Dấu ấn vàng son của Pháp Lam Huế tại Sofitel Hanoi Ecopark

Là triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, sau gần 150 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó có Pháp Lam Huế là một trong những di sản độc đáo, quý báu. Nét văn hóa độc đáo này một lần nữa được tái hiện một cách chân thực tại Sofitel Hanoi Ecopark.

Nghệ thuật Pháp Lam là gì?

Pháp Lam ( hay còn gọi là đồ đồng tráng men ) là tên gọi loại sản phẩm mỹ thuật có cốt làm bằng đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ, sau đó đem nung mà thành.

Kỹ thuật chế tác đồ pháp lam họa ( Painted Enamels ) bằng phương pháp vẽ trực tiếp men màu lên trên cốt đồng được phát minh tại vùng Limoges ( Pháp ) vào thế kỷ XV. Giữa thế kỷ XVII ( khoảng vào triều vua Khang Hy ( 1662 – 1722 ) nhà Thanh ), đồ pháp lam họa theo chân các tu sĩ dòng Tên du nhập vào Trung Quốc; tuy nhiên trước đó, kỹ nghệ sản xuất pháp lam đã phát triển vào triều Tuyên Đức ( 1426 – 1435 ) đời nhà Minh, nhưng chủ yếu là đồ pháp lam men ô ( Cloisonné – được thực hiện bằng cách phết men màu gốc thủy tinh dạng ướt lên những ô được tạo bằng các sợi chỉ đồng đỏ trên cốt kim loại ).

Thời bấy giờ, Quảng Đông trở thành hải cảng xuất khẩu lớn của Trung Hoa đồng thời là một trong những trung tâm sản xuất pháp lam họa nổi tiếng, chuyên chế tác pháp lam theo đặt hàng về kiểu dáng và hoa văn cho thị trường phương Tây. Vì thế, thuật ngữ Pháp lam Quảng Đông đã được người phương Tây dùng để gọi tất cả đồ pháp lam dân gian và xuất khẩu được sản xuất tại Quảng Đông.

Pháp Lam Huế được coi là một trong những di sản đặc sắc mà triều Nguyễn để lại
Pháp Lam Huế được coi là một trong những di sản đặc sắc mà triều Nguyễn để lại

Nguồn gốc xuất xứ của nghệ thuật Pháp Lam Huế

Từ Quảng Đông, những món đồ được chế tác theo kỹ nghệ pháp lam họa đã theo chân các tàu buôn Trung Hoa đi khắp nơi, theo đó, đã du nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng ( 1820 – 1841 ).

Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn đã ghi lại rằng: “Minh Mạng năm thứ 8 ( 1827 )…đặt tượng cục pháp lam. Bọn Vũ Văn Mai, thợ vẽ ở Nội tạo, học được nghề làm đồ Pháp lam. Bèn sai đặt cục ấy, hạn cho 15 người người, thiếu thì mộ vào mà sung.” Như vậy, chính người thợ vẽ Vũ Văn Mai ở Sở Nội tạo – nơi sản xuất các vật phẩm cung đình triều Nguyễn, bằng cách nào đó, đã học được nghề sản xuất pháp lam, được vua Minh Mạng cho thành lập tổ chức Tượng cục Pháp lam, với biên chế 15 người, cho phép được tự tuyển thợ để sản xuất vật dụng bằng pháp lam cho triều đình.

Nghệ thuật pháp lam được các nghệ nhân dưới triều Nguyễn sáng tạo trong các kiến trúc cung đình Huế
Nghệ thuật pháp lam được các nghệ nhân dưới triều Nguyễn sáng tạo trong các kiến trúc cung đình Huế

Với tên gọi “Pháp lam”, nhiều tài liệu cho rằng việc nhà Nguyễn tiếp thu kỹ thuật từ Trung Quốc nhưng thay đổi tên gọi “pháp lang” thành “pháp lam” là để tránh trùng âm với chữ quốc húy của triều Nguyễn. Hay như họa sĩ Phạm Đăng Trí thì cho rằng, có thể do thổ ngữ Huế không phân biệt được “lang” và “lan” nên đã đổi “lang” thành “lam” để tránh âm “Lan” trong tên của chúa Nguyễn Phúc Lan. Còn theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn ở Huế, việc thay đổi này có thể là để tránh tên gọi hoàng hậu Tống Thị Lan – vợ vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Một cách giải thích khác cho rằng, sở dĩ đồ kim khí có tráng men được gọi chung là pháp lam vì “pháp” có nghĩa là luật lệ, khuôn phép; còn “lam” đơn giản là chỉ màu men lam. Như vậy, có thể hiểu pháp lam là nghệ thuật tráng men lên cốt kim loại theo những cách thức, luật lệ định sẵn.

Đọc thêm: Thành Cổ Hoa Sen – Câu Chuyện Về Một Kiệt Tác Nghệ Thuật Của Hoàng Đế Triều Nguyễn

Di sản văn hóa vật thể của triều Nguyễn

Dựa vào các kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, kỹ nghệ pháp lam Huế ra đời vào năm 1827, phát triển mạnh vào các triều vua Minh Mạng ( 1820 – 1841 ), Thiệu Trị ( 1841 – 1847 ) và Tự Đức ( 1848 – 1883 ). Đến thời vua Đồng Khánh ( 1885 – 1889 ) thì sa sút dần rồi mất hẳn.

Như vậy, tính tổng thể từ khi xuất hiện cho đến lúc suy tàn, pháp lam Huế chỉ tồn tại trong khoảng 60 năm. Thời gian tuy ngắn, nhưng cũng đã kịp để lại những dấu ấn đáng nể, góp phần không nhỏ trong việc định hình dấu ấn văn hóa, mỹ thuật của một triều đại.

Sự sáng tạo trong kỹ thuật pháp lam họa dưới triều Nguyễn

Đồ pháp lam họa Huế có cốt bằng đồng đỏ và được tráng bằng một lớp men màu trắng hoặc màu xanh và xanh lam nhạt, pha trộn không được hoàn hảo. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ thấp để làm chín men nhưng không làm nóng chảy cốt kim loại. Người thơ dùng men màu kim loại để vẽ lên đó những hoa văn trang trí, sau đó thực hiện nung lần 2, ở nhiệt độ thấp; thành phẩm có màu vàng kim hoặc đen. Dưới đáy có một số đồ pháp lam họa có ghi niên hiệu:  明命 ( Minh Mạng ),  紹治 ( Thiệu Trị ) hoặc  嗣德 ( Tự Đức ).

Những dấu tích về nghệ thuật pháp lam tại Hoàng Thành Huế
Những dấu tích về nghệ thuật pháp lam tại Hoàng Thành Huế

Hầu hết các sản phẩm pháp lam do Tượng cục pháp lam Huế sản xuất đều đạt độ hoàn hảo, chính vì vậy, triều đình cho nhập kho hoàng gia để làm quà tặng. Năm 1826, vua Minh Mạng đã ban tặng 6 bình hoa pháp lam Huế cho Vannier và Chaigneau với văn bản đi kèm có đóng triện “Công đồng chi ấn” ( ấn của Đại hội đồng ) vào ngày 24/12/1826. Như vậy, hoạt động chế tác pháp lam của triều đình Nguyễn đã có trước khi Tượng cục pháp lam được chính thức thành lập năm 1827.

Khác với người Trung Hoa, hay người Nhật và người phương Tây, chỉ xem pháp lam như một loại sản phẩm phục vụ sinh hoạt, hoặc vật dụng thờ tự, hàng hóa, trang sức, lưu niệm; triều Nguyễn đã sử dụng pháp lam Huế như một loại vật liệu kiến trúc sang trọng để trang trí ngoại thất, nội thất các công trình; đồng thời lại chế tác thành các loại sản phẩm dùng trong sinh hoạt và thờ tự ở hoàng cung”.  Từ đó, pháp lam Huế được chia thành 4 loại:

  • Thứ nhất, pháp lam dùng trong trang trí ngoại thất các cung điện, lăng tẩm, chùa tháp: đây là những sản phẩm cỡ lớn, tạo hình rồng, phượng, hồ lô, bình rượu, hoa lá, phong cảnh, thơ văn, họa tiết trang trí truyền thống… gắn trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm tại các cung điện, lăng tẩm, chùa tháp quốc tự…
  • Thứ hai, pháp lam trang trí nội thất: phần lớn là những bức hoành phi, câu đối, bình hoa, chóe, liên ba, phần dưới cột nhà…
  • Thứ ba, pháp lam gia dụng: như khay trà, chén trà, bình trà, bình rượu, đầu hồ, tô, chén, tiềm đựng thức ăn, quả hộp đựng mứt, hộp phấn, ống điếu thuốc lào…
  • Thứ tư, pháp lam thờ tự: lư hương, quả bồng, chân đế  quả  bồng,  cơi  trầu,  bình  rượu cúng, giá đũa… Các loại pháp lam đồ gia dụng hoặc thờ tự thường được thực hiện một cách tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao.
Một số cổ vật bằng pháp lam Huế đã được nhiều bảo tàng trên thế giới sưu tập
Một số cổ vật bằng pháp lam Huế đã được nhiều bảo tàng trên thế giới sưu tập

Tinh thần Việt trong các sản phẩm pháp lam Huế

Dựa vào các món hàng đồ sứ, đồ pháp lam Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường châu Âu, hay thậm chí là các món quà tặng bang giao của triều đình với các quốc gia phương Tây, các nghệ nhân dưới triều Minh Mạng đã cho ra đời các vật dụng cung đình bằng chất liệu pháp lam với trang trí in họa các mẫu hoa văn phương Tây. Điển hình trong số đó có thể kể đến chân đèn pháp lam niên hiệu: Minh mạng niên tạo.

Trong BST pháp lam Huế - Bát bồng là hiện vật duy nhất trang trí hoa văn phương Tây
Trong BST pháp lam Huế – Bát bồng là hiện vật duy nhất trang trí hoa văn phương Tây

Tuy nhiên, về sau, khi chọn các mẫu hoa văn để trang trí, vua Minh Mạng đã không cho sao chép y nguyên hình ảnh của các nước phương Tây mà lựa chọn những hình ảnh phù hợp với sở thích cá nhân và tinh thần dân tộc.

Điển hình như, hình ảnh hai con vật báovoi trên chiếc gia huy của hoàng tử Ấn Độ Bahadur dâng lên vua Minh Mạng – đã được nhà vua cải biên thành hổ và voi. Sự cải biên này phần nào có liên quan đến các cuộc đấu voi và hổ hàng năm do triều đình tổ chức – trong đó, voi luôn luôn chiến thắng và voi tượng trưng cho chính nghĩa với sức mạnh vô địch, còn hổ là ác thú luôn phải thất bại.

 

Một số cổ vật nằm trong bộ sưu tập pháp lam Huế dưới triều vua Minh Mạng tại bảo tàng cổ vật cung đình Huế
Một số cổ vật nằm trong bộ sưu tập pháp lam Huế dưới triều vua Minh Mạng tại bảo tàng cổ vật cung đình Huế

Tinh thần văn hóa bản địa hóa các mẫu hoa văn kiểu Tây phương còn được các nghệ nhân dưới triều đình Nguyễn thể hiện ở dải hồi văn hình lá cây viền quanh chân đèn. Trong văn hóa châu Âu, diềm đường trang trí hình lá cây ô-rô là một đặc trưng, thường dùng để trang trí trên các món đồ bạc và đồ gốm. Tuy nhiên, khi chuyển họa mẫu trang trí phương Tây và chân đèn pháp lam, nghệ nhân thời Nguyễn đã không sao chép y nguyên hồi văn hình lá ô-rô mà biến cái theo phong cách hồi văn cánh sen quen thuộc.

Với sự mô phỏng, cải biên và cách thức thể hiện mẫu hoa văn pháp lam, phần nào đã cho thấy quan điểm, cách nhìn nhận về văn hóa châu Âu cũng như ý thức tự tôn văn hóa dân tộc của vua Minh Mạng. Theo đó, các kiểu hoa văn thuần phương Tây không thể thích nghi hoàn toàn với tinh thần mỹ thuật Việt Nam, nên trong chừng mực nào đó, nó đã được biến đổi cho phù hợp với thẩm mỹ truyền thống và trở thành một kiểu trang trí mới của người Việt.

Đáng chú ý, đồ pháp lam Huế còn được phát hiện có mặt tại một số bảo tàng lớn ở Châu Âu như Bảo tàng Dân tộc học Berlin (Đức), Bảo tàng Dân tộc học Muenchen (Đức), Bảo tàng Mỹ thuật Rennes (Pháp)… và cả trong những bộ sưu tập của một số nhà sưu tầm cổ ngoạn trên thế giới.

(  Theo: Đồ gốm sứ châu Âu tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế )

Đọc thêm: Sắt Mỹ Nghệ – Nét Đông Dương Trong Thiết Kế Thang Máy Sofitel Hanoi Ecopark

Tái hiện nét văn hóa triều Nguyễn tại Sofitel Hanoi Ecopark

Hiểu rõ một phần văn hóa vô cùng giá trị của lịch sử Việt Nam, cũng như mong muốn có thể tái hiện một cách chân thật nhất hình ảnh về 1 cung đình dưới triều Nguyễn, bước vào Sofitel Hanoi Ecopark chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những món đồ gia dụng như cốc, ấm trà, chén, bình hoa,…với những họa tiết sử dụng nghệ thuật Pháp Lam.

Sofitel Hanoi Ecopark sẽ làm sống lại nghệ thuật pháp lam Huế vàng son một thời
Sofitel Hanoi Ecopark sẽ làm sống lại nghệ thuật pháp lam Huế vàng son một thời

Từng chi tiết, tác phẩm pháp lam Huế được chế tác kỳ công, tỉ mỉ không chỉ thổi hồn cho kiệt tác kiến trúc Sofitel Hanoi Ecopark mà còn làm sống lại một thời vàng son của lịch sử Việt Nam.

>> Tìm hiểu chi tiết dự án: Sofitel Hanoi Ecopark

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686