Tỉnh Đồng Nai năng động phát triển kinh tế và kế hoạch năm 2023
Đồng Nai được coi là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Đồng Nai cùng với TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu tạo nên khu vực phát triển sôi động, thu hút đầu tư lớn, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Đồng Nai có nhiều cơ hội trở thành trung tâm dẫn dắt liên kết vùng và phát triển 3 trục kinh tế của Nam bộ. Trong đó gồm: Vùng kinh tế Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và trục hành lang kinh tế biển.
Đôi nét về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Biên Hòa và Long Khánh, Việt Nam. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.897,8km2 với dân số vào khoảng 3.255,81 ngàn người trong đó số người lao động rơi vào khoảng 1.806,97 ngàn người. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 tại Việt Nam xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP.
Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 tỉnh mũi nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 35 khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích trên 12.055 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata,…Trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh với trên 1.545 dự án với tổng số vốn trên 31 tỷ USD.
Bức tranh kinh tế Đồng Nai năm 2022
Kết quả kinh tế năm 2022 của tỉnh Đồng Nai đạt được những kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn tỉnh Đồng Nai năm 2022 ước đạt 233.979,73 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ. Đứng thứ 2 khu vực miền Đông Nam bộ và đứng thứ 4 trên cả nước. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,32% so cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 là 133,6 triệu đồng, tăng 9,9% so với năm trước.
Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/12/2022 đạt khoảng 1.141,47 triệu USD, bằng 93,6% so với cùng kỳ (năm 2021 đạt 1.219,9 triệu USD). Trong đó cấp mới 48 dự án với tổng vốn đăng ký 491,54 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 90,6% về số dự án và tăng 27,9% về vốn đăng ký. Có 92 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 649,93 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 84,4% số dự án và bằng 77,8% về vốn bổ sung.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Đồng Nai năm 2022 gần 63 ngàn tỷ đồng, đạt 114% dự toán. Thu nội địa 42 ngàn tỷ đồng, đạt 109% dự toán. Đồng thời, có một số loại thuế đạt và vượt so với dự toán như: DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, DN ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ.
Về kim ngạch xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng hơn 13%; nhập khẩu đạt 18,8 tỷ USD; giá trị xuất siêu trên địa bàn đạt 5,75 tỷ USD.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai, lượng khách du lịch đến tham quan và lưu trú tại tỉnh Đồng Nai trong năm 2022 đạt khoảng 2,2 triệu lượt; trong đó, trên 75 nghìn lượt khách quốc tế và trên 2,1 triệu khách nội địa. Như vậy, sau đại dịch COVID-19 lượng khách du lịch tăng 96% so với cùng kỳ năm 2021, vượt 22,2% so với kế hoạch. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ 2021, vượt 23,7% so với kế hoạch.
>> Tìm hiểu thêm: Tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ và sự hình thành “Bất động sản vùng tứ giác”
Kế hoạch năm 2023 của tỉnh Đồng Nai
Thừa thắng xông lên, từ đầu năm đến nay, thu hút vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đồng Nai có bước tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu hút vốn đầu tư trong nước tăng gấp gần 2 lần và thu hút vốn FDI tăng gấp 3 lần.
Cụ thể, hơn 2 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn của các doanh nghiệp (DN) trong nước đầu tư vào Đồng Nai đạt gần 450 tỷ đồng. Vốn đăng ký của DN FDI hơn 501 triệu USD và đa số vào các dự án sản xuất trong khu công nghiệp (KCN). Như vậy, mới đầu tháng 3-2023, thu hút đầu tư FDI vào các KCN đã đạt gần 72% kế hoạch năm.
Sau năm 2022, Đồng Nai đã đưa ra các giải pháp cho năm 2023 để tiếp tục phục hồi và phát triển kinh tế. Tỉnh Đồng Nai đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5-8,5% so với năm trước. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145-150 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng 8,0-8,5% so với năm 2022, thu hút 1,1 tỷ USD vốn ngoại đầu tư.
Và với các lợi thế là cửa ngõ giao thông của Nam bộ, có đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không nên Đồng Nai có nhiều cơ hội để đột phá trong phát triển kinh tế. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ vươn lên đứng thứ 3 cả nước về độ lớn của nền kinh tế, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ thu hút vốn FDI từ 5-6 tỷ USD.
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã đi qua một bức tranh từ sơ lược đến tổng quát về nền kinh tế năng động của tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và trở thành “thỏi nam châm” thu hút sự dừng chân của những ông lớn BĐS và sự quan tâm của giới đầu tư trong vài năm trở lại đây. Và sắp tới đây, dự án Eco Village Saigon River hay còn gọi là Ecopark Đồng Nai – đứa con tinh thần của nhà sáng lập Ecopark tọa lạc tại Đồng Nai sẽ là một trong những sản phẩm BĐS được săn đón nhất thị trường miền Nam trong năm 2023 này.