Phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống độc đáo tại Cung An Định

Bên bờ sông An Cựu, có một công trình đặc biệt thu hút sự chú ý của những người yêu và tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử – văn hóa triều Nguyễn. Đó chính là cung An Định – được mệnh danh là viên ngọc trăm tuổi của đất Cố Đô. Đây là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Cung Đình Huế và mở đầu cho giai đoạn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng Tây Âu trong lịch sử mỹ thuật Huế.

Điểm qua về lịch sử Cung An Định

Cung An Định được Vua Đồng Khánh cho xây dựng vào đầu thế kỷ 20, và đặt tên là Phủ Phụng Hóa, làm quà cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Bảo (Vua Khải Định sau này). Sau khi lên ngôi Vua Khải Định đã cho cải tạo lại cung An Định theo lối kiến trúc hiện đại(1917-1919).

Năm 1922 theo ý nguyện của vua Khải Định, Cung An Định đã được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại). Sau cách mạng tháng 8-1945 thì gia đình cựu hàng Bảo Đại đã chuyển đến sinh sống tại Cung An Định. Năm 1954 chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu để làm nơi ở cho các công chức.

Cung An Định được Vua Đồng Khánh cho xây dựng vào đầu thế kỷ 20

Sau năm 1975 đã được bàn giao cho chính quyền cách mạng, và trở thành nơi ở của gia đình một số giáo sư đại học Huế. Đến năm 2001 di tích này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Dưới sự giúp đỡ của cộng hòa liên bang Đức đã được phục hồi cơ bản theo nguyên trạng. Sau này là nơi trưng một số bảo tàng cung đình làm nơi cho du khách tham quan.

Khám phá nét kiến trúc đậm chất Á Đông tại Cung An Định

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Cung An Định được xây dựng trong thời kỳ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây, vì vậy mang lối kiến trúc giao thoa văn hóa Đông – Tây. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước…

Nghệ thuật khảm sứ

Vốn có xuất xứ từ các trang trí đời thường trong nhân gian. Khảm sành sứ đã đi vào nghệ thuật Cung đình Huế với hàng loạt công trình như Cửa Hiển Nhơn, Cửa Chương Đức,… Và độc đáo nhất là Lăng Khải Định và Cung An Định.

Các vật liệu cứng như sành, sứ, thủy tinh,… Đã được các nghệ nhân xứ Huế khéo léo tạo hình, phối màu hợp lý để trở nên mềm mại, óng ả trên các công trình. Theo mô tả Phú Xuân đầu thế kỷ XVIII, sách Phủ Biên Tạp Lục do Nhà Bác học Lê Quý Đôn chủ biên đã viết: “…Nơi đây Cung điện, lầu gác, mái lớn nguy nga, đài cao sặc sỡ. Tường bao quanh, cửa bốn bề chạm khắc, vẽ vời khéo léo vô cùng,… Tường trong, tường ngoài đều xây dày mấy thước, lấy vôi mật và mảnh sứ đắp thành hình rồng, phượng, lân, hổ, cỏ, hoa,…”

Cổng tam quan được xây bằng gạch gồm hai tầng, được đắp nổi sành sứ, thủy tinh trang trí vô cùng tinh xảo và công phu.

Còn ngoài dân gian, những người thợ Huế từ lâu đã dùng những mảnh sành, sứ hay gốm để trang trí các công trình. Trước cả khi nghệ thuật này được đưa vào sử dụng trong Cung đình nhà Nguyễn…Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một nét kiến trúc truyền thống độc đáo mà ta có thể bắt gặp tại Cung An Định. Cổng tam quan được xây bằng gạch gồm hai tầng, được đắp nổi sành sứ, thủy tinh trang trí vô cùng tinh xảo và công phu.

Chi tiết trang trí tứ linh

Nổi bật và phổ biến nhất trong các hình tượng nghệ thuật của Huế là hình tượng Tứ linh (bốn con vật thiêng, gồm: Long (rồng); phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân) và linh quy (rùa thiêng), và tiêu biểu nhất trong tứ linh là rồng và phượng. Dẫu đây là hình tượng nghệ thuật có từ rất sớm, có quá trình phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng phải đến thời Nguyễn, với trung tâm văn hóa nghệ thuật Huế, thì các hình tượng này mới xuất hiện phong phú, hoàn chỉnh và có phong cách riêng như vậy.

