Sân bay quốc tế Phú Quốc

Sân bay Phú Quốc kể từ khi đi vào hoạt động vào tháng 12/2012 đã trở thành bệ phóng cho du lịch Phú Quốc. Hòn đảo xinh đẹp này đã đón nhận những con số ngoạn mục về mức độ tăng trưởng du lịch với lượng du khách liên tục tăng.

Sân bay Quốc tế Phú Quốc

Sân bay Phú Quốc đi vào hoạt động là một bước tiến cho sự phát triển Phú Quốc cất cánh trong tương lai. Đây chính là quyết tâm của chính phủ đưa Phú Quốc thành Đặc Khu Kinh tế. Sân bay Phú Quốc mới chính là Cảng Hàng Không Quốc Tế Phú Quốc, với vai trò là một sân bay tầm cỡ quốc tế hàng ngày đón nhận hàng chục lượt chuyến bay trong và ngoài nước bay thẳng đến đây. Tương lai sân bay Phú Quốc phải đón nhận hàng trăm chuyến bay mỗi ngày với số lượng đăng ký của các hãng đang tăng lên.

  • Tên tiếng Anh: Phú Quốc International Airport (PQIA)
  • Địa chỉ: Xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: (0773) 3.848.077
  • Fax: (0773) 3.846.693
  • Mã cảng hàng không (code): PQC
  • Nhà ga hành khách (Passenger Terminal ): 24.325 m2;
  • Đường hạ cất cánh (Runway): dài: 3.000m, rộng 45m, lề đường: 2x15m.
  • Sân đỗ tàu bay (Apron): 33.400 m2 với 8 vị trí đỗ tàu bay.
  • Giờ phục vụ: 12/24h và theo yêu cầu

Vị trí sân bay Phú Quốc

Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc nằm ở phía Nam của đảo Phú Quốc, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Bắc. Phía Bắc giáp ấp Suối Mây, phía Nam sân bay giáp ấp Dương Tơ, phía Đông giáp xã Hàm Ninh, phía Tây giáp với bờ biển (cách khoảng 900m).

Phú Quốc – Hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cùng với 22 đảo nhỏ ở xung quanh tạo thành huyện đảo Phú Quốc, trực thuộc tỉnh Kiên Giang, diện tích khoảng 593 km2, Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan cách thành phố Rạch Giá 120km, cách Thị Xã Hà Tiên 45km, Phú Quốc là huyện đảo có diện tích và dân số lớn nhất trong 12 huyện đảo của nước ta, diện tích tương đương Singapore, có tiềm năng và lợi thế phát triển rất đa dạng.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là cửa ngõ thông thương của kinh tế quốc tế của đảo ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và khu vực biên giới biển đảo phía Nam. Do đó Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, vùng biển bảo phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng Phú Quốc với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời là trung tâm giao thương với các vùng trong nước, khu vực và quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, Phú Quốc phải xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, trước hết là sân bay quốc tế.

Sân bay Phú Quốc – Quá trình phát triển

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện là Cảng hàng không quốc tế đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư bằng 100% nguồn vốn của doanh nghiệp (trước đây là Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) được khánh thành và đưa vào khai thác từ ngày 15/12/2012, với cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay hiện đại như Boeing 777, Boeing 747 – 400 và tương đương.

Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc luôn duy trì tốc độ phát triển cao và ổn định. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã đạt sản lượng trên 1 triệu lượt hành khách, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư của huyện đảo Phú Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực phía nam Tổ quốc.

Sân bay Phú Quốc – cơ sở hạ tầng

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 8 vị trí đậu cho máy bay A320- A321 vào giờ cao điểm với diện tích 39.400m2; nhà ga hành khách có diện tích 24.325 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm; có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác.

Theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, tiếp nhận 3.500 khách/giờ.

