“Siêu sân bay” quốc tế Long Thành – TOP sân bay được mong chờ nhất thế giới
Việt Nam đang là một quốc gia được lòng rất nhiều du khách quốc tế bởi sự đa dạng về địa điểm du lịch và sự hiếu khách của con người nơi đây. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng chóng mặt qua từng năm và tại miền Nam chỉ có duy nhất sân bay Tân Sân Nhất là cảng hàng không quốc tế duy nhất. Do đó, siêu sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng và được kỳ vọng sẽ là cảng trung chuyển quốc tế sánh ngang với những sân bay tầm cỡ thế giới.
Vị trí siêu sân bay quốc tế Long Thành và khoảng cách đến các vùng kinh tế quan trọng
Theo quy hoạch tổng thể, sân bay quốc tế Long Thành thuộc địa phận xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay còn nằm ngay cạnh Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây gần với thị trấn Long Thành và gần cửa ngõ thành phố khu công nghiệp Nhơn Trạch.
- Dự án cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km về hướng đông,
- Cách thành phố Vũng Tàu 70km về hướng Bắc,
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 43km,
- cách thành phố Biên Hoà 30km về Đông Nam,
- Cách khu đô thị phụ cận Thành phố Hồ Chính Minh khoảng 10km.
Tại sao sân bay quốc tế Long Thành ra đời?
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự kiến đạt 20-22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số.
Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự. Vị trí sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TPHCM quá tải, việc mở rộng dù ở mức tối đa thì năng lực tương ứng với 53 triệu lượt khách năm 2030 là việc bất khả kháng. Giải tỏa dân cư để mở rộng sân bay này cũng là chuyện không thể. Bên cạnh đó, Tân Sơn Nhất gần sân bay Biên Hòa nên bị hạn chế bởi năng lực vùng trời khi tần suất khai thác ngày càng cao. Không có đường “tiến” cho Tân Sơn Nhất.
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng.
Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có một sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước.
> >Tìm hiểu thêm: Khám phá tiềm năng “vàng” đầu tư BĐS Nhơn Trạch trong năm 2023
Thiết kế dự án
Với mục tiêu làm nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, dự án được thiết kế dựa trên hình tượng của loài hoa được coi là quốc hoa Việt Nam – bông hoa sen. Chính vì vậy, ý tưởng này được các đơn vị thi công áp dụng trong suốt quá trình thiết kế, áp dụng cho phần mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất tại khu vực sảnh chờ làm thủ tục.
Bên cạnh đó khu vực nhà để xe ngoài trời, trên mái sử dụng làm công viên cây xanh kết hợp với hồ nước lớn tại vị trí trung tâm cũng lấy ý tưởng hoa sen, làm điểm nhấn cho khu vực này. Phương án bố trí mái sảnh chính với độ vươn lớn. Ngoài ra việc bố trí mái nhỏ tại khu vực cầu cạn tương đối hài hòa (giống như những lớp xếp của bông hoa sen), mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.
Điểm nhấn của nhà ga là khu vực ô lấy sáng trung tâm tại vị trí làm thủ tục và ô thông tầng (từ tầng 3 xuống tầng 1), với thác nước nhân tạo và sân vườn, kết hợp ánh sáng tán xạ từ bên trên ô lấy sáng chiếu xuống.
Các giai đoạn dự kiến
Theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 năm 2015, sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong đó, việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2024 và đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1, sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1. Giai đoạn 1 đã được khởi công vào ngày 05/01/2021. Dự án được chia thành 4 dự án thành phần.
Giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn 2, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3, sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thiện, sân bay sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng, dự kiến năm 2035 sẽ hoàn thành.
Quy hoạch kết nối giao thông
Để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch kết nối giao thông với sân bay Long Thành bao gồm:
- Đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Cảng hàng không quốc tế Long Thành dài hơn 37 km,
- Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Cầu Giây,
- Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành,
- Đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu,
- Hệ thống đường Vành đai 3, 4,
- Tỉnh lộ 25C (đường Nguyễn Ái Quốc),
- Đường Tôn Đức Thắng được thi công mở rộng lên 8 làn xe,
- Cập nhật kết nối metro từ sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành
>> Tìm hiểu thêm: 5 Lý do nên đầu tư dự án Ecopark Đồng Nai – Eco Village Sông Sài Gòn
“Siêu sân bay” quốc tế Long Thành – nằm Top những sân bay được mong chờ nhất thế giới
Việt Nam đang là đất nước được đánh giá là có vị thế địa – kinh tế, địa – chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí là trung tâm của ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá trong khu vực. Minh chứng mới nhất: Chính phủ Việt Nam đã khởi công Cảng trung chuyển Vân Phong với tổng mức đầu tư lên đến 7 tỷ USD trong tháng 10/2009.
Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.
Thủ tướng nói: “Cảng hàng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) là dự án có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đây cũng là dự án hạ tầng có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia thể hiện khát vọng, ý chí vươn lên.
“Siêu sân bay” Long Thành chính là dự án nằm trong top 16 danh sách những sân bay được mong chờ nhất thế giới theo bình chọn của CNN. Cùng danh sách bình chọn của CNN còn có sân bay quốc tế AI Maktoum (Dubai), sân bay Changi (Singapore), Western Sydney (Úc),…Dự án sân bay Long Thành sau khi hoàn thành sẽ nâng tầm vị thế quốc gia.
Sân bay Long Thành – “cú hích” cho BĐS Đồng Nai cất cánh
Long Thành hiện có nhiều thuận lợi để hình thành nên một “thành phố sân bay” trong tương lai. “Thành phố sân bay” là một mô hình đô thị đặc biệt lấy dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, hội nghị, văn phòng, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, hệ thống giao thông…
Dự kiến năm 2025, sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế cũng như gia tăng lượng du khách đến với Đồng Nai nói riêng và Hồ Chí Minh nói chung. Đồng Nai đang định hướng cho vùng xung quanh sân bay Long Thành bao gồm phần ngoại vi mở rộng kết nối đến Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom trở thành “thành phố sân bay”.
Trong đó, Nhơn Trạch đang được xem là cửa ngõ của vùng tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ. Do vậy, khi các công trình giao thông trọng điểm được đưa vào khai thác kết hợp cùng với sân bay quốc tế Long Thành sẽ là cú hích quan trọng giúp BĐS tại đây tăng giá mạnh mẽ.
>> Tham khảo dự án mới nhất tại Nhơn Trạch Đồng Nai: Eco Village Saigon River