Hà Nội Ngày Càng Ô Nhiễm Nặng, Dân Cư Biết Sống Ở Đâu?

Dân cư sống ở đâu giữa Hà Nội ô nhiễm chính là câu hỏi chung của rất nhiều người vào lúc này. Thành phố nghìn năm văn hiến Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước,thế nên đây cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc, kéo theo đó chính là việc rác thải từ sinh hoạt, phương tiện giao thông, khí thải nhà máy đang khiến Hà Nội ngày càng ô nhiễm nặng. Và câu hỏi về một “tổ ấm xanh” tại thủ đô chính là một bài toán đau đầu đối với người dân Hà Nội trong điểm điểm hiện tại.

Những hiện tượng ô nhiễm đáng báo động

Từ sáng sớm ngày 26/08/2019, một màn sương bao phủ toàn bộ thành phố Hà Nội. Cho đến đầu giờ chiều, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội và các tỉnh xung quanh, thông qua các ứng dụng đo thời tiết như Air Visual hay Pam Air đều ở ngưỡng rất cao, từ 151-200, báo động đỏ ở hầu hết các vị trí trong nội thành. Đây được đánh giá là mức xấu, nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em và phụ nữ có thai) tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài. Và tới ngày 16/09/2019,Hà Nội lại trải qua 3 ngày liên tiếp ô nhiễm ở mức đáng báo động.

o nhiem khong khi tai ha noi
Hà Nội vào ngày 25/09/2019 đã trở thành thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới khi có chỉ số US AQI là 174

Theo ông Lê Thanh Hải, Tổng Thư ký Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam, thời gian vừa qua, Hà Nội xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ mang tính chu kỳ vào thời gian chuyển giao giữa các mùa, đặc biệt là mùa hè tới mùa đông. Theo quy luật đầu mùa đông sẽ xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt, có tháng xảy ra hiện tượng 5 đến 7 lần, có tháng lên đến hàng chục lần. Khi hiện tượng này xảy ra, lớp nghịch nhiệt sẽ ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao, các chất ô nhiễm bị giữ lại ở tầng thấp khiến cho không khí ô nhiễm nặng nề. Những ngày vừa qua, hiện tượng nghịch nhiệt lại xảy ra, do đó không khí ở Hà Nội rất ô nhiễm, đặc biệt là bụi.

Theo những quan sát và đánh giá của GreenID Việt Nam trong 3 năm gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội vẫn là vấn đề cần được quan tâm nhiều. Từ những dữ liệu mới nhất mà Trung tâm thu thập được trong Báo cáo Chất lượng Không khí 2018, nồng độ siêu mịn PM 2.5 trung bình năm của Hà Nội năm 2018 ở mức cao (40,1 µg/m3) , vượt quá giới hạn cho phép trong Quy chuẩn kỹ thuật (25 µg/m3.năm).

ha-noi-o-nhiem-nang-dan-cu-biet-song-o-dau

Sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Chiều 18/9, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có chia sẻ với giới báo chí, cảnh báo tình trạng bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí.

Đường hô hấp là đường lưu thông giữa không khí và cơ thể con người. Hạt bụi lớn sẽ bị hàng rào cơ học vật lý chặn lại trước khi xâm nhập vào phế quản, phế nang. Tuy nhiên những hạt PM10 kích thước nhỏ, có thể gây ra các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi. Nghiêm trọng nhất là hạt bụi PM2.5, thậm chí là bụi NANO sẽ gây độc cho cơ thể.

Như vậy, trong thời gian vừa qua, môi trường Hà Nội rất bụi. Theo chỉ số quan trắc mới nhất tính đến ngày 17/9, tất cả 10 điểm quan trắc đều có chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên 170, báo động đỏ. Khuyến cáo người già và trẻ em, người mắc bệnh mãn tính không nên ra đường vì rất dễ bị kích ứng, ảnh hưởng tới đường hô hấp. Trong tuần qua, số lượng bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Phổi trung ương đa số là các bệnh nhân nhập viện do phổi mãn tính.

o nhiem anh huong nghiem trong toi suc khoe nguoi gia va tre em
Người già là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng từ tác động của ô nhiễm môi trường
ecopark-grand-the-island-khong-khi-tai-ha-noi-o-nhiem-nang dan cu song o dau
Người dân xếp hàng dài chờ khám bệnh

Cải thiện môi trường không phải chuyện một sớm một chiều, vậy người dân phải làm gì?

Đây chính là bài toán đau đầu đối với người dân đang an cư tại thủ đô Hà Nội trong thời điểm này, khi chất lượng môi trường muốn cải thiện cũng phải mất vài năm, thậm chí cả chục năm, thời gian đó sức khỏe gia đình, người thân chúng ta phải làm sao, vì nếu sống trong môi trường ô nhiễm nặng như thủ đô Hà Nội hiện tại trong cả chục năm như vậy thì không sớm cũng sẽ mắc các bệnh về tim mạch, phổi, khí quản thậm chí ung thư.

Những biện pháp tạm thời trước mắt chúng ta có thể làm để giảm tác động của ô nhiễm đó là hạn chế ra đường đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người già, khi ra đường thì nên sử dụng khẩu trang y tế để ngăn bụi ô nhiễm. Còn với một mục tiêu lâu dài thì việc chuyển tới một nơi an cư mới là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng việc cả gia đình đã an cư tại Hà Nội thì việc chuyển sang các thành phố khác sống sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều, bởi các yếu tố công việc, học tập của con cái, họ hàng thân thiết. Vậy ở trong thủ đô Hà Nội đang ô nhiễm nặng liệu có còn những “tổ ấm xanh” để giải quyết bài toán “dân cư sống ở đâu”.

Có thể nói các chủ đầu tư đã có tầm nhìn vượt thời đại khi thấy rõ được nhu cầu thiết yếu của vấn đề này để tạo ra những ” tổ ấm xanh” giữa thủ đô Hà Nội. Trong những “dự án xanh” đó có thể nhắc tới khu đô thị Ecopark với một quần thể không gian sống nhiều cây xanh, sông hồ và đầy đủ từ trung tâm thương mại, sân golf cho tới các trường đào tạo quốc tế. Đây được dự tính sẽ là điểm tới để an cư của các hộ dân cư muốn bảo đảm cho sức khỏe của gia đình.

ha noi o nhiem dan cu biet song o dau
Một sắc xanh phủ khắp thành phố

Tìm hiểu thêm về dự án biệt thự đảo Ecopark tại đây

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686