  1. Đường cất hạ cánh (CHC) sân bay Phú Quốc

Cao độ đầu đường hạ, cất cánh đầu Tây được chọn là 4 m sau đó vuốt dốc lên 0,8% và tiếp theo là 0,593%. Cao độ tối thiểu 4 m bảo đảm cho bề mặt khu bay không bị ảnh hưởng của thủy triều và bị ngập lụt. Cao độ đầu đường hạ cất cánh đầu Đông được chọn là 7 m sau đó vuốt dốc lên trong giới hạn cho phép. Với việc lựa chọn như vậy độ dốc dọc trung bình của đường HCC là 0,1%, nằm trong giới hạn cho phép và cũng bảo đảm được khối lượng đào đất lớn hơn khối lượng đắp đất trong một khoảng hợp lý.

  1. Sân đỗ tàu bay: Kích thước 390m x 109m

– Sân đỗ tàu bay bố trí cho 5 vị trí cho B747-400 hoặc 8 vị trí đỗ cho: 1 B747-400 + 3 A320/A321 và 4 ATR-72 hoặc tương đương.

– Phương thức vận hành sân đỗ: tự lăn vào, đẩy ra bằng xe kéo đẩy tàu bay;

– Kích thước: 390m x 109m; – Bề mặt: bê tông xi măng;

– Sức chịu tải của sân đỗ: PCN= 62/R/B/X/T (có khả năng đáp ứng cho tàu bay loại B747-400 trở xuống và các tàu bay có tính năng, kích thước, trọng tải cất cánh tương đương);

– Sân đỗ dùng chung cho tàu bay thương mại và hàng hóa;

– Trên sân đỗ có các neo đã được thiết kế sẵn nhằm đáp ứng nhu cầu neo tàu bay A320/A321, F-70 và ATR-72 khi có bão, lốc xảy ra.

– Hệ thống đèn tín hiệu khu bay: Đèn tiếp cận đường HCC, PAPI và toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu cho cho đường HCC, đường lăn.

– Hệ thống thoát nước cho đường HCC, đường lăn và sân đỗ : mương, cống thoát nước mặt và thoát nước ngầm.

– Hệ thống hỗ trợ tiếp cận hạ cánh chính xác (ILS): gồm 2 bộ, mỗi bộ cho mỗi đầu đường HCC (bao gồm 1 đài Localizer, 1 đài Glidepath) cung cấp tiếp cận hạ cánh chính xác cho máy bay.

– Các công trình khí tượng và dẫn đường: RVR, AOS, LLWAS, đo trần mây… được trang bị tại các vị trí trong khu vực đường HCC.

– Đường khu bay: Hệ thống đường công vụ khu bay, đường vành đai khu bay. Để bảo đảm an toàn giao thông và khả năng di chuyển các phương tiện dịch vụ cho khu vực hàng hóa và bảo trì CHK, thiết kế độ dốc dọc cho đường công vụ CHK được giới hạn tối đa 5% cho đường khu mặt đất CHK và tối đa 3% cho đường phía khu bay.

Sân bay Phú Quốc – Nhà ga hành khách

Nhà ga hành khách được thiết kế để khai thác phục vụ hành khách trong nước và quốc tế và được thiết kế với mô hình nhà ga 02 cao trình đi và đến tách biệt. Hoạt động khai thác của nhà ga kết nối giữa giao thông từ khu vực công cộng phía trước nhà ga và khu vực hành lang đến các phòng chờ bay tạo luồng di chuyển hành khách một chiều có công suất cao.

Với mục tiêu tạo được dây chuyền mạch lạc rõ ràng nhằm tăng tối đa sự thoải mái và tiện lợi cho hành khách, hai khu vực chức năng của nhà ga được bố trí tách biệt nhau và ở về hai phía của mặt bằng nhà ga. Nhà ga quốc tế được bố trí ở nửa phía đông và nửa phía tây còn lại bố trí nhà ga trong nước.

– Tổng diện tích sàn sử dụng : 24.325 m2.

  1. Tầng 1

Tầng 1 được bố trí phục vụ hành khách đến quốc tế và quốc nội. Sau thềm đến là đường dẫn vào sảnh chính lớn, giữa thềm ga đến bố trí cầu thang phục vụ cho hành khách và người đón tiễn đi lên khu vực sảnh đi tại tầng 2. Thềm nhà ga liên tục với sảnh đến phía trong bằng khu vực sân vườn cây xanh tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho hành khách khi vừa đến nhà ga. Bên trong sảnh chính, ga đến quốc tế được bố trí ở phía đông và ga đến trong nước được bố trí ở phía tây.

Khu vực xử lý phân loại hành lý đi quốc tế và trong nước được bố trí giữa tầng 1 nhà ga tiếp xúc với sân đậu máy bay thuận tiện cho vận chuyển hành lý ra máy bay, bên cạnh bố trí các phòng kỹ thuật và các khu vực phục vụ hoạt động của nhà ga.

Các khu vực chức năng phục vụ hành khách đến được bố trí hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu khai thác, an ninh, an toàn: khu vực xếp hàng cho khách kiểm tra thủ tục nhập cảnh bố trí ngay sau cửa hành khách đến, sau khu vực này là khu vực băng chuyền hành lý. Tại đây, trong khi chờ lấy hành lý hành khách có thể mua sắm tại các quầy dịch vụ trước khi ra khu vực kiểm tra thủ tục hải quan.

Khu vực hành lý thất lạc cũng được bố trí thuận tiện ngay sau băng chuyền hành lý đến để hành khách có thể liên hệ khi cần thiết. Sau khu vực kiểm tra hải quan, hành khách có thể gặp người thân và sử dụng các dịch vụ tại khu vực sảnh đến như đổi tiền, ăn uống, dịch vụ khách sạn, phương tiện đi lại, thông tin cần biết… trước khi rời sân bay. Mặt bằng ga trong nước được bố trí tương tự như ga quốc tế, không có khu vực kiểm tra thủ tục nhập cảnh và thủ tục hải quan đến.

Trong giai đoạn đầu khai thác, khu vực chờ lấy hành lý quốc tế bố trí 01 băng chuyền và quốc nội bố trí 02 băng chuyền hành lý. Cảng hàng không Phú Quốc sẽ được trang bị thêm 01 băng chuyền hành lý quốc tế khi lượng hành khách thông qua tăng, đạt mức yêu cầu trang bị mới.

2. Tầng 2

Nằm chung cao trình với đường tầng và thềm ga đi, tương tự như tầng 1, tầng 2 được bố trí phục vụ hành khách đi quốc tế và quốc nội. Sau thềm đi là lối vào sảnh chính lớn, ga đi quốc tế được bố trí ở phía đông và ga đi trong nước được bố trí ở phía tây.

Khu vực quầy làm thủ tục hàng không được bố trí trực diện ngay sau khu vực sảnh đi, qua cửa kiểm tra an ninh hàng không tạo thuận tiện cho hành khách khi làm thủ tục. Hành lý ký gửi sẽ theo hệ thống băng chuyền xuống khu vực xử lý hành lý đi tại tầng trệt trước khi đưa ra máy bay.

Khu vực sảnh đi được bố trí ngay sau sảnh thủ tục (qua khu vực công an cửa khẩu đối với khách quốc tế), rộng rãi, tầm nhìn bao quát. Bố trí xen trong khu vực này là hệ thống dịch vụ phục vụ hành khách như gồm thức ăn nhanh, giải khát, cửa hàng miễn thuế (đối với khách quốc tế) và hàng lưu niệm…

Qua khu vực soi chiếu, kiểm tra hành lý xách tay, hành khách sẽ vào khu vực phòng đợi trước khi xuống phòng đợi ra máy bay bằng cầu thang cuốn và thang bộ. Phòng đợi cho hành khách được bố trí rộng rãi, tầm nhìn rộng ra phía sân đậu máy bay và toàn cảnh khu bay của Cảng hàng không. Phòng phục vụ khách thương gia được bố trí ở hai đầu nhà ga nơi có tầm nhìn rộng và thuận tiện cho giao thông ra máy bay, tạo sự thoải mái và tiện nghi cho khách CIP.

Trong giai đoạn 1 (thiết kế đến năm 2020 với công suất 2,65 triệu hành khách/năm) 8 vị trí đậu máy bay sẽ được đưa vào khai thác, trong đó có 1 vị trí cho máy bay cỡ lớn B777 hoặc tương đương, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ A321/320, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ nhỏ ATR72 và chưa trang bị ống lồng.

3. Quy mô nhà ga hành khách chính:

– Nhà ga hành khách có 02 cao trình, đi và đến tách biệt, ga đến tại tầng một, ga đi tại tầng 2. Nhà ga quốc tế được bố trí ở nửa phía Đông, nhà ga nội địa được bố trí ở nửa phía Tây;

– Tổng diện tích sàn tầng 2 là 11.150m2; tổng diện tích sàn tầng 1 là 13.026m2;

– Ga quốc tế có diện tích: đi 5.433 m2, đến 6.097 m2;

– Ga nội địa có diện tích: đi 4.716 m2, đến 4.625 m2;

– Có 36 quầy làm thủ tục checkin cho hành khách ( 18 quốc tế, 18 nội địa)

– Giai đoạn đầu bố trí 10 máy soi chiếu an ninh ( 06 quốc tế, 04 nội địa)

– Có 03 băng chuyền hành lý đến ( 01 quốc tế, 02 nội địa).

Các đường bay từ sân bay Phú Quốc

Hiện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang có các đường bayđi/đến do các hãng hàng không sau đây đang khai thác:

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA):

– Đường bay TPHCM – Phú Quốc – TPHCM : mỗi ngày có 20 Lần chuyến.

– Đường bay Phú Quốc – Cần Thơ – Phú Quốc : mỗi ngày 2 Lần chuyến.

– Đường bay Phú Quốc – Rạch Giá – TPHCM : mỗi ngày 2 Lần chuyến.

– Đường bay TPHCM – Rạch Giá – Phú Quốc : mỗi ngày 2 Lần chuyến.

Hãng hàng không AirMekong:

– Đường bay Hà Nội – Phú Quốc – Hà Nội : mỗi ngày có 4 Lần chuyến.

– Đường bay TPHCM – Phú Quốc – TPHCM : mỗi ngày có 10 Lần chuyến.

Hãng hàng không Vietjet Air :

– Đường bay TP.HCM – Phú Quốc – TP.HCM : mỗi ngày có 7 Lần chuyến.

– Đường bay Phú Quốc – TPHCM – Phú Quốc : mỗi ngày có 7 Lần chuyến.

Sân bay Phú Quốc – định hướng phát triển:

Giai đoạn: 2012 -2020: Dự kiến từ 510.000 hành khách đến 2.650.000 hành khách /năm;

Giai đoạn: 2020 – 2030: Dự kiến phục vụ 7.000.000/ năm

Các đường bay dự kiến:

Các đường bay quốc tế sẽ chủ yếu tập trung vào đường bay du lịch nối Phú Quốc với Singapore, Hongkong, Thailand, Malaysia phục vụ cho nhu cầu luân chuyển khách du lịch trọn gói đến Phú Quốc như 1 điểm đến mới trong chương trình trọn gói của các công ty lữ hành có nguồn khách lớn và ổn định. Một số đường bay kết nối Phú Quốc với các nước không có biển hoặc có mùa đông dài, có lượng khách doanh thu cao với nhu cầu tránh đông, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, dưỡng lão từ châu Âu như Nga, Đông Âu, Tây âu, từ Bắc Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan cũng có tính khả thi cao với loại hình bay charter, hoặc bay trực tiếp đến Phú Quốc.


Tìm hiểu thêm các dự án Sun Gruop tại Phú Quốc:

Xem thêm: Phú Quốc có thêm nhiều đường bay quốc tế mới trong 2 tháng cuối năm 2017

Bạn có thể quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
   

Cùng chuyên mục

   

Leave a comment

Required fields are marked

096.775.8686