Du lịch Hà Nội hiện nay còn thiếu những ‘đòn bẩy’ nào?
Hà Nội đẹp và lạ! Bởi vậy trong mắt không chỉ cư dân địa phương mà còn cả du khách nước ngoài Hà Nội không chỉ là một điểm đến mà còn lắng đọng nhiều dấu ấn đặc biệt của những du khách phương xa. Tuy nhiên, nhìn vào tương quan du lịch của Hà Nội và các thành phố du lịch khác trong khu vực vẫn còn sự chênh lệch khá lớn. Vậy du lịch Hà Nội hiện nay còn thiếu những “đòn bẩy” nào để nâng tầm, khiến những con số về du lịch tăng trưởng hơn nữa trong những năm tiếp theo?
Những con số ấn tượng về du lịch Hà Nội
Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2019, Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là hơn 7 triệu lượt, tăng 17% so với năm trước; khách du lịch nội địa đạt gần 22 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Đây là bước phát triển tốt nhất của du lịch Thủ đô từ trước đến nay.
Tiếp nối những thành quả đã đạt được từ những năm trước, năm 2019, du lịch Thủ đô nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức du lịch uy tín quốc tế. Đầu năm 2019, Hà Nội được xếp thứ tư trong danh sách 25 điểm đến hàng đầu thế giới của trang TripAdvisor.
Cuối tháng 3-2019, tờ Business Insider tiếp tục xếp Hà Nội thứ 15 trong 25 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2019. Đến tháng 9, Hà Nội vinh dự là 1/19 ứng cử viên hạng mục “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2019” (World’s Leading City Destination) do World Travel Awards (WTA) đề cử.
Tương quan du lịch Hà Nội với những thành phố du lịch khác trong khu vực
Trong bức tranh chung của ngành du lịch, du lịch Hà Nội là một điểm sáng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tương quan du lịch Hà Nội với những thành phố du lịch khác chúng ta sẽ thấy du lịch Hà Nội vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ngày lưu trú bình quân
Trong ngành du lịch, những thống kê đến từ ngày lưu trú bình quân là một con số quan trọng. Nó đo độ dài thời gian lưu trú bình quân trong một chuyến đi tại một điểm du lịch. Việc kéo dài thời gian lưu trú luôn là mục tiêu của các quốc gia, các địa phương và Hà Nội cũng tương tự.
Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch Hà Nội là 2,5 ngày. Con số này thấp hơn số ngày lưu trú bình quân của Singapore là 5,4 ngày và Bangkok là 4,2 ngày hay 3,8 ngày của Phuket. Thậm trí con số này còn thấp hơn số ngày lưu trú bình quân của Đà Nẵng là 3,6 ngày và Nha Trang là 3,2 ngày.
Chi tiêu bình quân
Chi tiêu bình quân của khách du lịch là tổng số tiền chi tiêu của khách du lịch nội địa hoặc đại diện cho đoàn đi trong suốt thời gian đi và ở lại nơi đến. Từ nơi đến ở đây có ý nghĩa rộng vì nó bao hàm toàn bộ những nơi được đi thăm trong hành trình chuyến đi.
Chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Hà Nội tương ứng với con số 70 USD/ngày, thấp hơn chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Singapore 286 USD/ngày, thấp hơn số tiền chi cho du lịch của Bangkok là 239 USD/ngày hay 172 USD/ ngày với Phuket. Con số chi tiêu bình quân du lịch ở Hà Nội cũng thấp hơn khá nhiều so với khi khách du lịch ghé thăm Nha Trang và Đà Nẵng.
Nhìn từ những con số trên, chúng ta đặt ra một câu hỏi: “Với vị thế là một trung tâm văn hoá lâu đời và lớn nhất của Việt Nam, là 1 trong 2 thành phố thu hút khách du lịch lớn nhất Việt Nam, vậy điều gì khiến cho mức chi tiêu của khách du lịch tại HN thấp như vậy, điều gì khiến cho số ngày lưu trú thấp đến thế?”
Tại các thành phố du lịch như Singapore, Bali hay Phuket là thiên đường vui chơi giải trí, là những thiên đường shopping mua sắm trong khu vực. Đối với biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy đối với 3 thành phố như Singapore, Bali hay Phuket thì tỷ lệ khách hàng chi tiền cho mua sắm và vui chơi vượt trội so với tỷ lệ khách hàng chi cho lưu trú và ăn uống. Nhưng ngược lại, tỷ lệ khách du lịch chi tiền cho lưu trú và ăn uống lại nhiều áp đảo tỷ lệ khách hàng chi tiền để mua sắm và vui chơi. Vậy điều gì đã làm nên sự trái ngược này?
Tất cả các thành phố du lịch trên là thủ phủ của shopping – mua sắm – giải trí – vui chơi còn tại Hà Nội du khách sẽ tập trung vào trải nghiệm văn hoá & ẩm thực phố cổ, tham quan những di tích lịch sử, vui chơi ở phố đi bộ Tạ Hiện hoặc Hồ Gươm vào cuối tuần.
