Phi Ánh cho Bảo Đại. Ngay từ lần đầu gặp nhau, Bảo Đại đã phải lòng ngay nhan sắc của bà.
Giống như những “thứ phi” khác, bà cũng được cựu hoàng tặng một căn biệt thự tại Đà Lạt.
Được biết, trái với những căn biệt thự kiểu Pháp của những người phụ nữ khác, căn biệt thự của bà Phi Ánh được xây theo kiến trúc Tây Ban Nha đặc trưng, thể hiện sự “sủng ái” đặc biệt mà Bảo Đại dành cho bà lúc này. Bà có với Bảo Đại 2 người con, một gái là Hoàng Nữ Phương Minh ( 1950 – 2012 ), một trai là hoàng tử Bảo Ân ( 1951 )
Sau khi vua Bảo Đại bị phế truất và sang Pháp, bà Phi Ánh bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu nhà cửa, không nơi nương tựa, bà phải lấy chồng sau, nhưng không có được hạnh phúc.
Sau khi Bảo Đại rời khỏi Việt Nam, bà ở lại đất nước, đi bước nữa nhưng không có được hạnh phúc. Bà sống tại Việt Nam và mất vì bệnh ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1986.
>> Tìm hiểu về kiến trúc cung đình Huế
-
Monique Baudot – người phụ nữ cuối cùng của vua Bảo Đại
Monique Baudot ( 30/04/1946 – 27/09/2021 ) bà kém Bảo Đại 33 tuổi, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu, bà là người vợ chính thức, hợp pháp thứ 2 của vua Bảo Đại.
Theo báo chí Pháp, bà từng làm tùy viên báo chí làm việc tại Phòng Báo chí của Tòa Đại sứ Cộng hòa Congo (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) tại Paris và gặp cựu hoàng Bảo Đại lần đầu tiên vào năm 1969.
Theo lời kể của bà Baudot, thì bấy giờ: “…tôi đang làm Lãnh sự danh dự của nước Cộng hòa Zair, Trung Phi, thì tôi nghe nói cựu hoàng An Nam đang sống độc thân trong cơn túng bấn, gần như bị bỏ rơi”. Tuy nhiên, theo hồi ức của các chính khách từng tiếp xúc với cựu hoàng Bảo Đại trong giai đoạn này, ví dụ như tướng Trần Văn Đôn, thì lại cho biết Monique Baudot chỉ là một cô hầu phòng ở Cao ốc 29 Fresnel (Paris) và khi cô biết được có một “ông vua lưu vong” bệnh tật không người lo, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng.
Dù có nhiều thông tin mâu thuẫn, nhưng không thể phủ nhận bà Monique Baudot giữ một vai trò quan trọng trong những năm tháng cuối cùng của vua Bảo Đại. Bà vừa là người bạn, người thư ký riêng, quản gia của cựu hoàng trong suốt mấy thập niên cuối đời.
Khoảng năm 1971, Cựu hoàng và Baudot bắt đầu sống với nhau tại Paris. Tuy nhiên, hai người chỉ chính thức kết hôn ngày 18 tháng 1 năm 1982 tại quận 16, Paris, ngay trước chuyến đi sang Hoa Kỳ của Bảo Đại. Họ chính thức làm đám cưới vào năm 1972 và có giấy hôn thú. Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert. Khi kết hôn với cựu hoàng Bảo Đại bà đổi tên thành: Princess Monique Vĩnh Thụy. Họ chung sống hòa thuận, hạnh phúc bên nhau nhưng cả hai không có con.
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Sau khi chồng qua đời, hiện bà Monique vẫn còn cất giữ rất nhiều tài liệu và kỷ vật quan trọng về nhà Nguyễn.
Đến tuyệt tác kiến trúc mang tên Sofitel Hanoi Ecopark
Có thể nói, những bóng hồng bên cạnh vua Bảo Đại đều là những giai nhân tuyệt sắc, mỗi người mang 1 vẻ đẹp không thể hòa lẫn. Nếu như Nam Phương Hoàng Hậu là người phụ nữ mang khí chất kiêu hãnh, thanh cao thì Bùi Mộng Điệp lại mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ truyền thống, trong khi đó, Lý Lệ Hà lại mang vẻ đẹp quyến rũ, gợi cảm.
Lấy cảm hứng từ kiến trúc cung đình Huế – kể câu chuyện về những người phụ nữ quyền quý sống trong cung đình, Sofitel Hanoi Ecopark đã vẽ nên một cung đình Huế thu nhỏ với hình ảnh những người phụ nữ là những bóng hồng bên cạnh vua Bảo Đại.
Câu chuyện về những tuyệt sắc giai nhân của cựu hoàng Bảo Đại được kể dưới ngòi bút của kiến trúc sư lừng danh thế giới, chắc chắn sẽ mang đến một bức tranh kiến trúc độc đáo tại Sofitel Hanoi Ecopark
Tìm hiểu thêm về dự án:
Nguồn: Lịch sử Việt Nam & tổng hợp