Hồ Tây – một góc lãng mạn của bức tranh Hà Nội đa màu
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ…”
Có người Việt nào lại chẳng thuộc nằm lòng câu ca dao ấy. Người Hà Nội hôm nay, bao lần đến Hồ Tây, về với Hồ Tây, có biết chăng giữa mênh mang sóng nước Hồ Tây là cội nguồn dân tộc, là thăng trầm lịch sử và là góc tâm linh miên viễn tự bao đời của người Việt Nam.
Mang trong mình cả một chặng đường lịch sử hào hùng, Hồ Tây vẫn lặng lẽ nằm đó, làm tròn bổn phận của mình. Là lá phổi xanh thanh lọc không khí của đất trời, hội tụ linh khí, Hồ Tây là điểm đến của những người ưa sự lãng mạn cũng như thư giãn tâm hồn giữa bộn bề cuộc sống.
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Nhiều người đi xa, khi trở về thủ đô đều muốn được thong dong đi xe qua đây để cảm nhận hơi thở cuộc sống con người Hà Nội. Vào mùa đông, hồ Tây có những nét đẹp riêng, lạnh nhưng không làm lòng người giá rét.
Sử sách ghi lại, hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng. Bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.
Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh. Thời Lý – Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý (nay là khu vực chùa Kim Liên), điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Công chúa Túc Trinh con Vua Trần Thánh Tông (1258-1278) rời cung điện ra vùng Bắc Kinh thành Thăng Long, rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. Lúc đầu, công chúa chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn. Sau dân lập thành làng, đặt tên là Cổ Nhuế viên.
Đường Thanh Niên bên hồ Tây có từ năm 1957-1958, trước gọi là đường Cổ Ngư. Đường này hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc hồ Tây, được thanh niên, học sinh Hà Nội lao động mở rộng như ngày nay.
Xét về nhiều khía cạnh: phong thủy, vị trí, kinh tế, môi trường sống, rất nhiều người đã chọn khu vực Hồ Tây là nơi “an cư” cho chính tổ ấm của gia đình mình. Thử một lần đến, sống và cảm nhận không khí và chất lượng cuộc sống ở khu vực xung quanh Hồ Tây để thấy cuộc đời vẫn còn nhiều sự an yên, bình dị trong thời đại phát triển công nghệ này.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Bạn có thể quan tâm:
0