“Siêu sân bay” Long Thành – “cú hích” tạo động lực tăng tốc kinh tế thần kỳ tầm nhìn năm 2025

Với tổng diện tích đất 25.000 ha, riêng cảng có diện tích 5.000 ha, mức đầu tư khổng lồ, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng, dịch vụ và tiện ích phụ trợ, trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia và khu vực. Dự án siêu sân bay quốc tế Long Thành được dự báo là “cú hích” tạo động lực tăng tốc kinh tế thần kỳ tầm nhìn 2025 cho cả nước.

Tiềm năng của “siêu sân bay” Long Thành

Việt Nam đang là đất nước được đánh giá là có vị thế địa – kinh tế, địa – chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí là trung tâm của ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá trong khu vực.

Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.

Chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có một sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay quốc tế Long Thành  được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước.

Siêu sân bay Long Thành có thể đón đến 100 triệu lượt khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá

Sân bay quốc tế Long Thành có 3 giai đoạn và giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, Cảng hàng không quốc tế Long Thành hứa hẹn trở thành trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại tại khu vực Đông Nam Á.

Thời điểm này, sân bay Long Thành có công suất phục vụ khoảng 25 triệu lượt hành khách/năm. Khi hoàn thành xây dựng toàn bộ, sân bay Long Thành có công suất phục vụ 100 triệu lượt hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.

>> Đọc thêm: Khám phá tiềm năng “vàng” đầu tư BĐS Nhơn Trạch trong năm 2023

Động lực tăng trưởng thế kỷ

Được thiết kế để đạt cấp 4F, mức cao nhất theo tiêu chuẩn của ICAO, sân bay Long Thành dự kiến trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của cả khu vực và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, sân bay có thể giải quyết điểm tắc nghẽn về đường hàng không bấy lâu nay, khơi thông thêm dòng vốn đầu tư và du lịch.

Các dự án hạ tầng lớn như sân bay luôn mang tới một lực đẩy rất lớn, nâng tầm diện mạo đô thị. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, du lịch giải trí sẽ nhận được nhiều cơ hội phát triển và một cộng đồng dân cư sầm uất sẽ dần hình thành. Tiêu biểu có thể kể đến trường hợp tăng tốc mạnh mẽ của Đà Nẵng, Phú Quốc ngay sau khi có cảng hàng không quốc tế.

Thế giới đã chứng kiến khá nhiều mô hình đô thị sân bay thành công, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế và thương mại, du lịch của địa phương. Đơn cử, sân bay Amsterdam Schiphol của Hà Lan có khu vực mua sắm lớn, mang lại nguồn thu không nhỏ.

sân bay Long Thành tăng tốc kinh tế
Hạ tầng giao thông phía Đông được đầu tư mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu Sân bay Long Thành. Ảnh đồ họa

Sân bay Long Thành cùng với hàng hoạt trục giao thông kết nối với các khu vực đô thị, kinh tế khác được nhận định sẽ tạo động lực đầu tư và phát triển kinh tế mạnh mẽ cho vùng Đông Nam Bộ. Thêm nữa, việc phát triển cảng hàng không quốc tế sẽ dẫn đến phát triển các dự án thành phần để hỗ trợ hoạt động hàng không như kho bãi, giao thông hạ tầng, dịch vụ và đô thị vệ tinh… làm tăng nhu cầu sử dụng đất.

Theo Savills, trước đây, tỉnh Đồng Nai có xu hướng tập trung vào công nghiệp, công nghiệp dịch vụ thì nay cần vươn lên một nấc thang mới, mang tính quốc tế hơn, toàn cầu hơn, ví dụ như phát triển chuỗi công nghiệp khép kín từ sản xuất, hậu cần, kho bãi, vận chuyển đến các cảng nước sâu và đi ra thế giới.

>> Đọc thêm: “Siêu sân bay” quốc tế Long Thành – TOP sân bay được mong chờ nhất thế giới

Đất nước sẽ “cất cánh” với siêu sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành nằm trong top 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới. Việc khởi công dự án cho thấy Đảng, Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, trong đó có hệ thống đường cao tốc, cảng biển và hạ tầng vận tải hàng không. “Chỉ khi cơ sở hạ tầng tốt và hiện đại thì kinh  tế mới có thể cất cánh mạnh mẽ”, tờ Tiền phong bình luận.

sân bay Long Thành tăng tốc kinh tế
Sân bay Long Thành được ngóng chờ từng giờ nằm trong TOP những sân bay được mong chờ nhất thế giới theo bình chọn của CNN

Còn theo tờ Giao thông, khi đưa vào khai thác, sân bay này có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP từ 3 – 5%. Sau đó, việc kết nối giao thông với sân bay Long Thành một cách đồng bộ sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy cơ cấu kinh tế mới thiên về sản xuất dịch vụ, tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho cả vùng Đông Nam Bộ và cả nền kinh tế.

Những chuyến bay cất cánh từ sân bay Long Thành vào năm 2025 được kỳ vọng sẽ là sự “cất cánh” cả, tăng tốc về cả kinh tế, xã hội, sự phát triển của một vùng đất phía Nam. Khi sân bay Long Thành đi vào khai thác, tình trạng quá tải, ùn tắc cả trên trời lẫn dưới đất ở Tân Sơn Nhất sẽ không còn.

>> TÌm hiểu thêm dự án gần sân bay Long Thành: Eco Village Saigon River

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   
096.775.8686