Mặc dù mở đầu cho thời kỳ lịch sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng phương Tây, Cung An Định đồng thời cũng tạo được nét đặc sắc riêng khi kết hợp một cách hài hoà giữa hệ đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hoa văn cách điệu.

trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hoa văn cách điệu.

Tại Cổng chính Cung An Định, các chi tiết rồng, phượng…làm nổi bật văn hóa kiến trúc phương Đông được làm một cách tinh xảo. Phần đỉnh được gắn biểu tượng một viên trân châu lớn.

Mái đình cổ lầu, cổng tam quan

Mái đình cổ lầu, cổng tam quan là những nét đặc sắc trong kiến trúc thời xưa. Những nét kiến trúc này cũng được vận dụng đưa vào trong Cung An Định.

Ngay tại cổng chính của Cung An Định chúng ta đã bắt gặp cổng tam quan. Cổng được xây dựng theo kiểu tam quan là kiến trúc phổ biển độc đáo thời bấy giờ. Cổng tam quan được xây bằng gạch gồm hai tầng, được đắp nổi sành sứ, thủy tinh trang trí vô cùng tinh xảo và công phu.

kiến trúc Cung An Định
Mái đình cổ lầu, cổng tam quan tại Cung An ĐỊnh

Bước vào bên trong khuôn viên là một không gian rộng rãi thanh tịnh. Chính giữa sân là đình trung Lập với kết cấu hình bát giác, như một “bình phong” phong thủy. Mái đình dạng cỏ lầu với hai lớp, mái dưới tám cạnh, mái trên bốn cạnh. Các bờ quyết của mái được đắp nổi 12 côn rồng ngụ ý “bốn phương, tám hướng”. Các góc đình đặt các tượng bát tiên với tạo hình rất sinh động.

Những bức tranh tường “độc nhất vô nhị”

là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung – Vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc hoa mĩ, cung điện này còn được biết đến với 6 bức tranh tường hết sức độc đáo…Những bức tranh tường ở cung An Định có tuổi đời ngót nghét 100 năm.

Đó là một bộ tranh gồm 6 bức được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường trát xi măng của sảnh chính tầng một lầu Khải Tưởng – Tòa nhà chính của cung An Định. Các tranh này không đề tên người vẽ, nội dung tái hiện lại các lăng vua của nhà Nguyễn: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh có hai bức.

kiến trúc Cung An Định
Dù được vẽ trực tiếp trên mặt tường nhưng tranh lại khung đắp nổi rất cầu kỳ, gây ấn tượng như tranh vẽ trên giá rồi lồng khung treo tường.

Về cách thể hiện, các bức tranh vừa được vể theo luật viễn cận châu Âu, vừa có phần mang góc nhìn sinh động của người phương Đông. Dù được vẽ trực tiếp trên mặt tường nhưng tranh lại khung đắp nổi rất cầu kỳ, gây ấn tượng như tranh vẽ trên giá rồi lồng khung treo tường. Có thể coi đây là những bức tranh của giai đoạn chuyển tiếp giữa mỹ thuật truyền thống với mỹ thuật mới ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Công trình cảm hứng từ phong cách kiến trúc Á Đông và Cung đình Huế sắp tới đây

Sắp tới đây, một công trình mới mang tên Sofitel Hanoi Ecopark có kiến trúc mô phỏng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, giao thoa văn hoá Việt Nam năm 1930 và văn hoá Pháp đến Hà Nội, kết hợp văn hoá Á Đông. Ngoài ra, kiến trúc dự án này còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung đình Huế, những người phụ nữ quý tộc sống trong cung đình, hoa sen trong đại nội. Sử dụng những kỷ vật cổ, KTS lừng danh thế giới sẽ là người trực tiếp chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất như bình hoa, cốc nước.

kiến trúc Cung An Định
Sofitel Hanoi Ecopark – Công trình cảm hứng từ phong cách kiến trúc Á Đông và Cung đình Huế sắp tới đây

>> Tham khảo chi tiết dự án: 

 

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686