KĐT Nam Hòa Xuân – lời giải cho bài toán giãn dân nội đô Đà Nẵng
Trong bối cảnh quỹ đất nội đô đang ngày càng hạn hẹp trong khi dân số tăng nhanh, khu vực phía Đông Nam đang được định hướng sẽ trở thành trung tâm đô thị mới của Đà Nẵng nhờ vị trí kết nối với khu vực Điện Bàn – Quảng Nam.
Đà Nẵng – quá tải đất ở nội đô
Đà Nẵng luôn được mệnh danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam” bởi điều kiện khí hậu ôn hòa, môi trường sống xanh – sạch, cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ. Cũng bởi những lẽ đó, mà chỉ sau gần 10 năm, dân số Đà Nẵng đã tăng thêm gần 250.000 người ( tương đương tăng 27% ) đến đây an cư, lập nghiệp.
Cụ thể, theo Cục thống kê Đà Nẵng cho biết, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, tổng số dân Đà Nẵng là 1.134.310 người, với mật độ 883 người/ km2. Tính đến tháng 8/2021, theo website World Population Review thì dân số Thành Phố Đà Nẵng đạt khoảng 1.191.381 người. Tính từ năm 2009 đến nay, trung bình mỗi năm dân số Đà Nẵng tăng thêm 24.700 người.
Thực tế, con số này so với Hà Nội hay TP.HCM là không quá cao, tuy nhiên điều đáng nói ở đây đó là dân số Đà Nẵng phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị – với 990.000 người ngụ cư tại khu vực nội đô, chiếm đến 87.3% tổng số dân toàn thành phố. Với tỷ lệ này, ông Trần Triết Tâm – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo TĐTDS&NƠ TP Đà Nẵng nhấn mạnh:” Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ dân cư sống ở khu vực thành thị cao nhất cả nước”.
Mật độ dân số đô thị cao, dẫn đến thực trạng diện tích không gian xanh đô thị bình quân trên người chỉ đạt 6 – 8 m2/ người – khá thấp so với chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp Quốc là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 – 25m2/ người.
Tốc độ tăng trưởng dân số ngày càng nhanh trong khi cơ sở vật chất, hạ tầng không đủ để đáp ứng nhu cầu, đã và đang dẫn đến hệ quả chất lượng sống người dân đang ngày càng suy giảm, đặc biệt là môi trường sống – một trong những lợi thế hàng đầu của Đà Nẵng cũng đang dần bị ảnh hưởng, từ đó cản trở sự phát triển chung của xã hội và kinh tế toàn thành phố.
Phát triển đô thị phía Đông Nam – mũi tên trúng 2 đích
Trước thực tế cần phải giãn dân nội đô, quy hoạch đô thị hài hòa và đồng bộ hơn thì khu vực phía Đông Nam thành phố được định hướng sẽ là khu vực phù hợp nhất cho việc mở rộng đô thị. Bởi đây là khu vực có quỹ đất hiếm hoi tại Đà Nẵng hiện nay vừa hội tụ tiềm năng phát triển đô thị hiện đại, vừa có khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ. Nhất là khu vực này lại có sông Cổ Cò đang được khơi thông, nhằm triển khai tuyến du lịch đường thủy đầy tiềm năng kết nối Quảng Nam – Đà Nẵng. Thêm nữa, khu vực này còn nằm gần với khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn – điểm tham quan hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Bởi những lợi thế này, các khu đô thị được quy hoạch bài bản, đồng bộ cả về hạ tầng giao thông và hệ thống cảnh quan đặc biệt được ưu tiên phát triển.
Thảm khảo về dự án đầu tư hấp dẫn tại Hà Nội: Biệt thự đảo Ecopark
Trong bối cảnh đó, khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân được xây dựng trên tổng diện tích 508 ha với hệ thống giáo dục – y tế được đồng bộ hiện đại, như là một lời giải cho bài toán quy hoạch đô thị phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng. Nằm trong quần thể đô thị Nam Xuân Hòa, Sun Group chính thức ra mắt thị trường Sunneva Island nằm tại đảo Đồng Nò, bổ sung mảnh ghép còn thiếu tổng quy hoạch đô thị của Đà Nẵng.
Đây là dự án được giới đầu tư đánh giá cao bởi việc sở hữu các khu nhà phố ven sông, ven trục đường lớn Nguyễn Phước Lan kéo dài. Chưa kể, vị trí dự án chỉ cách khoảng 1km để đến các điểm du lịch nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn hay bãi tắm Sơn Thủy.
Trước Nghị quyết số 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trung tâm du lịch quốc tế,… tạo động lực cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; thì việc mở rộng đất đô thị và xây dựng những khu đô thị sinh thái như Nam Hòa Xuân là cần thiết và tất yếu. Khi hình thành, khu đô thị không chỉ giúp giảm tải dân số nội đô mà thay đổi diện mạo các khu vực ven đô, tạo đà cho Đà Nẵng phát triển kinh tế – xã hội một cách đồng bộ.
Trong tương lai, khu vực Đông Nam thành phố được kỳ vọng sẽ là trung tâm kinh tế mới của Đà Nẵng – sầm uất và phát triển hơn. Gía trị bất động sản tại đây theo đó hứa hẹn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, nhất là các dự án khu đô thị ven sông, gần biển được đồng bộ như Nam Hòa Xuân.
Chi tiết dự án: