Tại sao nên đầu tư căn hộ Swan Lake Onsen Ecopark ngay bây giờ?
Đầu tư bất động sản trong thời điểm hiện tại là một cách tuyệt vời để thu về lợi nhuận cao hơn mức lãi suất trung bình, đồng thời cũng đa dạng hoá danh mục đầu tư của bạn. Dịch Covid 19 bùng phát tạo nên những cung bậc thăng trầm của thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn khó khăn này, bất động sản được xem là kênh đầu tư an toàn nhất. Tại Ecopark, dự án Swan Lake Onsen với những lợi điểm độc nhất đã và đang là sản phẩm bất động sản được các nhà đầu tư quan tâm.
Tại sao bất động sản lại là kênh đầu tư an toàn nhất thời điểm hiện tại?
Các kênh đầu tư tại thời điểm hiện tại
Thị trường chứng khoán năm 2020, thời điểm dịch Covid đã phải trải qua nhiều thăng trầm chưa từng thấy. Vào giai đoạn cuối tháng 2, đầu tháng 3 chỉ số VN-index từ mốc 990 điểm đã giảm sâu về sát mốc 650 điểm do những tác động tiêu cực của Covid 19. Sau đó cuối năm 2020, thị trường đã phục hồi ngoạn mục khi vượt mốc 1000 điểm. Đến tháng 1/2021, chỉ số VN-index đã chạm mốc 1.200 điểm, sắp chạm mốc lịch sử là 1204 điểm. Đóng cửa phiên 1/6/2021, VN-Index tăng 9,73 điểm (0,73%) lên 1.337,78 điểm, HNX-Index tăng 0,19% lên 318,47 điểm, UPCoM-Index tăng 0,46% lên 89,18 điểm. Phiên giao dịch 1/6 thị trường mở cửa tiếp đà hưng phấn nhờ giao dịch tích cực của các nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép.
Tuy nhiên, việc thị trường tăng “nóng” khiến nhiều chuyên gia cảnh bảo về khả năng sẽ có đợt điều chỉnh mạnh khi VN-index chạm mốc. Nhà đầu tư chứng khoán không am hiểu thị trường, chạy theo tâm lý đám đông, đầu cơ, lướt sóng nếu chọn sai cổ phiếu, sai thời điểm mua – bán thì khả năng mất trắng khoản tiền lớn chỉ trong vài ngày. Vì vậy, đây là thời điểm để các nhà đầu tư gom tiền từ cổ phiếu, tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các kênh đầu tư an toàn hơn và dễ dàng tăng lợi nhuận hơn.
Kênh đầu tư vàng được cho là biến động mạnh nhất và không ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro khi giá vàng thăng trầm với độ lên xuống cách quãng khá xa. Cùng đó, lãi suất tiền gửi cũng liên tục điều chỉnh giảm mấy đợt, đầu tư vào chứng khoán đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự am hiểu và tính toán kỹ lưỡng. Nhu cầu về một kênh đầu tư sinh lời nhanh, các nhà đầu tư vẫn chọn bất động sản để xuống tiền. Các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dòng tiền sang tài sản an toàn hơn, chấp nhận đầu tư dài hạn
Lợi nhuận từ chứng khoán như biểu đồ hình Sin, mang tính rủi ro, liên tục đi ngang – đi xuống – đi lên. Như vậy, tham gia vào thị trường này, nhà đầu tư chỉ khoảng 30% cơ hội chốt lời. Trong khi nhà đất chủ yếu là đi lên hoặc xấu nhất là đi ngang. Vì vậy việc mang tiền đi đầu tư – chốt lời – mua đất để dành là câu chuyện quá quen thuộc. Bởi lẽ, tâm lý của nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm 1 kênh trú ẩn an toàn và đây là lý do BĐS luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế, nếu đổ tiền vào BĐS trong dài hạn tỷ suất lợi nhuận của nhà đất luôn cao hơn rất nhiều so với các kênh đầu tư khác
Thị trường bất động sản: Nắm chắc kịch bản tích cực
Có thể nói năm 2020 là một “cơn ác mộng” của kinh tế toàn thế giới dưới sự càn quét của đại dịch Covid 19. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, diễn biến thực tế năm qua cho thấy, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. Sự tăng trưởng của thị trường bất động sản ngoài được hỗ trợ trực tiếp từ đầu tư công, hoạt động xuất nhập khẩu được duy trì, còn được góp phần quan trọng từ nguồn vốn FDI.
Theo số liệu từ cục đầu tư nước ngoài ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,3 tỷ USD tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020 (8,55 tỷ USD). Trong đó FDI lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 600 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái (260 triệu USD). GDP trong quý I/2021 tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Giữa tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương, tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm ngoái đã tạo nên nền tảng tích cực cho sự phục hồi kinh tế Việt Nam trong những quý tiếp theo.
Đặc biệt các vấn đề về tín dụng bất động sản, giải ngân có những thay đổi đáng chú ý, nổi bật là cam kết giải ngân đến 157 tỷ đồng trong 4 tháng. Theo các chuyên gia, năm 2021 là một năm tín dụng rất hào phóng cho thị trường bất động sản. Vậy tại sao tiền giải ngân tại ngân hàng tại thời điểm dịch bệnh này lại đổ hết về bất động sản? Thời kỳ như thế này nếu các chủ doanh nghiệp dồn tiền vào sản xuất kinh doanh mà tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp khiến các hoạt động này xảy ra tình trạng đình trệ, không hiệu quả do đó họ mới tìm cách dùng tiền vào một kênh đầu tư an toàn hơn. Đó chính là đầu tư bất động sản trong thời dịch.
Năm nay đang là thời điểm nhiều thông tin quy hoạch mới được công bố, thanh khoản thị trường tăng, kinh tế dần hồi phục, giới chuyên gia đánh giá đây chính là thời điểm thuận lợi nhất trong 5 năm trở lại đây để đầu tư bất động sản. Lý do là bởi đầu tư vào thời điểm này sau đây 3-5 năm nữa giá trị bất động sản sẽ tăng và lúc đấy nhà đầu tư thông minh là những người được hưởng lợi nhiều nhất.
Bất động sản vẫn luôn được đánh giá là kênh đầu tư ưu tiên số 1 đối với các nhà đầu tư tại Việt Nam, bởi với tâm lý chung: chỉ có người sinh thêm, chứ đất không bao giờ sinh thêm. Chính vì thế, đầu tư đất không bao giờ lỗ nhất là trong thời điểm này.
>> Đọc thêm: Lợi ích “3 trong 1” khi sở hữu căn hộ khoáng nóng tại Swan Lake Onsen
Thị trường bất động sản tại Hà Nội
Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến cảnh lượng căn hộ mở bán giảm mạnh. Theo đánh giá của CBRE số lượng căn hộ bán giảm mạnh là do thiếu hụt dự án mới gia nhập thị trường. Hiện nay việc chính phủ rà soát lại quỹ đất cùng siết chặt việc cấp phép song song với đó là sự gián đoạn do ảnh hưởng của Covid 19 đã tác động đến việc ra hàng của các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản.
Việc cấp phép dự án mới ngày càng khó
Nhiều cuộc họp và hội thảo đã chỉ ra rằng, hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch đến quản lý sử dụng đều chậm hoàn thiện, còn chồng chéo. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập cơ chế, chính sách. Đặc biệt, những khó khăn về thủ tục hành chính và sức ép lớn từ việc chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới, trong đó có việc các cơ quan chức năng chậm phê duyệt cấp phép xây dựng dự án, hay tạm dừng các dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra,…là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung.
Tại Hà Nội, quý I/2021 chỉ có 10 dự án được cấp phép sản phẩm đủ điều kiện bán hàng với 5658 căn hộ và 1404 nhà thấp tầng (số liệu từ Sở Xây dựng TP. Hà Nội)
Chi phí giá vốn ngày càng cao
Nếu như trước kia, các dự án chỉ phải đóng thuế nhà đất là thuế khoán thì nay điều này đã thay đổi. Thay vì đóng thuế khoán, thuế đất hiện nay được đóng theo thị trường thứ cấp tức là đóng theo giá đất. Đồng nghĩa với giá đất càng cao thì thuế đất cũng vì vậy mà tăng theo. Điều này khiến giá vốn của các dự án cũng đội lên đáng kể.
Còn một nguyên nhân chính nữa chính là sự tăng giá của nguyên vật liệu. Chi phí thép đầu vào chiếm khoảng 10-15% giá trị toàn công trình tuỳ theo tiêu chuẩn hoàn thiện của toàn dự án. Có thể thấy, thép là NVL chiếm tỷ trọng giá cao nhất trong ngành xây dựng. Với tốc độ tăng 40-50% như thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng các nhà thầu đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, kéo theo giá nhà tăng cao và nguồn cung ít đi. Kèm theo sắt thép, nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, ximăng, gạch đá… “cũng té nước theo mưa” khiến giá thành xây dựng bị đẩy lên. Khi giá thép tăng gấp đôi trong những tháng qua có thể khiến giá trị công trình bị đội lên 18%.
Sự gián đoạn của dịch Covid 19
Trong những năm vừa qua, ngành bất động sản đã có những đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế. Tuy nhiên từ năm 2020, trước những thách thức đặt ra của dịch Covid 19 cũng như kinh tế tăng trưởng chậm lại đã gây ra những tác động đến tình hình thị trường chung tạo ra những điểm nghẽn trên thị trường bất động sản.
Dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước ngoài chưa sôi động. Kể từ khi dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này bị đình đốn. Tình trạng này vẫn tiếp diễn tại một số địa phương trong những tháng đầu năm 2021 do dịch bệnh lây lan trong cộng đồng dẫn đến phải thực hiện cách ly cả khu công nghiệp, ảnh hưởng đến việc đi lại và quyết định đầu tư mới và mở rộng các dự án đầu tư. Đây tuy không được coi là nguyên nhân chính nhưng nó cũng tác động không nhỏ đến thị trưởng bất động sản nói chung.
>> Đọc thêm: Gợi ý những mô hình kinh doanh tiềm năng tại toà tháp Swan Lake Onsen Ecopark
Swan Lake Onsen – Không mua bây giờ thì bao giờ!
Trong thời điểm nguồn cung đang cực kỳ khan hiếm thì khu phía Đông đang dẫn đầu trong những nguồn cung mới từ năm 2020 thay thế ngôi vị số 1 của khu vực phía Tây. Có tới 86% nguồn cung mở bán trong quý vừa qua đến từ các dự án ở phía Đông; trong khi đó, các dự án phía Tây thành phố chỉ chiếm 3,7%.
Từ đây, bất động sản tại khu vực phía Đông Hà Nội sẽ thiết lập mặt bằng giá mới. Hà Nội vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hiện nay bởi giá bất động sản tại đây mới bằng 2/3 giá nhà đất tại Hồ Chí Minh. Trong khi thị trường BĐS Hà Nội đang ở thời kỳ tăng trưởng gần giống HCM cách đây 2-3 năm. Nếu cách đây 5 năm, thị trường bất động sản Hà Nội luôn cao hơn Tp.Hồ Chí Minh thì tình hình nay đã đảo ngược khi giá BĐS Hà Nội chỉ bằng 2/3 tp. Hồ Chí Minh.
Nguồn cung bất động sản giảm kéo theo thị trường 3 năm liên tiếp sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm khiến giá bất động sản tăng. Song song với đó, đồ án quy hoạch sông Hồng vừa được công bố, cùng hàng loạt công trình giao thông lớn đã hoàn thiện cộng thêm sự khan hiếm nguồn cung khiến thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội tăng nhiệt. Vậy đây chính là thời điểm hoàn hảo nhất để bạn đầu tư vào bđs phía Đông, điển hình là dự án căn hộ khoáng nóng Swan Lake Onsen tới đây.
Trong số những dự án hiếm hoi đã được cấp phép ở phía Đông Hà Nội trong đó có Swan Lake Onsen đang là dự án nổi bật nhất bởi nó sở hữu vô vàn những lợi điểm độc đáo hấp dẫn nhà đầu tư. Swan Lake Onsen nằm trong phân khu Innovation District phía Tây thuộc KĐT Ecopark, nằm dọc theo công viên Hồ Thiên Nga, trung tâm của Ecopark. Dự án này là sự kết hợp của tập đoàn Ecopark cùng đại gia bất động sản Nhật Bản Nomura với 5 toà tháp cao cấp trong đó là 3000 căn hộ.
Những lợi điểm độc nhất để đầu tư tại dự án Swan Lake Onsen Ecopark có thể kể đến như:
- Vị trí phía Đông Hà Nội, điểm sáng nhất trong quy hoạch, đầu tư hạ tầng trong 1-5 năm tới.
- Toạ lạc tại KĐT có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới, đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, hoàn chỉnh đầy đủ các phân khu chức năng, KĐT duy nhất tại miền Bắc đúng chuẩn cộng đồng quốc tế.
- Căn hộ sở hữu dòng khoáng nóng để ở và đầu tư đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á.
- Sản phẩm căn hộ đầu tư sinh lời cao nhất thị trường.
- Nằm tại trung tâm tuyến phố đi bộ dài 7,5km và đối diện quận CBD Ecopark.
Với những lợi điểm độc nhất trên Swan Lake Onsen Ecopark hứa hẹn sẽ là dự án đáng đầu tư nhất miền Bắc tại thời điểm này mang đến một kênh đầu tư an toàn, nằm chắc phần thắng. Đầu tư Swan Lake Onsen Ecopark ngay bây giờ mang lại tiềm năng sinh lời cực hấp dẫn.
> Chi tiết dự án tham khảo: Swan Lake Onsen Ecopark