Liên kết vùng tại Long An – đòn bẩy phát triển bất động sản cao cấp

Tiềm năng, tương lai của thị trường bất động sản Long An không chỉ dựa trên cơ sở kinh tế, xã hội, mà còn dựa trên cơ sở quy hoạch – liên kết vùng thể hiện trong chủ trương phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”.

Liên kết vùng tại Long An

Theo Quyết định của Thủ tướng, Long An sẽ tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội theo mô
hình “một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế – xã hội, sáu trục động lực”.

06 trục động lực kinh tế gồm:

  • Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4: Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ – Thành phố Hồ Chí Minh; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành – Cảng Long An.
  • Trục động lực quốc lộ 50B: Kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang.
  • Trục động lực song hành quốc lộ 62: Kết nối thành phố Tân An – khu kinh tế cửa khẩu Long An – vùng Đồng Tháp Mười.
  • Trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh: Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trục động lực quốc lộ N1: Kết nối Long An với vùng Đồng bằng sông Cửu Long – vùng Đông Nam Bộ – vùng Tây Nguyên.
  • Trục động lực Đức Hòa: Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức với Thành phố Hồ Chí Minh. 

Việc hình thành “1 trung tâm – 2 hành lang – 3 vùng và 6 trục” giúp tỉnh Long An kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; giúp tỉnh trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, giúp tỉnh Long An trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả và bền vững của khu vực phía Nam; người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh và hạnh phúc.

Theo kế hoạch, đến tháng 10/2025, đoạn Vành đai 3 qua Long An sẽ được thông xe kỹ thuật và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2026.
Tuyến Vành đai 3 TP.HCM trong tương lai

Về phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải và logistics, sẽ hình thành các nút giao đấu nối hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng cấp tỉnh, nhằm tăng cường tính kết nối giao thông liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; bố trí thêm lối ra, vào với cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại các huyện Bến Lức, Thủ Thừa.

Cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh hiện hữu và xây mới 29 tuyến đường tỉnh; ưu tiên nâng cấp, xây dựng các tuyến: Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hoà, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hoà – Bình Chánh, đường Tân Tập – Long Hậu. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị, hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 18% – 25% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

Về đường sắt đô thị: Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn – Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới – Cần Đước.

Về đường sắt chuyên dụng: Xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Trong quy hoạch của tỉnh cũng nêu rõ phương hướng “Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa Long An trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho bãi kết nối các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ và thị trường Campuchia; đầu mối xuất khẩu nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics, ưu tiên đầu tư hạ tầng logistics tại Cảng Quốc tế Long An”.

Tỉnh Long An đã quy hoạch cảng cạn và trung tâm logistics gồm: Quy hoạch 2 Cảng cạn: Cảng cạn Bến Lức thuộc huyện Bến Lức, có diện tích 10 – 15 ha, năng lực thông qua 150.000 Teu/năm; cảng cạn Tân Lập thuộc huyện Thủ Thừa, có diện tích 10 – 15 ha, năng lực thông qua 150.000 Teu/năm. Hình thành 10 trung tâm logistics nhằm góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa tỉnh Long An với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long tại các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường. Nghiên cứu xây dựng trung tâm logistics tại huyện Đức Hòa.

Liên kết vùng tạo đà cất cánh cho bất động sản cao cấp tại Long An

Trong quy hoạch, tỉnh cũng đã tính các phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải và logistics mang tính kết nối với kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia. Cụ thể, các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường sắt, cảng biển, đường thủy nội địa sẽ thực hiện theo quy hoạch quốc gia. Đồng thời hình thành các nút giao đấu nối hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng cấp tỉnh, nhằm tăng cường tính kết nối giao thông liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ. Từ định hướng chiến lược này, có thể thấy Long An sẽ ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng không những trong sự kết nối chặt chẽ với TP.HCM, mà còn là sự kết nối chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt, không chỉ đóng vai trò kết nối, hỗ trợ, bổ trợ cho các trung tâm kinh tế trong vùng, mà Long An sẽ ngày càng có vai trò độc lập, phát triển để trở thành một tỉnh công nghiệp hàng đầu, một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Với chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng quy hoạch liên kết vùng bài bản và hệ thống hạ tầng giao thông, logistics ngày càng hoàn thiện, Long An đang dần khẳng định vị thế là trung tâm phát triển kinh tế năng động và bền vững. Các hành lang kinh tế, trục động lực và hệ thống cảng, đường sắt, cao tốc không chỉ giúp tăng cường kết nối giữa Long An với TP.HCM và các khu vực lân cận, mà còn tạo động lực lớn cho sự phát triển của thị trường bất động sản cao cấp tại đây. Trong tương lai, Long An không chỉ là cửa ngõ quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mà còn trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế hàng đầu của cả nước.

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   

Leave a comment

Required fields are marked

096.775.8686