Thị trường nhà đất TP. HCM đã bắt đầu hạ nhiệt

Theo báo cáo mới nhất về tình hình nhà đất của TP.HCM 6 tháng đầu năm (01/2018 – 06/2018) của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA), thì thị trường nhà đất đã có dấu hiệu sụt giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu sự chấm dứt của đợt tăng trưởng nóng trong năm 2017 của bất động sản TP.HCM.

Thị trường BĐS TP.HCM đã có dấu hiệu giảm nhiệt
Thị trường BĐS TP.HCM đã có dấu hiệu giảm nhiệt

Ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trên giá và số dự án ra mắt

Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP. HCM, thì trong 6 tháng đầu năm 2018, số dự án đủ điều kiện huy động vốn đưa ra thị trường TP. HCM là 29 dự án, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Số căn hộ chào bán ra thị trường là 9.174 căn (gồm có 8.690 căn hộ chung cư và 484 căn nhà thấp tầng), giảm 44,5% (trong đó, cao cấp 3.828 căn, giảm 25,9%; trung cấp 3.465 căn, giảm 32,6%; bình dân 1.881 căn, giảm 69,7%).

Như vậy, đã có sự sụt giảm đáng kể trong lượng căn hộ chào bán ra thị trường, đặc biệt ở phân khúc bình dân (lên đến gần 70%).

Giá bán giai đoạn nửa đầu năm 2018 cũng bị tụt giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, được biết là do ảnh hưởng từ vụ cháy chung cư Carina Plaza.

Sẽ không xảy ra bong bóng bất động sản tại TP.HCM

Nhận định chung về tình hình thị trường, HoREA nhấn mạnh sẽ không xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản tại khu vực này, do dấu hiệu leo thang của giá và số căn hộ đang có xu hướng sụt giảm mạnh.

Đồng thời, cơ quan nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng và bong bóng bất động sản, qua nhiều các công cụ quản lý như công cụ về thuế, công cụ về tín dụng, công cụ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản.

BĐS tăng trưởng nóng tại một số khu vực ở TP.HCM
BĐS tăng trưởng nóng tại một số khu vực ở TP.HCM

“Sốt giá ảo” vẫn đang xảy ra tại một số các khu vực

Trái với tình trạng giảm nhiệt chung của thị trường, một số khu vực huyện tại TP.HCM vẫn còn xảy ra tình trạng sốt giá ảo. Qua phân tích biến động về đất đai từ số liệu giao dịch đăng ký cấp sổ đỏ của Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho thấy khối lượng giao dịch tăng mạnh tại huyện Cần Giờ (tăng 83,1%), huyện Củ Chi (tăng 52,2%), quận 9 (tăng 29,5%) – đây là những điểm nóng về cơn sốt ảo giá đất nền vừa qua.

Theo đánh giá của HoREA, tình trạng sốt đất này xảy ra do các cơ quan nhà nước chưa kiểm soát được tình trạng cung – cầu bất động sản, và chưa cung cấp đủ thông tin về tình trạng cung cầu, khiến cho các dòng sản phẩm phân khúc cao cấp, phân khúc bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng, đặc biệt là condotel và đất nền, đất nông nghiệp tại một số khu vực rơi vào tình trạng cung cầu lệch pha, tạo lợi thế cho các cò đất đẩy giá lên cao.

Ngoài ra, hiện tượng sốt đất ảo này còn xảy ra do sự xuất hiện của một lượng lớn cò đất chuyên nghiệp, dân đầu cơ và các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, chuyên làm giá, thổi giá, tạo sóng, lướt sóng, đẩy giá ảo lên rất cao so với giá trị thực của bất động sản để trục lợi. HoREA chia sẻ, các cơ quan Nhà nước cần có biện pháp và chế tài xử phạt nghiêm khắc cho nhóm đối tượng này.

Tham khảo thêm thông tin về


 

 

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   

Leave a comment

Required fields are marked

096.775.8686