Emmanuelle Simon – Khi Vẻ Thô Mộc Trở Thành Linh Hồn Kiến Trúc

Emmanuelle Simon đã mang tinh thần Pháp đương đại và nghệ thuật sống đầy cảm xúc để thổi vào Haus Da Lat thông qua những món nội thất thô mộc mà chân thực.

Emmanuelle Simon: Hành trình từ Paris đến Đà Lạt

Emmanuelle Simon chính thức thành lập studio thiết kế mang tên mình tại Paris vào năm 2017. Chỉ trong vài năm, cô đã gây tiếng vang trên toàn cầu với các dự án trải dài từ nhà ở cao cấp, boutique thời trang đến các công trình nghệ thuật đương đại.

Phong cách của Emmanuelle Simon được nhận diện rõ rệt qua sự kết hợp giữa tinh thần tối giản của wabi-sabi và vẻ đẹp sang trọng của Art Deco, hai nguồn cảm hứng này mang đến sự dung hòa tinh tế giữa tính thẩm mỹ cổ điển và vẻ đẹp mộc mạc. Trong không gian của Emmanuelle, vẻ thô mộc của vật liệu trở thành linh hồn, thổi sự chân thực vào từng đường nét kiến trúc đầy tính toán.

Emmanuelle được vinh danh trong danh sách AD100 – quy tụ những nhà thiết kế nội thất và kiến trúc sư hàng đầu thế giới. Năm 2022, cô còn được tạp chí IDEAT bình chọn là “Nhà thiết kế nội thất trẻ xuất sắc nhất”, khẳng định tài năng và dấu ấn riêng biệt của mình trong giới thiết kế toàn cầu.

Đó chính là lý do vì sao phong cách của cô đã chạm đến trái tim của đội ngũ thiết kế nội thất tại Haus Da Lat.

Emmanuelle Simon được viết đến với sự kết hợp giữa hai phong cách wabi-sabi và Art Deco
Emmanuelle Simon được viết đến với sự kết hợp giữa hai phong cách wabi-sabi và Art Deco

Triết lý thiết kế kết hợp giữa nghệ thuật và cảm xúc

Không gian như một tác phẩm nghệ thuật​

Đối với Emmanuelle Simon, mỗi không gian là một bức tranh trừu tượng đang chuyển động, nơi mọi yếu tố – từ ánh sáng, hình khối, cho đến kết cấu vật liệu – đều đóng vai trò như những nét cọ. Không gian không chỉ để sử dụng mà để chiêm nghiệm, để người ở có thể sống chậm, lắng nghe bản thân và cảm nhận sự chuyển động tinh tế của tự nhiên quanh mình. Đó là cách cô biến nội thất thành một trải nghiệm nghệ thuật trọn vẹn.

Thay vì áp đặt những thiết kế cầu kỳ hay hào nhoáng, Simon tập trung vào việc tạo nên một bố cục hài hòa và trực quan. Cô xây dựng không gian với logic thị giác và cảm xúc, để ánh sáng tự nhiên dẫn lối, để chất liệu lên tiếng.

Tôn lên vẻ đẹp tự nhiên qua từng tác phẩm

Trong thiết kế của Emmanuelle, ánh sáng như một chất liệu vô hình có khả năng làm nổi bật cấu trúc, tôn lên vẻ đẹp vật liệu và dẫn dắt cảm xúc người nhìn. Từ gỗ tự nhiên, đá cẩm thạch đến gốm Nhật Bản, Emmanuelle chọn chất liệu không vì giá trị đắt đỏ mà vì chiều sâu cảm xúc chúng mang lại. Mỗi vân gỗ, mỗi đường nứt gốm đều góp phần cho linh hồn của không gian, và điều đó phản ánh rõ triết lý wabi-sabi trong thiết kế: tìm thấy vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo.

Sự tinh tế của cô còn nằm ở cách tiết chế khi thiết kế, biết khi nào cần điểm nhấn, khi nào nên để vật liệu và ánh sáng lên tiếng. Sự tối giản trong thiết kế của Emmanuelle không đồng nghĩa với đơn điệu, mà là sự cân bằng hoàn hảo giữa tĩnh và động, giữa hình thức và cảm xúc.

Với khí hậu và cảnh quan đặc biệt của Đà Lạt, 1508 London nhận thấy phong cách thiết kế thiên về tự nhiên và thủ công của Emmanuelle không chỉ phù hợp mà còn góp phần nâng tầm trải nghiệm sống tại Haus Da Lat.

Emmanuelle xem ánh sáng như một chất liệu vô hình làm nổi bật cấu trúc nội thất
Emmanuelle xem ánh sáng như một chất liệu vô hình làm nổi bật cấu trúc nội thất

Emmanuelle Simon tại Haus Da Lat

1508 London không chỉ nhìn vào danh tiếng của Emmanuelle Simon mà còn đánh giá cao khả năng truyền tải cảm xúc qua không gian sống của cô.

Trong không gian Elysian, nơi được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thuần khiết, chiếc đèn Pendulum của Emmanuelle Simon xuất hiện như một điểm nhấn tinh tế. Dựa theo hình ảnh  chiếc đồng hồ quả lắc, thiết kế này gợi cảm giác chuyển động êm ái, ánh sáng dường như dao động thành những vòng tròn lan tỏa, được khuếch tán qua lớp kính thủy tinh uốn cong.

Bên cạnh đó, đèn treo tường Raku-Yaki lại xuất hiện trong phong cách Haven tại Haus Da Lat cùng sự mộc mạc, thô ráp mà đầy xúc cảm. Với lớp men gốm Raku truyền thống của Nhật Bản – vốn được nung ở nhiệt độ cao rồi làm sốc nhiệt đột ngột – mỗi chiếc đèn hiện lên với những đường rạn nứt ngẫu hứng. Không chiếc đèn nào giống chiếc nào, và điều đó đã làm nên giá trị độc bản của thiết kế này.

Từ việc chọn vật liệu, cách phối màu đến thiết kế ánh sáng và các chi tiết nội thất, mọi yếu tố trong không gian đều mang dấu ấn thẩm mỹ và cảm xúc của Simon. Điều này tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong không gian sống tại Haus Da Lat, không phô trương mà sâu sắc.

Emmanuelle Simon góp phần khiến cho phong cách Elysian và Haven không phô trương mà sâu sắc
Emmanuelle Simon góp phần khiến cho phong cách Elysian và Haven không phô trương mà sâu sắc

Kết luận

Thông qua sự cộng tác này, Emmanuelle Simon không chỉ mang đến những căn hộ đẹp về hình thức mà còn giàu chiều sâu tinh thần – nơi mỗi ngày trôi qua đều là một hành trình khám phá nghệ thuật sống đích thực.

Tìm hiểu thêm:

>> Curated Living Lần Đầu Được 1508 London Đưa Về Việt Nam

Rate this post
   

Cùng chuyên mục

   

Leave a comment

Required fields are marked

096.775.8686