Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng năm 2022: Hình ảnh mới cho thủ đô
Theo các chuyên gia, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt sẽ hoạch định không gian phát triển đô thị cho dải đất hai bên bờ sông, tạo ra các không gian xanh, vui chơi giải trí mà hiện nay Hà Nội đang rất thiếu, đưa dòng sông thành trục cảnh quan chủ đạo của Thủ đô.
Tổng quan quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
Thông tin chia sẻ từ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết chậm nhất nửa đầu tháng 1/2022, thành phố sẽ đủ cơ sở pháp lý để phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống, hoàn thành phủ kín 100% quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn đã mang đến kỳ vọng về diện mạo mới cho Thủ đô.
Năm 2008, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm thành phố, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Thủ đô.
Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội thì thì thủ đô đã và đang phải đối mặt với nhiều hệ luỵ của quá trình phát triển nhanh, thiếu kiểm soát, làm cản trở sự phát triển bền vững của Hà Nội. Thực tế, trong quá trình đô thị hoá hai bên bờ sông Hồng mọc lên không ít những công trình xây dựng trái phép gây cản trở dòng chảy, hình thành nên một khu vực không theo quy hoạch.
Trước đây đã có một số đề án quy hoạch cụ thể như Trấn Sông Hồng năm 1994, đề án hành phố hai bên sông hợp tác giữa Hà Nội và thành phố Seoul (Hàn Quốc) vào năm 2006,…Hà Nội cũng đã từng có chủ trương chấp thuận cho ba nhà đầu tư là Sun Group, Vingroup và Geleximco tự nguyện đóng góp tài chính cho việc nghiên cứu trị thủy, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
Đầu năm 2017, TP Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.
Cho đến nay, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến Mễ Sở) theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố.
Theo UBND TP Hà Nội, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 được phê duyệt là cơ sở để nghiên cứu, lập, phê duyệt các quy hoạch chi tiết, cũng như các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực, là một trong các cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Lãnh đạo Trung tâm Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội từng cho biết, phân khu đô thị sông Hồng được xác định dựa trên dân số của 53 phường xã thuộc 13 quận, huyện Hà Nội.
Hiện thực hoá “giấc mơ” hai bên dòng sông
Quy hoạch sông Hồng sau khi được duyệt sẽ hoạch định không gian phát triển đô thị cho dải đất 2 bên bờ sông, tạo thành các không gian xanh, vui chơi giải trí mà hiện nay thành phố đang thiếu rất nhiều. Một điểm nữa là nhiều khu dân cư, làng xóm hiện đang nằm trong khu vực dành cho thoát lũ của Thủ đô. Theo quy hoạch thoát lũ cho Thủ đô, những nơi này không được phép xây dựng, trong quy hoạch mới sẽ phải chuyển đổi thành đất công viên cây xanh, như vậy hành lang dành cho thoát lũ sẽ đảm bảo.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng khi được phê duyệt sẽ là cơ sở, cơ hội tốt để khai thác hiệu quả những tiềm năng vốn có của cả vùng này, đưa sông Hồng trở thành thương hiệu của Thủ đô. Khi xây dựng được hình ảnh của dải sông Hồng theo đúng quy hoạch, chúng ta có giấc mơ của Hà Nội về dòng sông này.
Thời gian qua đã có rất nhiều đề xuất liên quan đến quy hoạch sông Hồng nhưng các quy hoạch này không thành công chủ yếu do chưa giải được bài toán về hành lang thoát lũ. Bên cạnh đó là chỉnh trị dòng chảy cũng như dự báo về kịch bản biến đổi khí hậu.
Do đó, việc quy hoạch này được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý phục vụ quản lý và đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch, kiến tạo khu vực hai bên sông thành đô thị xanh, văn minh, đúng là trục cảnh quan không gian chủ đạo của Thủ đô.
Việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đặc biệt lợi thế khi mở ra trục kết nối phía đông với những tiềm năng cần khai thác để hướng tới cực tăng trưởng phía bắc và phía đông.
Đặc biệt, nếu làm xong hai tuyến đường chính 6 làn xe như trong đề xuất quy hoạch thì lại thiết lập ra một chỉ giới đỏ, chống lấn chiếm lòng sông, dẹp bỏ hoàn toàn việc đổ thải ra sông… Việc hình thành thành phố hai bên sông với bộ mặt kiến trúc cảnh quan lý tưởng, khai thác tổ chức tốt sẽ được người dân đón nhận, giúp hiện thực hóa “giấc mơ sông Hồng” của Thủ đô ngày càng gần.
>> Đọc thêm: Bất động sản view sông: “Hàng hiếm” không ngừng gia tăng giá trị
Khu đô thị ven sông Hồng được hưởng lợi từ quy hoạch
Ngoài những khu dân cư ven đô như là Tây Hồ, Đông Anh thì xa hơn một chút, cách Hà Nội 14km cũng có một khu đô thị ven sông Hồng đang được lòng rất nhiều khách hàng và các nhà đầu tư. Ecopark được mệnh danh là khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Khu đô thị này được sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải bao quanh.
Quy hoạch đô thị sông Hồng trong đó có việc xây mới 10 cây cầu bắc qua sông cũng chính là động lực khiến khu đô thị này được hưởng lợi ít nhiều.
>> Tham khảo dự án mới nhất tại đây: