Người dân ngày càng ít gửi tiền Ngân hàng: Vậy tiền đi đâu?
Hiện nay, người dân ngày càng ít gửi tiền vào ngân hàng. Tiền gửi của người dân chỉ tăng thêm 120.000 tỷ trong 4 tháng đầu năm nay, thấp nhất 6 năm và chỉ bằng một nửa so với trước khi có dịch. Số liệu trên vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Đây là mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua và chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019, tức thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Vậy nếu tiền người dân không gửi vào ngân hàng thì tiền đã đi đâu?
Mức tăng trưởng tiền có xu hướng thấp dần
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4, tổng phương tiện thanh toán toàn thị trường (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua) đã đạt trên 12,465 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2020.
Trong đó, mức tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế giai đoạn này là 2,05%, đạt 4,977 triệu tỷ đồng, và tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 2,34%, đạt 5,262 triệu tỷ đến cuối tháng 4, và đây là năm thứ 5 liên tiếp mức tăng trưởng này có xu hướng thấp dần.Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng tăng gần 100.000 tỷ đồng, trong khi số dư tiền gửi của người dân tăng thêm 120.425 tỷ.
Tiền gửi ngân hàng tăng chậm
Nếu xét theo số tuyệt đối, người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn so với những năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng đã ghi nhận xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, mức tăng trưởng tiền gửi của người dân những tháng đầu năm nay đã thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2020 (đạt 3,37%) và chưa bằng 1/2 so với 4 tháng đầu năm 2019. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng tiền gửi của người dân 4 tháng đầu năm có dấu hiệu chậm lại. Điều này cho thấy người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng nhưng không còn nhiều và đều như trước.
Giai đoạn 2010-2014, tăng trưởng tiền gửi của người dân tại hệ thống các tổ chức tín dụng những tháng đầu năm đều đạt dưới 10%. Trong đó, mức tăng 4 tháng đầu năm 2013 lên tới 13,55%. Tuy nhiên tốc độ này đã chậm lại rõ rệt kể từ năm 2016, và giảm mạnh từ năm 2020 đến nay. Nếu tính cả trong năm, tăng tiền gửi của dân cư năm 2016 là 17,4%, nhưng đến năm 2020 đã giảm chỉ còn 6.46%.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng ghi nhận mức thấp hơn nhiều so với những năm trước có một phần nguyên nhân đến từ việc lãi suất huy động thấp. Thống kê từ năm 2020 đến nay ( thời điểm dịch Covid bùng phát), mặt bằng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại đã giảm 1-2 điểm %/năm ở hầu hết kỳ hạn.
Theo đó, lãi suất bình quân tiền gửi bằng VND với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đã giảm từ 4,3-5%/năm xuống mức 3,1-3,8%/năm; tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 5,3-7%/năm xuống 4-5,9%/năm. Trong khi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên hiện phổ biến có mức lãi suất ở 5,6-6,7%/năm, trong khi đầu năm 2020 là 6,6-7,5%/năm.
>> Đọc thêm: Tại sao nên đầu tư căn hộ Swan Lake Onsen Ecopark ngay bây giờ?
Vậy tiền đi đâu?
Trái ngược với xu hướng tăng trưởng thấp của tiền gửi ngân hàng từ người dân, dòng tiền và số nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán và đầu tư bất động sản từ năm 2020 đến nay lại tăng đột biến.
Tính riêng năm 2020, đã có khoảng 396.515 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới tại thị trường Việt Nam. Trong đó, số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tới 99%. Số này đã tăng gấp đôi so với lượng tài khoản mở mới trung bình những năm trước. Đến tháng 1/2021, chỉ số VN-index đã chạm mốc 1.200 điểm, sắp chạm mốc lịch sử là 1204 điểm. Đóng cửa phiên 1/6/2021, VN-Index tăng 9,73 điểm (0,73%) lên 1.337,78 điểm, HNX-Index tăng 0,19% lên 318,47 điểm, UPCoM-Index tăng 0,46% lên 89,18 điểm. Phiên giao dịch 1/6 thị trường mở cửa tiếp đà hưng phấn nhờ giao dịch tích cực của các nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép.
Tuy nhiên, việc thị trường tăng “nóng” khiến nhiều chuyên gia cảnh bảo về khả năng sẽ có đợt điều chỉnh mạnh khi VN-index chạm mốc. Nhà đầu tư chứng khoán không am hiểu thị trường, chạy theo tâm lý đám đông, đầu cơ, lướt sóng nếu chọn sai cổ phiếu, sai thời điểm mua – bán thì khả năng mất trắng khoản tiền lớn chỉ trong vài ngày. Đây là lý do mà thị trường bất động sản lại được lòng các nhà đầu tư bởi vì đây là kênh đầu tư ăn chắc mặc bền nhất so với các kênh đầu tư còn lại như: vàng, ngân hàng hay đầu tư chứng khoán.
Có thể nói năm 2020 là một “cơn ác mộng” của kinh tế toàn thế giới dưới sự càn quét của đại dịch Covid 19. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, diễn biến thực tế năm qua cho thấy, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. Tuy nhiên, lượng căn hộ mở bán vẫn giảm mạnh do một số lý do như cấp phép, giá nguyên vật liệu tăng và ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong thời điểm này nguồn cung phía Đông đang dẫn đầu thị trường và sắp tới đây dự án Swan Lake Residences The Onsen – căn hộ khoáng nóng tại gia sẽ mở ra kịch bản tích cực nhất cho những nhà đầu tư thông minh. Đây là đứa con tinh thần của chủ đầu tư Ecopark kết hợp cùng tập đoàn bất động sản lớn nhất Nhật Bản Nomura hứa hẹn sẽ thay đổi xu hướng của giới đầu tư ngay khi thời điểm mà nó ra mắt.
>> Chi tiết dự án tham khảo: Swan Lake Onsen Ecopark