Du lịch Hà Nội hiện nay còn thiếu những “đòn bẩy” nào?
Qua những con số trên, chúng ta phần nào hiểu được thực trạng du lịch tại Hà Nội hiện tại. Vậy Hà Nội đang còn thiếu những gì để du lịch Hà Nội có thể bứt phá để khách du lịch có thể ở Hà Nội lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, để du lịch sánh ngang với những thành phố trong khu vực?
Khu nghỉ dưỡng tầm cỡ thế giới
Đối với những thành phố du lịch, những địa điểm du lịch, những khu nghỉ dưỡng là điều không thể thiếu. Tại Ecopark, du khách sẽ được trải nghiệm một trong những tổ hợp resort hàng đầu, tổ hợp khoáng nóng đẹp nhất Thế Giới. Đó là The Landmark, The Onsen với tổ hợp khoáng nóng trong nhà và ngoài trời. Tổ hợp trị liệu khoáng nóng này có tổng quy mô 2.400 m2, gồm 14 suối khoáng nóng và khoáng lạnh, được bao bọc bởi những thác nước, suối cá Koi và vườn Nhật giữa không gian đậm chất thiền định.
Được tư vấn và thiết kế bởi những tập đoàn huyền thoại lớn nhất Nhật Bản, 3 tổ hợp Onsen tại Swanlake Residences sở hữu 3 dòng suối khoáng nóng với chất lượng tương đương với những mỏ khoáng tốt nhất vùng Hakone Nhật Bản. Mỗi dòng suối khoáng tại đây sẽ sở hữu những khoáng chất, độ pH, nhiệt độ, khoáng chất vượt trội khác nhau. Các tổ hợp này được thiết kế may đo để trị liệu các vấn đề sức khoẻ và trị liệu riêng biệt.
Và đặc biệt hơn cả là dự án Sofitel Ecopark. Sofitel Ecopark khi hoàn thành sẽ là Sofitel đẹp nhất thế giới theo lời khẳng định của giám đốc vùng của Sofitel và giám đốc thiết kế toàn cầu của Accor. Và “phù thuỷ thiết kế” Bill Bensley đã phải thốt lên rằng “Sofitel Ecopark là công trình khiến tôi tự hào nhất trong 30 năm sự nghiệp thiết kế của mình”
Thiên đường shopping – giải trí – mua sắm mới lạ chưa từng có
Đây là mô hình shopping với mô hình mới lạ chưa từng có tại Việt Nam. Khi đến với phố đi bộ Ecopark, khách hàng sẽ được lạc vào những Châu Âu thủ nhỏ, chèo thuyền mua sắm giữa làng Hà Lan thơ mộng, shopping giữa những phố đi bộ trong nhà. Du khách sẽ được thử lòng dũng cảm khi check-in trên cầu kính pha lê trên độ cao gần 200m. Ngoài ra, du khách cũng có thể thoả thích vui chơi dưới một thiên đường ánh sáng đẹp nhất miền Bắc, shopping dưới những dòng thác khổng lồ và hàng trăm khu vườn xanh giữa mây trời.
Tại phố đi bộ Haven Park, du khách được trải nghiệm mô hình “shopping in the park” – mua sắm trong những con phố chạy dọc công viên, men theo những con suối, dạo bước trên cầu pha lê bắc qua những vườn cây đầy trái chín. Tại phố đi bộ Swanlake là lạc chân vào xứ Phù Tang, thoả thích check-in trên những đại lộ rợp bóng hoa anh đào, những con phố đi qua hầm hoa tử đằng, trải nghiệm những con phố chạy qua 5 khu vườn Nhật tuyệt đẹp.
Tối đến, du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ hoành tráng bởi những những cột nước được phun cao với nhiều tạo hình bắt mắt dưới ánh sáng nhiều màu sắc thay đổi liên tục tại quảng trường ánh sáng liên hoàn rộng 500m2 và màn biểu diễn nghệ thuật ánh sáng từ những toà tháp được dát led dọc theo tuyến phố đi bộ.
Với những điều kể trên, thì trong vòng 2 năm tới những gì du lịch Hà Nội đang còn thiếu thì những “đòn bẩy” tại Ecopark sẽ làm thay da đổi thịt, nâng tầm diện mạo du lịch Hà Nội. Khách hàng đã ghé thăm Hà Nội nhất định phải ghé thăm Ecopark và khách hàng đã ghé thăm Ecopark sẽ ghé thăm tuyến phố đi bộ trên, tận hưởng trải nghiệm du lịch mới lạ chưa từng có.
Không chỉ tại Hà Nội, thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An là điểm đến đầy tiềm năng, thiên đường ẩm thực, danh lam thắng cảnh, lễ hội đặc sắc.. Vừa ra mắt thị trường, Ecopark Vinh hứa hẹn mang tới không gian sinh sống như nghỉ dưỡng 365 ngày. Ecopark Vinh vừa là nơi an cư lạc nghiệp vừa là điểm nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách khi đến thành Vinh, góp phần tăng trưởng du lịch cho tỉnh Nghệ An.
Tìm hiểu thêm: